1.    Thủ tục đóng cửa VPDD bao gồm những quy trình, hồ sơ, giấy tờ như thế nào ạ?

2.    Thủ tục thành lập chi nhánh và chức năng của chi nhánh cần những điều kiện cụ thể gì?

Vd: chi nhánh được phép kinh doanh những mặt hàng gì? Có thể kinh doanh những ngành nghề của công ty mẹ được không ạ?

3.    Nếu muốn thành lập công ty con thì công ty con sẽ có những đặc điểm gì, có thể kinh doanh những mặt hàng gì, có thể bao gồm cả những mặt hàng của công ty mẹ được không ạ?

Em cảm ơn luật sư.

Người gửi: Nguyen Lan

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162

Thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi.

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Về thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện: Theo quy định tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp và Điều 27 Thông tư 14/2010/TT-BKH của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, để làm thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện, công ty mẹ của bạn hiện đang có trụ sở tại Nhật Bản phải tiến hành làm một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

1. Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện về việc đóng cửa văn phòng đại diện;

2. Kèm theo Thông báo là Quyết định của Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (nếu công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên); Quyết định của Hội đồng thành viên (nếu công ty mẹ là công ty TNHH hai thành viên trở lên); Quyết định của Hội đồng quản trị (nếu công ty mẹ là công ty cổ phần); Quyết định của các thành viên hợp danh (nếu công ty mẹ là công ty hợp danh) về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện ;

 Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện sẽ nhận thông báo, nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và thu lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện.

1. Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty mẹ là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu công ty mẹ là công ty Hợp danh), Hội đồng quản trị (nếu công ty mẹ là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu công ty mẹ là công ty TNHH 1 thành viên) về việc đóng cửa Văn phòng đại diện của công ty;

2. Xác nhận không nợ thuế theo Quyết toán đã duyệt đến thời điểm đóng cửa Văn phòng đại diện ( Vì trong trường hợp của bạn, trụ sở Văn phòng đại diện ở khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính của công ty mẹ);

3. Giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố về việc Văn phòng đại diện đã nộp con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu Văn phòng đại diện (trong trường hợp Văn phòng đại diện của bạn chưa khắc con dấu);

4. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ;

5. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện.

Về thủ tục thành lập chi nhánh và chức năng của chi nhánh:

- Thứ nhất , là thủ tục thành lập chi nhánh: Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 43/2010 về đăng ký doanh nghiệp quy định về việc đăng ký hoạt động chi nhánh thì khi thành lập chi nhánh, công ty mẹ tại Nhật Bản phải gửi thông báo lập chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, nội dung thông báo gồm:

1.  Mã số công ty mẹ;

2.  Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty mẹ;

3. Tên chi nhánh dự định thành lập;

4.  Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;

5.  Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh;

6.  Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có:

- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên (nếu công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (nếu công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), của Hội đồng quản trị (nếu công ty mẹ là công ty cổ phần), của các thành viên hợp danh (nếu công ty mẹ là công ty hợp danh) về việc thành lập chi nhánh;

- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh;

Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 07 ngày làm việc.

 Trường hợp công ty mẹ lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, công ty mẹ phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Thứ hai, về chức năng của chi nhánh: Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2005 về Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, nếu công ty bạn thành lập chi nhánh thì chi nhánh này hoàn toàn được phép kinh doanh những ngành nghề của công ty mẹ.

> Về những đặc điểm của công ty con: Theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì công ty con khi thành lập sẽ có những đặc điểm sau:

- Công ty con được thành lập dựa trên cơ sở sở hữu vốn từ công ty mẹ. Theo đó, công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư phần vốn góp chi phối vào công ty con. Tùy theo pháp luật của mỗi nước và điều lệ của từng công ty quy định mà mức chi phối được thể hiện ở tỷ lệ vốn góp là khác nhau. Ở Việt Nam, công ty mẹ sẽ chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;

- Công ty con sẽ do công ty mẹ năm giữ quyền chi phối, kiểm soát. Việc kiểm soát, chi phối của công ty mẹ thể hiện ở việc tác động tới các quyết định quan trọng của công ty con thông qua người đại diện phần vốn góp hay người trực tiếp quản lý phần vốn của công ty mẹ tại công ty con (các thành viên Hội đồng quản trị). Theo đó, công ty mẹ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con và có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty con.

- Công ty con được thành lập có thể tiếp tục đầu tư vào các công ty con khác.

- Khi phát sinh nghĩa vụ tài sản, thì công ty con sẽ tự chịu trách nhiệm độc lập và công ty mẹ không bị ràng buộc hay chịu trách nhiệm liên đới đối với các nghĩa vụ tài sản này.

Theo quy định của pháp luật, công ty con hoàn toàn có thể kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký, có thể bao gồm cả những mặt hàng của công ty mẹ nếu được công ty mẹ cho phép.

Chúc bạn mau chóng tìm ra được lựa chọn phù hợp!

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP

---------------------------------------

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN: