1. Khái niệm

Khi nghiên cứu lý luận về các biện pháp tư pháp hình sự, việc xem xét khái niệm của nó là hết sức quan trọng, song nếu chỉ nghiên cứu trên cạnh lý khía luận thì chưa đủ, mà cần phải xem xét trên cả khía cạnh pháp luật hình sự thực định cũng như thực tiễn áp dụng. Chúng ta cùng điểm qua một số khía cạnh để xem xét khái niệm cơ bản của các biện pháp tư pháp:

– Pháp luật hình sự thực định: Pháp luật hình sự thực định Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến năm 1986 (pháp điển hóa lần 1) thi chua xây dựng định nghĩa pháp lý của khái niệm các biện pháp tư pháp hình sự, cũng như chưa từng được ghi nhận về mặt lập pháp. Pháp điển hóa lần thứ 2 (năm 1999), khái niệm pháp lý của “biện pháp tư pháp” cũng chưa được chính thức ghi nhận trong pháp luật thực định. Như vậy, có thể nói mặc dù các biện pháp tư pháp hình sự là một chế định hết sức quan trọng, song hành cùng hình phạt để hoàn thiện hệ thống chế tải hình sự, nhưng lại chưa được ghi nhận một cách chinh thống. Việc chưa để cập đến nó trên cơ sở pháp luật thực định là một điểm thiếu sót cần được xem xét.

– Trong lý luận, từ trước đến nay trong khoa học luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, khái niệm về các biện pháp tư pháp có rất nhiều tranh cãi, ý kiến khác nhau, song vẫn chưa có một quan điểm thống nhất nào, cụ thể là:

– Khoa học luật hình sự Việt Nam có một số quan điểm coi các biện pháp tư pháp là: Biện pháp tư pháp hình sự không phải là hình phạt, chi có tính chất hành chính, dân sự nhưng được quyết định ngay trong vụ án hình sự. Ngoài ra các biện pháp được áp dụng chung đối với bị cáo, người bị hai, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
“Biện pháp tư pháp hình sự là các biện pháp hình sự được Bộ luật Hình sự quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt”.

Trong luật hình sự Việt Nam, chế định hình phạt được Bộ luật hình sự năm 1999 ghi nhận đây đủ từ khái niệm, mục đích đến các loại hình phạt cụ thể. Trong khi đó, Pháp luật hình sự nước ta từ năm 1945 đến nay chưa có ghi nhận khái niệm pháp lý cũng như mục đích của biện pháp tư pháp. Định nghĩa biện pháp tư pháp đã được một số nhà hình sự học đề cập đến trong một số công trình khoa học luật hình sự như các sách chuyên khảo và giáo trình của các trường đại học chuyên ngành Luật. Chẳng hạn như:

Biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, được Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng với người phạm tội cũng như người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mắt khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiến hành vi của mình.

Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt do pháp luật hình sự quy định và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người đó hoặc hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt. 
Trong khoa học luật hình sự nước ngoài, biện pháp cưỡng chế hình sự khác được hiểu là "Biện pháp tước hoặc hạn chế tự do hoặc quyền, hoặc là biện pháp về tài sản, chủ yếu có mục đích ngăn ngừa việc thực hiện tội phạm mới" hoặc là "những biện pháp cưỡng chế không có màu sắc luân lý, áp dụng với các cá nhân nguy hiểm cho trật tự xã hội để phòng ngừa các tội phạm mà tình trạng của họ có thể gây ra". Trong các định nghĩa khoa học về các biện pháp cưỡng chế hình sự khác nêu trên, các học giả đã dựa trên bản chất, đặc điểm và chức năng của các biện pháp này tuy nhiên chưa khái quát hết các đặc điểm chủ yếu của loại biện pháp này như về chủ thể áp dụng, hiệu lực pháp luật và hiệu lực thi hành của nó. 
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích, so sánh, tổng hợp các định nghĩa của các nhà khoa học trong và ngoài nước, có thể chỉ ra năm đặc điểm cơ bản của biện pháp tư pháp như sau: 

2. Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt. 

"Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội" do Tòa án quyết định, chính vì vậy khi bị áp dụng hình phạt sẽ để lại án tích đối với người bị tuyên phạt trong khi đó hậu quả pháp lý đối với người bị áp dụng biện pháp tư pháp không bị coi là có án tích. Mặt khác, tính ít nghiêm khắc hơn hình phạt của biện pháp tư pháp còn thể hiện ở mục đích của hai loại biện pháp cưỡng chế hình sự này. Nếu như hình phạt nhằm trừng trị người phạm tội, có thể tước đoạt quyền, tự do thậm chí là tính mạng của người bị kết án thì các biện pháp tư pháp chỉ có thể hạn chế một số quyền nhân thân của người phạm tội thậm chí một số biện pháp tư pháp xét vẻ mặt xã hội còn mang lại lợi ích cho người phạm tội. Ví dụ: trường hợp áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thản hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình; hoặc người phạm tội trước khi bị kết án hoặc đang trong thời gian chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mắt khả năng nhận thức hoặc điều khiên hành vi của mình thì biện pháp tư pháp có ý nghĩa nhân đạo giúp người này trở lại trạng thái của người bình thường. 

3. Biện pháp tư pháp được áp dụng cho chính cá nhân cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Trong những trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đó vẫn có thể phải bị áp dụng biện pháp tư pháp. Ví dụ: Giá trị tài sản trộm cắp dưới 2 triệu đồng và người thực hiện chưa có tiền án, tiền sự thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng tài sản thu giữ được sẽ được áp dụng biện pháp tư pháp trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu có hư hỏng có thê sẽ phải sửa chữa hoặc bôi thường thiệt hại. 

4. Biện pháp tư pháp nhằm hạn chế quyền, tự do của người thực hiện tội phạm

 Biện pháp tư pháp nhằm hạn chế quyền, tự do của người thực hiện tội phạm, nhằm hỗ trợ hoặc thay thể cho hình phạt và nhằm loại bỏ những điều kiện phạm tội, ngăn ngừa chủ thể bị áp dụng phạm tội trong tương lai. 
Xét vẻ bản chất, các biện pháp tư pháp hình sự không phải là hình phạt nhưng cũng là những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhằm tăng hiệu quả trong đầu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy, các biện pháp tư pháp khi áp dụng cùng với hình phạt thì chúng có khả năng tác động hỗ trợ cho việc áp dụng và thị hành hình phạt đạt hiệu quả cao hơn hoặc có thê thay thể cho hình phạt đối với những trường hợp không áp dụng hình phạt (như miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự). 
Ngoài ra, do tính chất được áp dụng trong mọi giai đoạn tố tụng nên ngay cả trước khi Tòa án áp dụng hình phạt thì những điều kiện phạm tội cũng sẽ được biện pháp tư pháp loại bỏ cùng với đó sẽ phòng ngừa chủ thể bị áp dụng phạm tội trong tương lai (ví dụ: việc áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiên trực tiếp liên quan đến tội phạm đối với tiền, tài sản vả các công cụ phạm tội trong vụ án bắt quả tang nhiều đối tượng đánh bạc sẽ làm chấm dứt các điều kiện phạm tội đang tôn tại và có giá trị phòng ngừa các đối tượng phạm tội tiếp). 

5. Biện pháp tư pháp được áp dụng đối với tất cả các giai đoạn tố tụng

Biện pháp tư pháp được áp dụng với tất cả các giai đoạn tố tụng vì vậy chủ thể áp dụng biện pháp tư pháp rộng hơn chủ thê áp dụng hình phạt. Với tính chất đặc biệt của mình, hình phạt chỉ có thể do Tòa án áp dụng thông qua bản án. Trong khi đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều có thâm quyên áp dụng biện pháp tư pháp khi có căn cứ đối với người phạm tội nói chung (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và cả người bị kết án), riêng đôi với biện pháp tư pháp (hay thể cho hình phạt chỉ có thê do Tòa án áp dụng đối với người bị kết án. 

6. Biện pháp tư pháp tuân theo nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người. 

Quy định vẻ việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự trong luật hình sự Việt Nam bảo đảm thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta là mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý. Đồng thời góp phần giúp cho các cơ quan tư pháp có thâm quyên vận dụng linh hoạt, mềm dẻo và đúng đẳn chính sách hình sự của Nhà nước; đồng thời khăng định việc áp dụng hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất không phải là phương tiện duy nhất trong cuộc đầu tranh phòng và chống tội phạm. 

7. Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội 

Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

Về cơ bản, nội dung điều luật này vẫn kế thừa nhiều quy định tại Điều 41 của Bộ luật Hình sự năm 1999, chỉ sửa đổi về nội dung nhằm thể hiện chính xác, cụ thể hơn:

+ Khoản 1 Điều 47 đã thay cụm từ "sung quỹ nhà nước" bằng cụm từ "sung vào ngân sách nhà nước" để đảm bảo sự chính xác trong cách sử dụng thuật ngữ. Đồng thời, ngoài việc xử lý đối với vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là "tịch thu sung vào ngân sách nhà nước" như quy định tại Điều 41 của Bộ luật Hình sự năm 1999, Điều 47 đã bổ sung thêm hình thức xử lý là "tịch thu tiêu hủy" tại khoản 1 để đảm bảo đầy đủ, chính xác hơn. Ngoài ra, tại điểm c khoản 1 Điều 47 cũng đã bổ sung thêm đối tượng là vật thuộc loại Nhà nước cấm "tàng trữ" sẽ đầy đủ hơn so với quy định cũ.

+ Bổ sung thêm đối tượng vật, tiền liên quan đến tội phạm sẽ bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước là "khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội" để đảm bảo sự đầy đủ, chính xác cũng như đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn áp dụng pháp luật.

+ Tại khoản 3 Điều 47 đã bỏ cụm từ "sung quỹ nhà nước" để đảm bảo sự linh hoạt trong xử lý vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm bị tịch thu (có thể bị sung vào ngân sách nhà nước hoặc có thể bị tiêu hủy, tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng loại vật, tiền).

Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

Quy định này kế thừa và giữ nguyên như Điều 42 Bộ luật Hình sự 1999, cụ thể"

+ Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

+ Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh

Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được hình thành trên cơ sở gộp 02 điều luật của Bộ luật Hình sự năm 1999 là Điều 43 - Bắt buộc chữa bệnh và Điều 44 - Thời gian bắt buộc chữa bệnh.

So với Điều 43 của Bộ luật Hình sự năm 1999 về biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Điều 49 của Bộ luật Hình sự năm 2015 có sửa đổi như sau:

+ Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì căn cứ để quyết định đưa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vào một sơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh là "kết luận của Hội đồng giám định pháp y", Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi căn cứ này thành " kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần" để phù hợp với Luật giám định tư pháp năm 2012, bởi lẽ, chỉ trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại thì việc giám định lại lần thứ hai mới phải do Hội đồng giám định thực hiện.

+ Gộp quy định về trừ thời gian bắt buộc chữa bệnh vào thời hạn chấp hành hình phạt tù tại Điều 44 Bộ luật Hình sự năm 1999 vào nội dung Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015.