1. Dân chủ trực tiếp là gì?

Dân chủ là chế độ chính trị xuất hiện từ xa xưa ngay cả khi chưa hình thành Nhà nước. Khái niệm dân chủ thuở sơ khai được hiểu là việc làm dân chủ của người dân đối với lãnh thổ đang sinh sống, xuất phát từ những nhu cầu trong xã hội, người dân lập ra Nhà nước, giao cho Nhà nước quyền đại diện cho nhân dân để quản lý xã hội.

Một cách chung nhất, dân chủ trực tiếp là một hệ thống cho phép tất cả các bên tham gia đều có tiếng nói trong quá trình ra quyết định, thông qua việc tự mình bỏ phiếu, về bất kỳ vấn đề gì được đưa ra. Khi nói về thể chế, dân chủ trực tiếp là chế độ dân chủ mà trong đó:

- Công dân tham gia trực tiếp, liên tục và không qua trung gian, vào tiến trình ra quyết định tối cao.

- Ranh giới giữa tầng lớp cai trị và tầng lớp bị trị bị xóa bỏ

- Ranh giới giữa chính quyền và xã hội dân sự bị xóa nhòa.

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ đơn giản, sơ khai nhất, được hiểu là sự thể hiện ý chí của công dân đối với các vấn đề của đất nước mà không cần thông qua bất cứ một tổ chức nào. Các hình thức của dân chủ trực tiếp ở một số quốc gia hiện nay có thể kể đến là bầu cử, ứng cử Quốc hội, trong các cuộc trưng cầu dân ý, đối thoại trực tiếp giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, ...

Ví dụ: Tất cả công dân đủ điều kiện trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng, đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.

2. Ưu điểm của dân chủ trực tiếp

Hình thức dân chủ trực tiếp là phương thức cơ bản biểu đạt rõ ràng nhất ý chí của người dân tới Nhà nước. Pháp luật quy định Nhà nước phải có trách nhiệm công khai, minh bạch mọi thông tin từ các hoạt động quản lý Nhà nước. Đều được người dân tiếp cận, nắm bắt qua thông báo của địa phương, qua tivi, sách báo, đài,… và các phương tiện truyền thông khác.

Cho phép nhân dân lấy lại quyền lực của mình từ các đảng phái chính trị hoặc từ những quan chức được bầu ra để bảo đảm việc thực thi quyền lực đó vì lợi ích của đa số công chúng chứ không phải vì lợi ích của một nhóm hay một cá nhân trong xã hội. Cho phép nhân dân quyết định và kiểm soát con đường phát triển của đất nước.

Thúc đấy tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là của cơ quan lập pháp. 

Buộc các nhà chính trị phải có sự cạnh tranh (uy tín, ảnh hưởng), qua đó nâng cao trách nhiệm của họ với dân chúng. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị, tái lập chính thể dân chủ đại nghị.

Cử tri được bàn bạc trực tiếp để đi đến thống nhất các quyết sách, chương trình hành động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.... theo biểu quyết đa số.

Mọi công dân bình đẳng không phân biệt giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội ... ; tập trung được nhiều ý kiến hay, quý báu từ nhân dân để Đảng, Nhà nước xây dựng luật, các chính sách; phát huy được tinh thần tự quản của nhân dân. Mang tính quần chúng rộng rãi.

Qua đó, hình thức dân chủ trực tiếp người dân có quyền nêu ra quan điểm, ý kiến cá nhân mà không phải thông qua bất kỳ một tổ chức nào, không bị cản trở, chi phối bởi những tổ chức đó. Dân chủ trực tiếp thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân tới Nhà nước mìn

3. Hạn chế của dân chủ trực tiếp

Bên cạnh những ưu điểm, dân chủ trực tiếp cũng có một số nhược điểm cụ thể:

- Nước ta có quy mô dân số đông và đang trên đà tăng trưởng. Việc quản lý dân cư đối với các cấp chính quyền cũng là vấn đề luôn cần phải quản lý sát sao.

- Dân số đông, dân tộc, tôn giáo đa dạng, cần phải có những tổ chức để tập hợp, đại diện cho người dân để nêu ra ý kiến hay còn gọi là dân chủ gián tiếp.

- Hình thức dân chủ trực tiếp chỉ được triển khai khi có những sự kiện lớn như bầu cử Quốc hội.

- Tốn kém (chi phí tổ chức bỏ phiếu, trưng cầu ý dân, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân). Các quyết định do người dân đưa ra có thể bị chi phối bởi chính quyền, các đảng phái chính trị và giới truyền thông.

- Có thể rất hình thức nếu không thu hút được sự quan tâm của đông đảo dân chúng.

- Có thể đe dọa quyền của các nhóm thiểu số và gây thêm chia rẽ trong xã hội.

- Làm cho quá trình ra quyết định về các vấn đề của đất nước và cộng đồng chậm lại.

- Phạm vi hẹp, chỉ ở tầm vi mô, ban đầu. Phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân.

4. Hình thức của dân chủ trực tiếp tại Việt Nam

Hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp còn có nhiều quan niệm khác nhau xuất phát từ góc độ tiếp cận. Tuy nhiên, về cơ bản, khoa học chính trị và pháp lý Việt Nam có sự đồng thuận tương đối trong việc thừa nhận những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến nhất gồm: bầu cử, bãi miễn đại biểu, trưng cầu ý dân, thực hiện quyền sáng kiến lập pháp; bỏ phiếu toàn dân và lấy ý kiến có tính quyết định tại cơ sở.

Bên cạnh đó, một số hình thức khác thể hiện ý chí của công dân cũng mang dấu hiệu của dân chủ trực tiếp (tính trực tiếp thể hiện ý chí, tính tự mình thực hiện, tính quyền lực) cũng có thể được xem là các biểu hiện đa dạng của dân chủ ở Việt Nam: khiếu nại, tố cáo, phản biện xã hội, tư vấn xã hội, dân nguyện.

Tuy nhiên, một số hình thức cơ bản nhất, mang đầy đủ những đặc trưng của dân chủ trực tiếp được kể đến là một chế độ gắn liền với Nhà nước, phân biệt với các quyền cụ thể; là cách thức làm chủ của nhân dân: thể hiện ý chí trong các lĩnh vực liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội; được thể hiện ý chí một cách trực tiếp, không phải thông qua một chủ thể trung gian nào và có hiệu lực trực tiếp, phải được thi hành ngay.

Do đó, theo các tiêu chí trên, ta có thể cho rằng dân chủ trực tiếp ở Việt Nam có các hình thức thực hiện cơ bản như sau:

- Bầu cử và bãi miễn đại biểu dân cử;

- Trưng cầu ý dân;

- Dân chủ trực tiếp ở cơ sở.

Trên thực tế, ở mức độ nhất định, một số hình thức hoạt động quyền lực khác của người dân cũng phản ánh những đặc trưng mang tính bản chất của dân chủ trực tiếp ở các mức độ khác nhau. Các hình thức đó cũng cần được nhận diện như là những biểu hiện đa dạng và đặc thù của dân chủ trực tiếp trong cơ chế thực hiện quyền lực ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá các phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp cơ bản, có tính phổ biến được pháp luật thực định Việt Nam quy định.

Các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện dân chủ trực tiếp có thể là việc đóng góp ý kiến vào các quyết sách và văn bản quản lý của chính các quan chức đó hoặc bầu cử trực tiếp dân chủ trực tiếp được một loạt các thiết chế pháp lý cụ thể về các hình thức, phương tiện, cơ chế, thông qua đó, nhân dân trực tiếp thực hiện quyền dân chủ, thể hiện quyền làm chủ xã hội của mình. Thông thường, trong chế định dân chủ trực tiếp, trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ trực tiếp cao nhất, qua đó, nhân dân trực tiếp biểu thị ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề có tính quốc sách. Trên thế giới, ở nhiều nước, trưng cầu ý dân được xem là hình thức dân chủ thuần khiết.

Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê