Nhập từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • Tiếng Anh (English)
  • Lược đồ
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Tải về

Thuộc tính Luật 29/2004/QH11

Số hiệu: 29/2004/QH11 Loại văn bản: Luật
Cơ quan ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày công báo: 02/01/2005 Số công báo: Số 2
Ngày ban hành: 03/12/2004 Ngày có hiệu lực: 01/04/2005
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường

Tóm tắt văn bản

Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 số 29/2004/QH11.

Tải Luật 29/2004/QH11

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 29/2004/QH11

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004

LUẬT

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyếtsố 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạmvi điều chỉnh

Luật này quy địnhvề quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng (sau đây gọi chung là bảo vệ vàphát triển rừng); quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

Điều 2. Đốitượng áp dụng

1. Luật này áp dụngđối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người ViệtNam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc bảovệ và phát triển rừng tại Việt Nam.

2. Trong trường hợpđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập cóquy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốctế đó.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này,các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rừng là một hệsinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đấtrừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặctrưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừngtrồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng.

2. Độ che phủ củatán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằngtỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đấtrừng.

3. Phát triển rừnglà việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến táisinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuậtlâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khảnăng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.

4. Chủ rừng là tổchức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất đểtrồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhậnquyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừngkhác.

5. Quyền sở hữu rừngsản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạtđối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầutư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luậtvề bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Quyền sử dụng rừnglà quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng;được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luậtvề bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự.

7. Đăng ký quyền sửdụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc chủ rừng đăng ký đểđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữurừng sản xuất là rừng trồng.

8. Công nhận quyềnsử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc cơ quan nhà nướccó thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừngtrồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địachính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

9. Giá trị quyền sửdụng rừng là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng rừng đối với một diện tích rừngxác định trong thời hạn sử dụng rừng xác định.

10. Giá trị rừng sảnxuất là rừng trồng là giá trị bằng tiền của quyền sở hữu rừng sản xuất là rừngtrồng đối với một diện tích rừng trồng xác định.

11. Giá rừng là sốtiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc đượchình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sảnxuất là rừng trồng.

12. Tiền sử dụng rừnglà số tiền mà chủ rừng phải trả đối với một diện tích rừng xác định trong trườnghợp được Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.

13. Cộng đồng dâncư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản,ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.

14. Loài thực vậtrừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặcbiệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc cónguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừngnguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ.

15. Vùng đệm làvùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với khu rừng đặcdụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng.

16. Phân khu bảo vệnghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quảnlý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng.

17. Phân khu phụchồi sinh thái của rừng đặc dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừngphục hồi, tái sinh tự nhiên.

18. Phân khu dịchvụ - hành chính của rừng đặc dụng là khu vực để xây dựng các công trình làm việcvà sinh hoạt của Ban quản lý rừng đặc dụng, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm,dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.

19. Lâm sản là sảnphẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừngkhác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

20. Thống kê rừnglà việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về diện tích và chất lượng cácloại rừng tại thời điểm thống kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần thốngkê.

21. Kiểm kê rừnglà việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về diện tích,trữ lượng và chất lượng các loại rừng tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến độngvề rừng giữa hai lần kiểm kê.

Điều 4. Phânloại rừng

Căn cứ vào mụcđích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:

1. Rừng phòng hộđược sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống samạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn;

b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắncát bay;

c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấnbiển;

d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;

2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủyếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gensinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lamthắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môitrường, bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồmkhu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khurừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;

d) Khu rừng nghiên cứu, thựcnghiệm khoa học;

3. Rừng sản xuất được sử dụng chủyếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phầnbảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Rừng sản xuất là rừng tựnhiên;

b) Rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Rừng giống gồm rừng trồng vàrừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.

Điều 5. Chủrừng

1. Ban quản lý rừng phòng hộ,Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nướcgiao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc côngnhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyểnquyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

3. Hộ gia đình, cá nhân trong nướcđược Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừnghoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhậnchuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

4. Đơn vị vũ trang nhân dân đượcNhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

5. Tổ chức nghiên cứu khoa họcvà phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng,giao đất để phát triển rừng.

6. Người Việt Nam định cư ở nướcngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, chothuê đất để phát triển rừng.

7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầutư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.

Điều 6. Quyềncủa Nhà nước đối với rừng

1. Nhà nước thốngnhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốncủa Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừngtrồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng;cảnh quan, môi trường rừng.

2. Nhà nước thực hiệnquyền định đoạt đối với rừng quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) Quyết định mụcđích sử dụng rừng thông qua việc phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảovệ và phát triển rừng;

b)Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng;

c) Quyết định giaorừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng;

d) Định giá rừng.

3. Nhà nước thựchiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng thông qua các chính sách tài chính nhưsau:

a) Thu tiền sử dụng rừng, tiềnthuê rừng;

b) Thu thuế chuyển quyền sử dụngrừng, chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

4. Nhà nước trao quyền sử dụng rừngcho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụngrừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ củachủ rừng.

Điều 7. Nộidung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

1. Ban hành, tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Xây dựng, tổ chứcthực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và pháttriển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.

3. Tổ chức điềutra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa đếnđơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

4. Thống kê rừng,kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất để phát triển rừng.

5. Giao rừng, chothuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.

6. Lập và quản lýhồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng; tổ chức đăng ký, công nhậnquyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng.

7. Cấp, thu hồicác loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

8. Tổ chức việcnghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan hệ hợp tác quốc tế,đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng.

9. Tuyên truyền,phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

10. Kiểm tra,thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

11. Giải quyết tranh chấp về rừng.

Điều 8.Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

1. Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.

3.Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngangbộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ vàphát triển rừng.

4.Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ vàphát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền.

Chínhphủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệptừ trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấncó rừng.

Điều 9.Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng

1. Hoạt động bảo vệvà phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường,quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếnlược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừngcủa cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủquy định.

2. Bảo vệ rừng là tráchnhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và pháttriển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ vàphát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kếthợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừngvới bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngưnghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâmsản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.

3. Việc bảo vệ vàphát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao,cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy địnhcủa Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảođảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.

4. Bảo đảm hài hoàlợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi íchphòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợiích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.

5. Chủ rừng thựchiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi íchchính đáng của chủ rừng khác.

Điều 10.Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

1. Nhà nước cóchính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với cácchính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, pháttriển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dânmiền núi.

2. Nhà nước đầu tưcho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giốngquốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển côngnghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệthống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biếntài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vậtchất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vậtgây hại rừng.

3. Nhà nước cóchính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo,trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xâydựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗtrợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất,chế biến và tiêu thụ lâm sản.

4. Nhà nước khuyếnkhích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đấttrống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ cácngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; cóchính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổchức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vayphù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.

5. Nhà nước cóchính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cánhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâmsản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.

6. Nhà nước khuyếnkhích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

Điều 11.Nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng

1. Ngân sách nhà nước cấp.

2. Nguồn tài chính của chủ rừngvà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

3. Quỹ bảo vệ và phát triển rừngđược hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nướcvà tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp của tổ chức, hộ giađình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng,chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng hoặc có ảnhhưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể về đốitượng, mức đóng góp, trường hợp được miễn, giảm đóng góp và việc quản lý, sử dụngquỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 12. Nhữnghành vi bị nghiêm cấm

1. Chặt phá rừng, khai thác rừngtrái phép.

2. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt,giết mổ động vật rừng trái phép.

3. Thu thập mẫu vật trái phéptrong rừng.

4. Huỷ hoại trái phép tài nguyênrừng, hệ sinh thái rừng.

5. Vi phạm các quy định về phòngcháy, chữa cháy rừng.

6. Vi phạm quy định về phòng, trừsinh vật hại rừng.

7. Lấn, chiếm, chuyển mục đích sửdụng rừng trái phép.

8. Khai thác trái phép cảnhquan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.

9. Vận chuyển, chế biến, quảngcáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng,động vật rừng trái với quy định của pháp luật.

10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạnlàm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

11. Chăn thả gia súc trong phânkhu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.

12. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặcdụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phépcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13. Khai thác trái phép tàinguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làmthay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấuđến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại,chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.

14. Giao rừng, cho thuê rừng,chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằnggiá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.

15. Phá hoại các công trình phụcvụ việc bảo vệ và phát triển rừng.

16. Các hành vi khác xâm hại đếntài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

Chương 2:

QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC VỀ BẢOVỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Mục 1: QUY HOẠCH,KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Điều 13.Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể,kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triểnlâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và từng địa phương. Quyhoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các cấp phải bảo đảm tính thốngnhất, đồng bộ.

2. Việc lập quy hoạch,kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đồng bộ với việc lập quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất. Trong trường hợp phải chuyển đổi đất có rừng tự nhiên sang mụcđích sử dụng khác thì phải có kế hoạch trồng rừng mới để bảo đảm sự phát triểnrừng bền vững ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

3. Quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bềnvững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịchsử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo đảm xây dựng cơ sở hạ tầng,phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi, chất lượng củaquy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

4. Việc lập quy hoạch,kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm dân chủ, công khai.

5. Kế hoạch bảo vệvà phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.

6. Quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được lập và được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt, quyết định trong năm cuối kỳ quy hoạch, kế hoạch trước đó.

Điều 14.Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Việc lập quy hoạchbảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược, quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lượcphát triển lâm nghiệp;

b) Quy hoạch sử dụngđất của cả nước và của từng địa phương;

c) Kết quả thực hiệnquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;

d) Điều kiện tựnhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;

đ) Hiện trạng, dựbáo nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ giađình, cá nhân.

2. Việc lập kế hoạchbảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Quy hoạch bảo vệvà phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Kế hoạch sử dụng đất;

c) Kết quả thực hiện kế hoạch bảovệ và phát triển rừng kỳ trước;

d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh,kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;

đ) Nhu cầu và khả năng sử dụng rừng,đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Điều 15. Nộidung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Nội dung quy hoạchbảo vệ và phát triển rừng bao gồm:

a) Nghiên cứu, tổnghợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng;

b) Đánh giá tìnhhình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, dự báo các nhu cầuvề rừng và lâm sản;

c) Xác định phươnghướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong kỳ quy hoạch;

d) Xác định diện tích và sự phânbố các loại rừng trong kỳ quy hoạch;

đ) Xác định các biện pháp quảnlý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng;

e) Xác định các giải pháp thựchiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

g) Dự báo hiệu quả của quy hoạchbảo vệ và phát triển rừng.

2. Nội dung kế hoạch bảo vệ vàphát triển rừng bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá việc thựchiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;

b) Xác định nhu cầu về diện tíchcác loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp;

c) Xác định các giải pháp,chương trình, dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

d) Triển khai kế hoạch bảo vệ vàphát triển rừng năm năm đến từng năm.

Điều 16. Kỳquy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Kỳ quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với kỳ quy hoạch, chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và của từng địa phương.

2. Kỳ quy hoạch bảovệ và phát triển rừng là mười năm.

3. Kỳ kế hoạch bảovệ và phát triển rừng là năm năm và được cụ thể hoá thành kế hoạch bảo vệ vàphát triển rừng hàng năm.

Điều 17.Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.

2.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lậpquy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

3.Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việclập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

4.Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương theo sự hướng dẫn của Uỷ bannhân dân cấp trên trực tiếp.

Điều 18. Thẩmquyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quyếtđịnh xác lập các khu rừng

1. Thẩm quyền phêduyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước do Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;

b) Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ vàphát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến thẩmđịnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Hội đồng nhân dân cùngcấp thông qua;

c) Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triểnrừng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

d) Uỷ ban nhân dânhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ và pháttriển rừng của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

2. Thẩm quyền phêduyệt, quyết định kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước do Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;

b) Uỷ ban nhân dâncác cấp lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp mình trình Hội đồng nhândân cùng cấp quyết định.

3. Thẩm quyền quyết định xác lập các khu rừng được quy định như sau:

a)Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầmquan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn trình;

b)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xác lậpcác khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ở địa phương theo quy hoạchbảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.

Điều 19. Điềuchỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xác lập các khu rừng

1. Việc điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Khi có sự điềuchỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc có sựđiều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnmà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

b) Khi có sự điềuchỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp trên trực tiếp mà sựđiều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

c) Do yêu cầu cấpbách để thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

2. Cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừngnào thì có quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.

3. Nội dung điềuchỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội dung của quy hoạch bảovệ và phát triển rừng. Nội dung điều chỉnh kế hoạch bảo vệ và phát triển rừnglà một phần nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

4. Cơ quan nhà nướccó thẩm quyền quyết định xác lập khu rừng nào thì có quyền điều chỉnh việc xáclập khu rừng đó.

Điều 20.Công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Trong thời hạnkhông quá ba mươi ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được công bố công khai theocác quy định sau đây:

1. Uỷ ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triểnrừng của địa phương;

2. Việc công bốcông khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân được thực hiện trong suốt thời gian của kỳquy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực.

Điều 21. Thựchiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảovệ và phát triển rừng của cả nước; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch,kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổchức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địaphương; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và pháttriển rừng của cấp dưới trực tiếp.

Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệvà phát triển rừng của địa phương.

2. Diện tích rừng,đất để phát triển rừng ghi trong quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừngcủa địa phương đã được công bố phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thuhồi thì chủ rừng được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã được xác định trước khicông bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Trường hợp chủ rừngkhông còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi rừng, đất để trồng rừngvà bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau ba nămkhông thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đó thì cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xét duyệt phải huỷ bỏ kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch và công bố côngkhai.

3. Cơ quan có thẩmquyền quy định tại khoản 1 Điều này định kỳ ba năm một lần phải kiểm tra, đánhgiá kết quả thực hiện quy hoạch; hàng năm phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiệnkế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các cấp.

Mục 2: GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG, THU HỒI RỪNG, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGRỪNG

Điều 22.Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

1. Việc giao rừng,cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đúng thẩm quyền.

2. Việc giao rừng,cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đồng thời với việcgiao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất.

3. Thời hạn, hạn mứcgiao rừng, cho thuê rừng phải phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuêđất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 23.Căn cứ để giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

Việc giao rừng,cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

1. Quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,quyết định;

2. Quỹ rừng, quỹ đấtrừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

3. Nhu cầu, khảnăng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong dự án đầu tư hoặc đơn xingiao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mụcđích sử dụng rừng.

Điều 24.Giao rừng

1. Nhà nước giao rừngđặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng, tổchức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệpđể quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã đượcphê duyệt, quyết định.

2. Nhà nước giao rừngphòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ, tổchức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tạiđó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch đượcphê duyệt, quyết định phù hợp với việc giao đất rừng phòng hộ theo quy định củaLuật đất đai.

3. Việc giao rừng sản xuất đượcquy định như sau:

a) Nhà nước giao rừng sản xuấtlà rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đốivới hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệpphù hợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo quy định của Luật đấtđai; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụngrừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; Ban quản lý rừng phòng hộ trongtrường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý;

b) Nhà nước giao rừng sản xuấtlà rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối vớicác tổ chức kinh tế;

c) Nhà nước giao rừng sản xuấtlà rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với người Việt Nam định cư ở nướcngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật về đầu tư;

d) Chính phủ quy định cụ thể việcgiao rừng sản xuất.

Điều 25.Cho thuê rừng

1. Nhà nước cho tổ chức kinh tếthuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sảnxuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng,du lịch sinh thái - môi trường.

2. Nhà nước cho tổ chức kinh tếthuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để bảo vệ và pháttriển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môitrường.

3. Nhà nước cho tổ chức kinh tế,hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng sản xuất trả tiền hàng năm để sản xuấtlâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanhcảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

4. Nhà nước cho người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng sản xuất là rừng trồngtrả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để thực hiện dựán đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, kết hợp sản xuấtlâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịchsinh thái - môi trường.

Chính phủ quy định việc cho ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng tự nhiên.

Điều 26.Thu hồi rừng

1. Nhà nước thu hồi rừng trongnhững trường hợp sau đây:

a) Nhà nước sử dụng rừng và đấtđể phát triển rừng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia;

b) Nhà nước có nhu cầu sử dụng rừngvà đất để phát triển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch,kế hoạch đã được phê duyệt;

c) Tổ chức được Nhà nước giao rừngkhông thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng có nguồngốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê rừng trả tiền hàng năm bị giải thể, phásản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng rừng;

d) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

đ) Rừng được Nhà nước giao, chothuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết hạn;

e) Sau mười hai tháng liền kể từngày được giao, được thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất để bảo vệvà phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ và phát triểnrừng;

g) Sau hai mươi bốn tháng liền kểtừ ngày được giao, được thuê đất để phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hànhcác hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch, phương án đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt;

h) Chủ rừng sử dụng rừng khôngđúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạmnghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

i) Rừng được giao, cho thuêkhông đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;

k) Chủ rừng là cá nhân khi chếtkhông có người thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Khi Nhà nước thu hồi toàn bộhoặc một phần rừng thì chủ rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầutư, tài sản bị thu hồi, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Việc bồi thường khi Nhà nước thuhồi rừng được thực hiện bằng các hình thức giao rừng, cho thuê rừng khác cócùng mục đích sử dụng; giao đất để trồng rừng mới; bồi thường bằng hiện vật hoặcbằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi rừng.

Trong trường hợp thu hồi rừng củachủ rừng trực tiếp sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều nàymà không có rừng để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồithường bằng hiện vật hoặc bằng tiền, người bị thu hồi rừng còn được Nhà nước hỗtrợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề.

3. Những trường hợp sau đâykhông được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng:

a) Trường hợp quy định tại cácđiểm e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;

b) Rừng được Nhà nước giao, chothuê mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước gồm tiền sử dụng rừng,tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sở hữurừng sản xuất là rừng trồng; tiền đầu tư ban đầu để bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 27.Chuyển mục đích sử dụng rừng

1. Việc chuyển rừngphòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất sang mục đích sử dụng khác và việc chuyểnmục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác phải phù hợp với quy hoạch,kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và phải được phép của cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

2. Việc chuyển rừngtự nhiên sang mục đích sử dụng khác phải dựa trên tiêu chí và điều kiện chuyểnđổi do Chính phủ quy định.

Điều 28. Thẩmquyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

1. Thẩm quyền giaorừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng được quy định như sau:

a) Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối vớitổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê rừng đối vớitổ chức, cá nhân nước ngoài;

b) Uỷ ban nhân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối vớihộ gia đình, cá nhân;

c) Uỷ ban nhân dâncó thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó.

2. Thẩm quyền chuyểnmục đích sử dụng rừng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chínhphủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Thủ tướngChính phủ xác lập;

b) Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển mục đích sử dụngtoàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương xác lập.

Mục 3: GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN; QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNGDÂN CƯ THÔN ĐƯỢC GIAO RỪNG

Điều 29.Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn

1. Điều kiện giao rừng cho cộngđồng dân cư thôn được quy định như sau:

a) Cộng đồng dân cư thôn có cùngphong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đờisống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giaorừng;

b) Việc giao rừng cho cộng đồngdân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đãđược phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương.

2. Cộng đồng dân cư thôn đượcgiao những khu rừng sau đây:

a) Khu rừng hiện cộng đồng dâncư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả;

b) Khu rừng giữ nguồn nước phụcvụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng mà khôngthể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

c) Khu rừng giáp ranh giữa cácthôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giaocho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.

3. Thẩm quyền giao rừng, thu hồirừng đối với cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau:

a) Uỷ ban nhândân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảovệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điềunày quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn;

b) Uỷ ban nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng đồng dân cư thôntheo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h và i khoản 1 Điều 26 của Luật nàyhoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác.

Điều 30.Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng

1. Cộng đồng dâncư thôn được giao rừng có các quyền sau đây:

a) Được cơ quannhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp vớithời hạn giao rừng;

b) Được khai thác,sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụngcho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngưnghiệp kết hợp theo quy định của Luật này và quy chế quản lý rừng;

c) Được hưởngthành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao;

d) Được hướng dẫnvề kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triểnrừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừngmang lại;

đ) Được bồi thườngthành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyếtđịnh thu hồi rừng.

2. Cộng đồng dâncư thôn được giao rừng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng quy ướcbảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan, trình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

b) Tổ chức bảo vệvà phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biếntài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của Uỷban nhân dân xã, phường, thị trấn;

c) Thực hiện nghĩavụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

d) Giao lại rừngkhi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng;

đ) Không được phânchia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi,chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằnggiá trị quyền sử dụng rừng được giao.

Mục 4: ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG, QUYỀN SỞ HỮU RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNGTRỒNG; THỐNG KÊ RỪNG, KIỂM KÊ RỪNG, THEO DÕI DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG

Điều 31.Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

1. Chủ rừng đượcđăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

2. Việc đăng ký lầnđầu và đăng ký biến động quyền sử dụng rừng phải tiến hành đồng thời với đăngký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảovệ và phát triển rừng.

3. Việc đăng kýquyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định về đăngký tài sản của pháp luật dân sự.

Điều 32. Thốngkê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

1. Việc thống kê rừng,kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được quy định như sau:

a) Việc thống kê rừngđược thực hiện hàng năm và được công bố vào quí I của năm tiếp theo;

b) Việc kiểm kê rừngđược thực hiện năm năm một lần và được công bố vào quí II của năm tiếp theo;

c) Việc theo dõidiễn biến tài nguyên rừng được thực hiện thường xuyên;

d) Đơn vị thống kêrừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là xã, phường, thị trấn.

2. Trách nhiệm thốngkê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được quy định nhưsau:

a) Chủ rừng cótrách nhiệm thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừngtheo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam;theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhântrong nước;

b) Chủ rừng cótrách nhiệm kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừngtheo biểu mẫu quy định với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

c) Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn có trách nhiệm kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừngđối với những diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do mình trực tiếp quảnlý;

d) Uỷ ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thống kê rừng, kiểmkê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

đ) Uỷ ban nhân dâncấp dưới có trách nhiệm báo cáo kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biếntài nguyên rừng lên Uỷ ban nhân dân cấp trên; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương báo cáo kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biếntài nguyên rừng lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

e) Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểmtra, tổng hợp kết quả thống kê rừng hàng năm, kiểm kê rừng năm năm;

g) Chính phủ địnhkỳ báo cáo Quốc hội về hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng.

3. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơquan thống kê trung ương quy định nội dung, biểu mẫu và hướng dẫn phương phápthống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

Mục 5: GIÁ RỪNG

Điều 33.Giá rừng

1. Việc xác địnhgiá rừng, công khai giá rừng được quy định như sau:

a) Chính phủ quy định nguyên tắcvà phương pháp xác định giá các loại rừng;

b) Căn cứ vào nguyên tắc vàphương pháp xác định giá các loại rừng do Chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá rừng cụ thể tại địa phương, trìnhHội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi quyết định và công bố công khai.

2. Giá rừng được hình thànhtrong các trường hợp sau đây:

a) Giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương quy định;

b) Giá rừng do đấu giá quyền sửdụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Giá rừng do chủ rừng thoả thuậnvới những người có liên quan khi thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, chothuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sảnxuất là rừng trồng.

3. Giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương quy định được sử dụng làm căn cứ để:

a) Tính tiền sử dụng rừng và tiềnthuê rừng khi Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sửdụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

b) Tính các loại thuế, phí, lệphí theo quy định của pháp luật;

c) Tính giá trị quyền sử dụng rừngkhi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng;

d) Bồi thường khi Nhà nước thu hồirừng;

đ) Tính tiền bồi thường đối vớingười có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hạicho Nhà nước.

Điều 34. Đấugiá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

1. Việc đấu giá quyền sử dụng rừng,quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện trong các trường hợpsau đây:

a) Nhà nước giao rừng có thu tiềnsử dụng rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng;

b) Xử lý tài sản là rừng khi thihành án;

c) Xử lý hợp đồng thế chấp, bảolãnh bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng đểthu hồi nợ;

d) Các trường hợp khác do Chínhphủ quy định.

2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụngrừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không được thấp hơn giá rừng doUỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

3. Việc đấu giá quyền sử dụng rừng,quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng quy định tại khoản 1 Điều này phảituân theo quy định của pháp luật về đấu giá.

Điều 35.Giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong tài sản củatổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng và trong tàisản của doanh nghiệp nhà nước

1. Tổ chức đượcNhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng thì giá trị quyền sử dụng rừng,giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được tính vào giá trị tài sản giao cho tổchức đó.

2. Doanh nghiệpnhà nước được Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượngquyền sử dụng rừng mà tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng đã trả có nguồngốc từ ngân sách nhà nước thì số tiền đó được ghi vào giá trị vốn của Nhà nướctại doanh nghiệp.

3. Khi cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này màdoanh nghiệp cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừngthì phải xác định lại giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừngtrồng.

4. Chính phủ quy địnhcụ thể việc tính giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồngđối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Chương 3:

BẢO VỆ RỪNG

Mục 1:TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ RỪNG

Điều 36.Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân

1. Cơ quan nhà nước,tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng,thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này,pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật,pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức, hộ giađình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy địnhvề bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủrừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quảnlý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.

Điều 37.Trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng

1. Chủ rừng cótrách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảovệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy độngvật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừngtheo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai, pháp luật về phòng cháy, chữacháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan.

2. Chủ rừng khôngthực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này mà để mất rừng được Nhà nước giao,cho thuê thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 38.Trách nhiệm bảo vệ rừng của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Ban hành các vănbản thuộc thẩm quyền về quản lý, bảo vệ rừng trong phạm vi địa phương;

b) Tổ chức thực hiệncông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

c) Tổ chức, chỉ đạoviệc phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng ở địa phương; chỉđạo thực hiện và kiểm tra việc bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức việckhai thác rừng theo quy định của Chính phủ;

d) Chỉ đạo việc tổchức mạng lưới bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọihành vi gây thiệt hại đến rừng trên địa bàn;

đ) Kiểm tra, thanhtra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của phápluật.

2. Uỷ ban nhân dânhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, chỉđạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ,khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;

b) Chỉ đạo, tổ chứccông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

c) Chỉ đạo Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai tháclâm sản theo quy định của pháp luật;

d) Huy động và phốihợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng,phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng;

đ) Kiểm tra, thanhtra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng trên địabàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy địnhcủa pháp luật.

3. Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, chỉđạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ,khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;

b) Chỉ đạo cácthôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và pháttriển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Phối hợp vớicác lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệrừng trên địa bàn; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủyhoại rừng;

d) Tổ chức tuyêntruyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; hướng dẫn nhân dân thực hiện các biệnpháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng chữa cháy rừng trên địabàn;

đ) Tổ chức quảnlý, bảo vệ rừng và có kế hoạch trình Uỷ ban nhân dân cấp trên đưa rừng vào sử dụngđối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;

e) Hướng dẫn nhândân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp- nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp, làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luâncanh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã đượcphê duyệt;

g) Kiểm tra việcchấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng đối với tổ chức,hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn; xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

4. Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trướcThủ tướng Chính phủ khi để xảy ra phá rừng, cháy rừng ở địa phương.

Điều 39.Trách nhiệm bảo vệ rừng của các bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quanngang bộ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo đảmviệc thực hiện các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này; tổ chứcdự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháyrừng.

2. Bộ Công an cótrách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc phòng cháy, chữacháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và quy định củaLuật này; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ vàphát triển rừng.

3. Bộ Quốc phòngcó trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công tác bảo vệ rừngtại các vùng biên giới, hải đảo và vùng xung yếu về quốc phòng, an ninh; huy độnglực lượng tham gia chữa cháy rừng, cứu hộ, cứu nạn; tham gia đấu tranh phòng,chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Bộ Văn hoá -Thông tin có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉđạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức quảnlý, bảo vệ rừng trong các khu rừng đặc dụng có liên quan đến di sản văn hoá.

5. Bộ Tài nguyênvà Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổchức quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường rừng.

6. Các bộ, cơ quanngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn trong việc bảo vệ rừng.

Mục 2: NỘI DUNG BẢO VỆ RỪNG

Điều 40. Bảovệ hệ sinh thái rừng

1. Khi tiến hànhcác hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có những hoạt động khác ảnh hưởng trựctiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừngphải tuân theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luậtvề bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác củapháp luật có liên quan.

2. Khi xây dựng mới,thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinhtrưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giátác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ đượcthực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chophép.

Điều 41. Bảovệ thực vật rừng, động vật rừng

1. Việc khai thácthực vật rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủquy định và quy trình, quy phạm về khai thác rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn ban hành.

2. Việc săn, bắt,bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnvà tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã.

3. Những loài thựcvật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen thực vật rừng, động vậtrừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt.

Chính phủ quy địnhChế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn quy định việc khai thác thực vật rừng, săn bắt động vật rừng,công cụ và phương tiện bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; chủng loài, kíchcỡ tối thiểu thực vật rừng, động vật rừng và mùa vụ được phép khai thác, săn bắt;khu vực cấm khai thác rừng.

Điều 42.Phòng cháy, chữa cháy rừng

1. Ở những khu rừngtập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường ranh, kênh, mươngngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luậtvề phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền.

2. Trường hợp đượcđốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồngrừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa trong sinh hoạt thì người đốt lửa phảithực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

3. Tổ chức, hộ giađình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên các công trình đi qua rừngnhư đường sắt, đường bộ, đường dây tải điện và hoạt động du lịch sinh thái, hoạtđộng khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành các quy định về phòng cháy, chữacháy; tuân thủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và chủ rừng.

4. Khi xảy ra cháyrừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước cóthẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệmvà thẩm quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết ở địa phương, điềuhành sự phối hợp giữa các lực lượng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.

Trong trường hợpcháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩncấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về tìnhtrạng khẩn cấp.

Chính phủ quy địnhchi tiết về phòng cháy, chữa cháy rừng, khắc phục hậu quả sau cháy rừng.

Điều 43.Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng

1. Việc phòng, trừsinh vật gây hại rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểmdịch thực vật, pháp luật về thú y.

2. Chủ rừng phảithực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinhvật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê phải báo ngay cho cơquan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật gần nhất để được hướng dẫnvà hỗ trợ các biện pháp phòng trừ.

Chủ rừng phải chịutrách nhiệm về việc để lan truyền dịch gây hại rừng nếu không thực hiện các biệnpháp về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật này và pháp luậtvề bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y.

3. Cơ quan bảo vệvà kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật có trách nhiệm tổ chức dự báo sinh vậtgây hại rừng; hướng dẫn, hỗ trợ chủ rừng các biện pháp phòng, trừ sinh vật gâyhại rừng; tổ chức phòng, trừ sinh vật gây hại rừng trong trường hợp sinh vậtgây hại rừng có nguy cơ lây lan rộng.

4. Nhà nước khuyếnkhích áp dụng các biện pháp lâm sinh, sinh học vào việc phòng, trừ sinh vật gâyhại rừng.

Điều 44.Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất táinhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng

1. Việc kinh doanh,vận chuyển thực vật rừng, động vật rừng và các sản phẩm của chúng phải tuântheo quy định của pháp luật.

2. Việc xuất khẩu,nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vậtrừng và các sản phẩm của chúng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Namvà điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

3. Việc nhập nộigiống thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật về bảotồn đa dạng sinh học, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật vềthú y, pháp luật về giống cây trồng, pháp luật về giống vật nuôi.

Chính phủ quy định,công bố công khai Danh mục thực vật rừng, động vật rừng được nhập khẩu; thực vậtrừng, động vật rừng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện.

Chương 4:

PHÁT TRIỂN RỪNG,SỬ DỤNG RỪNG

Mục 1: RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 45.Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ

1. Rừng phòng hộ đầunguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng.

2. Rừng phòng hộchắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường phải được xây dựngthành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.

3. Việc kết hợp sảnxuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng,du lịch sinh thái - môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừngphòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

Điều 46. Tổchức quản lý rừng phòng hộ

1. Những khu rừngphòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diệntích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừngphòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộlà tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chếquản lý rừng.

2. Những khu rừngphòng hộ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì Nhà nước giao, cho thuêcho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗquản lý, bảo vệ và sử dụng.

Điều 47.Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ

1. Trong rừngphòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứngở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thựcvật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chếđộ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếmvà Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

2. Việc khai thác lâm sản ngoàigỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được quy định như sau:

a) Được phép khai thác các loạimăng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theoquy chế quản lý rừng;

b) Được phép khai thác các loạilâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừcác loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theoquy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thựcvật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thựcvật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

3. Việc khai thác rừng phòng hộlà rừng trồng được quy định như sau:

a) Được phép khai thác cây phụtrợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chếquản lý rừng;

b) Được phép khai thác cây trồngchính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắngtheo băng, theo đám rừng;

c) Sau khi khai thác, chủ rừngphải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếpvà tiếp tục quản lý, bảo vệ.

4. Việc khai thác lâm sản trongrừng phòng hộ phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng, thực hiện đúng quytrình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảmduy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng.

Điều 48. Quảnlý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ

1. Đối với nhữngdiện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ thì chủ rừng được quảnlý, sử dụng theo quy định về rừng sản xuất tại mục 3 Chương IV của Luật này.

2. Đối với đất ở,đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làmmuối của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong rừng phòng hộ không thuộc quy hoạchkhu rừng phòng hộ thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đúng mục đíchđược giao theo quy định của pháp luật về đất đai.

Mục 2: RỪNG ĐẶC DỤNG

Điều 49.Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng

1. Việc phát triển,sử dụng rừng đặc dụng phải bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đadạng sinh học và cảnh quan khu rừng.

2. Vườn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên phải được xác định rõ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phânkhu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính và vùng đệm.

3. Mọi hoạt động ởkhu rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo quy chế quản lýrừng.

Điều 50. Tổchức quản lý rừng đặc dụng

1. Các khu rừng đặcdụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải có Ban quản lý. Ban quản lýkhu rừng đặc dụng là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thànhlập.

2. Đối với nhữngkhu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thànhlập Ban quản lý; trường hợp không thành lập Ban quản lý thì cho tổ chức kinh tếthuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trườngdưới tán rừng.

3. Đối với nhữngkhu rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tổchức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệptrực tiếp quản lý.

Điều 51.Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính củavườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

Việc khai thác lâmsản phải tuân theo quy chế quản lý rừng, không được gây hại đến mục tiêu bảo tồnvà cảnh quan của khu rừng và phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Được khai thácnhững cây gỗ đã chết, gãy đổ; thực vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừngnguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quảnlý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danhmục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

2. Không được săn, bắt, bẫy cácloài động vật rừng.

Điều 52. Hoạtđộng nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng

1. Ban quản lý khurừng đặc dụng được tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiêncứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,báo cáo kết quả hoạt động lên cơ quan quản lý cấp trên.

2. Việc nghiên cứukhoa học, giảng dạy, thực tập của cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo,nhà khoa học, học sinh, sinh viên trong nước phải tuân theo các quy định sauđây:

a) Có kế hoạch hoạtđộng trong rừng đặc dụng được Ban quản lý khu rừng đặc dụng chấp thuận;

b) Chấp hành nộiquy khu rừng và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban quản lý khu rừng đặc dụng;tuân theo các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về bảovệ và phát triển rừng, pháp luật về đa dạng sinh học, pháp luật về giống cây trồng,pháp luật về giống vật nuôi và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Thông báo kết quả hoạt độngcho Ban quản lý khu rừng đặc dụng.

3. Việc nghiên cứu khoa học củacơ quan nghiên cứu khoa học, nhà khoa học, sinh viên nước ngoài phải tuân theocác quy định sau đây:

a) Có kế hoạch hoạt động trong rừngđặc dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được Ban quản lý khurừng đặc dụng chấp thuận;

b) Tuân theo quy định tại điểmb, điểm c khoản 2 Điều này.

4. Việc sưu tầm mẫu vật sinh vậtrừng tại các khu rừng đặc dụng phải tuân theo quy chế quản lý rừng.

Điều 53. Hoạtđộng kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trườngtrong rừng đặc dụng

1. Việc tổ chức hoạtđộng kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trườngtrong phạm vi khu rừng đặc dụng phải có dự án được cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt.

2. Các hoạt độngquy định tại khoản 1 Điều này phải tuân theo quy chế quản lý rừng, nội quy bảovệ khu rừng, pháp luật về du lịch, pháp luật về di sản văn hoá, pháp luật về bảovệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 54. Ổnđịnh đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của khu rừngđặc dụng

1. Không được didân từ nơi khác đến rừng đặc dụng.

2. Ban quản lý khurừng đặc dụng phải lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

3. Đối với phânkhu bảo vệ nghiêm ngặt mà chưa có điều kiện chuyển dân ra khỏi khu vực đó, Banquản lý khu rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cánhân để bảo vệ rừng.

4. Đối với phânkhu phục hồi sinh thái, Ban quản lý khu rừng đặc dụng khoán rừng để bảo vệ vàphát triển rừng đặc dụng cho hộ gia đình, cá nhân tại chỗ.

5. Đối với vùng đệmcủa khu rừng đặc dụng, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừngcủa vùng đệm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng theo quy chế quản lýrừng.

Mục 3: RỪNGSẢN XUẤT

Điều 55.Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất

1. Rừng sản xuấtđược Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thànhphần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 24, khoản 3 và khoản 4Điều 25 của Luật này để cung cấp lâm sản, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo hướngthâm canh lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kết hợp kinh doanh cảnh quan,nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

2. Việc khai thác,sử dụng rừng sản xuất phải bảo đảm duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chấtlượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng.

3. Chủ rừng phảicó kế hoạch trồng rừng ở những diện tích đất rừng sản xuất chưa có rừng, sản xuấtlâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp; có biện pháp khoanh nuôi xúc tiếntái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng.

Điều 56. Rừngsản xuất là rừng tự nhiên

1. Việc tổ chức quảnlý rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

a) Những khu rừngsản xuất là rừng tự nhiên tập trung được Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chứckinh tế để sản xuất, kinh doanh;

b) Những khu rừngsản xuất là rừng tự nhiên phân tán, không thuộc các đối tượng quy định tại điểma khoản này được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảovệ, phát triển, sản xuất, kinh doanh.

2. Điều kiện sảnxuất, kinh doanh đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

a) Những khu rừngsản xuất là rừng tự nhiên đã có chủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

b) Chủ rừng là tổchức phải có hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gồm dự án đầutư, phương án quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng; khai thác rừng phảicó phương án điều chế rừng đã được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và pháttriển rừng phê duyệt;

c) Chủ rừng là hộgia đình, cá nhân phải có kế hoạch quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừngtheo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc kiểm lâm và đượcChủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt;

d) Chỉ được khaithác gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trừ các loàithực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủvề Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

3. Thủ tục khaithác gỗ và thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định nhưsau:

a) Đối với các tổchức khi khai thác phải có hồ sơ thiết kế khai thác phù hợp với phương án điềuchế rừng hoặc phương án hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh rừng được Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;

b) Đối với hộ giađình, cá nhân khai thác phải có đơn, báo cáo Uỷ ban nhân dân xã để tổng hợptrình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.

4. Việc khai thácrừng phải theo quy chế quản lý rừng và chấp hành quy phạm, quy trình kỹ thuật bảovệ và phát triển rừng; sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôi dưỡng, làmgiàu rừng cho đến kỳ khai thác sau.

Điều 57. Rừngsản xuất là rừng trồng

1. Chủ rừng sản xuấtlà rừng trồng phải có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, trồng rừng mới, bảo vệ rừng,kết hợp kinh doanh lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, cảnh quan, nghỉ dưỡng,du lịch sinh thái - môi trường trong khu rừng phù hợp với quy hoạch bảo vệ vàphát triển rừng từng vùng, quy chế quản lý rừng.

2. Việc khai thácrừng trồng được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp chủrừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng thì được tự quyết địnhviệc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng đượctự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếmthì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ;

b) Trường hợp rừngtrồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác trìnhcơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm khai thác từrừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừngtrồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định củaChính phủ;

c) Trồng lại rừngvào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện biện pháp tái sinhtự nhiên trong quá trình khai thác.

Điều 58. Rừnggiống

Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn và cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp của tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương có nhiệm vụ quy hoạch và chỉ đạo việc xây dựng hệ thống rừnggiống quốc gia và khu vực để chọn lọc, lai tạo, nhân giống và nhập nội các loạigiống cần thiết, bảo đảm cung ứng giống tốt cho việc trồng rừng. Việc bình tuyển,công nhận rừng giống, sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp phải tuân theoquy định của pháp luật về giống cây trồng.

Chương 5:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤCỦA CHỦ RỪNG

Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG

Điều 59.Quyền chung của chủ rừng

1. Được cơ quannhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuấtlà rừng trồng.

2. Được sử dụng rừngổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giaođất, cho thuê đất.

3. Được sản xuấtlâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng, trừ rừngđặc dụng.

4. Được hưởngthành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao, được thuê; bánthành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác.

5. Được kết hợpnghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môitrường theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Được bồi thườngthành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyếtđịnh thu hồi rừng.

7. Được hướng dẫnvề kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triểnrừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừngmang lại.

8. Được Nhà nước bảohộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được thuê.

Điều 60.Nghĩa vụ chung của chủ rừng

1. Bảo toàn vốn rừngvà phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quyđịnh trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng.

2. Tổ chức bảo vệvà phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được phê duyệt.

3. Định kỳ báo cáocơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt độngliên quan đến khu rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.

4. Giao lại rừngkhi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng.

5.Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện quy địnhcủa Luật này và các quy định khác của pháp luật; không làm tổn hại đến lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mục 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, BANQUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ

Điều 61.Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được khoán bảovệ rừng theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt và quy định của Chính phủ.

3. Được cho các tổchức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái - môi trường theo dựán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

4. Được tiến hànhhoặc hợp tác với tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa học theo kếhoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Tổ chức thực hiệncác hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

6. Xây dựng và tổchức thực hiện nội quy bảo vệ khu rừng.

7. Lập và trình cơquan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừngvà thực hiện phương án đã được duyệt.

Điều 62.Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại các điều 59, 60 và 61 của Luật này.

2. Được khai thác lâm sản trongrừng phòng hộ theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

3. Được khai thác lâm sản theoquy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản4 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật này đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽtrong khu rừng phòng hộ được giao cho Ban quản lý khu rừng phòng hộ.

Mục 3: QUYỀNVÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ TỔ CHỨC KINH TẾ

Điều 63.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừnggiống không thu tiền sử dụng rừng

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được bán sản phẩmrừng giống, giống cây rừng theo quy chế quản lý rừng.

3. Được thế chấp,bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn của mình.

4. Không được chuyểnđổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thếchấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tựnhiên, quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng có nguồn gốc từ ngân sách nhànước.

5. Việc sản xuất,kinh doanh giống cây rừng phải tuân theo pháp luật về giống cây trồng và phápluật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 64.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất có thutiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng rừng sản xuất

1. Trường hợp tiềnsử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nướcthì chủ rừng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được hưởng giátrị tăng thêm của rừng; được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy địnhtại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều56, khoản 2 Điều 57 của Luật này;

c) Được cho tổ chức,hộ gia đình, cá nhân thuê rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp -ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường,nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng;

d) Không được chuyểnđổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất làrừng trồng;

đ) Chỉ được thế chấp,bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầutư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao rừng.

2. Trường hợp tiềnsử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sáchnhà nước thì chủ rừng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được hưởng giátrị tăng thêm của rừng; được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất theo quy địnhtại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều56, khoản 2 Điều 57 của Luật này;

c) Được chuyển nhượngquyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; được thế chấp, bảolãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;

d) Được cho tổ chức,hộ gia đình, cá nhân thuê rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp -ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, đầutư nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng.

Điều 65.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được khai thác lâm sản trongrừng phòng hộ theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

3. Không được chuyển đổi, chuyểnnhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng phòng hộ được Nhà nước giao.

Điều 66.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được khai tháclâm sản trong rừng sản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm dkhoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật này.

3. Được sở hữu câytrồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thờihạn được thuê.

4. Chỉ được thế chấp,bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầutư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được thuê theoquy định của pháp luật.

Điều 67.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng phòng hộ, rừngđặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được khai thác lâm sản trongrừng phòng hộ được thuê theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

3. Được khai thác lâm sản trongrừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan theo quy định tại Điều 51 của Luật này.

Điều 68.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đểtrồng rừng

1. Tổ chức kinh tếđược Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ không bằng vốnngân sách nhà nước có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vậtnuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theoquy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 47 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, cho thuê,tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đấttheo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Được chuyển nhượng, cho thuê,tặng cho giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;

e) Góp vốn bằng giá trị rừng sảnxuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài.

2. Tổ chức kinh tế được Nhà nướccho thuê đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ có các quyền và nghĩavụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vậtnuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theoquy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 47 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng chorừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừngtrồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam;

đ) Góp vốn bằng giá trị rừng sảnxuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài.

Mục 4: QUYỀNVÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

Điều 69.Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Xây dựng khu rừngtheo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý về rừng.

3. Được khai thác, sử dụng rừng,tận thu lâm sản theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

4. Được chuyển đổi diện tích rừngđược giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân đượcđể thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

Điều 70.Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Đối với rừng sảnxuất là rừng trồng thì được khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luậtnày; được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằnggiá trị rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.

3. Đối với rừng sảnxuất là rừng tự nhiên thì được khai thác theo quy định tại Điều 56 của Luậtnày; chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăngthêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tạithời điểm được giao theo quy định của pháp luật.

4. Cá nhân được đểthừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

Điều 71.Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được hưởng giátrị tăng thêm của rừng do chủ rừng tự đầu tư trong thời gian được thuê theo quyđịnh của pháp luật.

3. Được thế chấp,bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình đầu tư theoquy định của pháp luật.

4. Đối với rừng sảnxuất là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước:

a) Được khai thác theo quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều 57 của Luật này;

b) Được chuyển nhượng, cho thuêlại quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

5. Đối với rừng sản xuất là rừngtự nhiên:

a) Được khai thác theo quy địnhtại Điều 56 của Luật này;

b) Chỉ được thế chấp, bảo lãnh,góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so vớigiá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được thuê theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 72.Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đấtđể trồng rừng

1. Hộ gia đình, cánhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ có cácquyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vậtnuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theoquy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 47 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được thế chấp, bảo lãnh, gópvốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Được chuyển nhượng, tặng cho,cho thuê lại rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừngsản xuất là rừng trồng; góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổchức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cánhân được để thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhànước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ có các quyền vànghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vậtnuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theoquy định tại Điều 47 và Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng chorừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừngtrồng tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; cá nhân được để thừa kế theoquy định của pháp luật;

đ) Góp vốn bằng giá trị rừng sảnxuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài.

3. Hộ gia đình, cá nhân được Nhànước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng, nếu tự đầu tư để thực hiện các biệnpháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, tạo thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ trênđất không có rừng thì cũng có các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều nàytrong trường hợp được giao đất; có các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điềunày trong trường hợp được thuê đất.

Mục 5: QUYỀNVÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ RỪNG KHÁC

Điều 73.Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là đơn vị vũ trang nhân dân

Đơn vị vũ trangnhân dân được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất không thu tiền sử dụngrừng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

2. Khai thác lâm sản trong rừngphòng hộ theo quy định tại Điều 47 của Luật này;

3. Khai thác lâm sản trong rừngsản xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 55, điểm b và điểm d khoản 2, điểm akhoản 3 và khoản 4 Điều 56 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

4. Không được chuyển đổi, chuyểnnhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thế chấp, bảolãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng và giá trị quyền sử dụngrừng.

Điều 74.Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được bán sản phẩmrừng trồng, cây giống và các lâm sản khác theo quy chế quản lý rừng.

3. Không được chuyểnđổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử dụng rừng; không được thếchấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng và giá trị quyềnsử dụng rừng.

Điều 75.Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhànước giao rừng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng

1. Trường hợp chủrừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao rừng sản xuất làrừng trồng có thu tiền sử dụng rừng hoặc cho thuê rừng sản xuất là rừng trồngtrả tiền một lần cho cả thời gian thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu câytrồng, vật nuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tựđầu tư;

c) Được thế chấp,bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổ chức tín dụng hoạt độngtại Việt Nam;

d) Góp vốn bằnggiá trị rừng sản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước,tổ chức, cá nhân nước ngoài;

đ) Được chuyển nhượng,tặng cho, cho thuê lại rừng theo quy định của pháp luật; cá nhân được để thừa kếtheo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp chủrừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước cho thuê rừng sản xuấtlà rừng trồng trả tiền hàng năm:

a) Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vậtnuôi và tài sản trên đất rừng sản xuất do chủ rừng tự đầu tư;

c) Được cho tổ chức, hộ giađình, cá nhân thuê lại rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngưnghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường,nghiên cứu khoa học;

d) Được thế chấp, bảo lãnh, gópvốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do mình đầu tư theo quy định củapháp luật.

Điều 76.Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước chothuê rừng sản xuất là rừng trồng

1. Có các quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được khai thác lâm sản trongrừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 55, khoản 2 Điều 57của Luật này.

3. Được sở hữu cây trồng, vậtnuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn đượcthuê.

4. Chỉ được thế chấp, bảo lãnh,góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so vớigiá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được thuê.

Điều 77.Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nướcngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để trồng rừng sảnxuất theo dự án đầu tư

1. Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.

2. Được sở hữu cây trồng, vậtnuôi và tài sản trên đất trồng rừng.

3. Được khai thác lâm sản theoquy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật này.

4. Được chuyển nhượng, tặng cho,cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đấttheo quy định của pháp luật về đất đai.

5. Được chuyển nhượng, tặng cho,cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; cá nhân được để thừa kế theo quy định củapháp luật.

6. Góp vốn bằng giá trị rừng sảnxuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài.

Điều 78.Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuấttheo dự án đầu tư

1. Chủ rừng là ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước chothuê đất trả tiền một lần để trồng rừng sản xuất có các quyền và nghĩa vụ sauđây:

a) Có các quyền vànghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vậtnuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theoquy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng cho,cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụngđất theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Được chuyển nhượng, tặng cho,cho thuê lại rừng sản xuất là rừng trồng; cá nhân được để thừa kế theo quy địnhcủa pháp luật;

e) Góp vốn bằng giá trị rừng sảnxuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài.

2. Chủ rừng là người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiềnhàng năm để trồng rừng sản xuất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Có các quyền và nghĩa vụ quyđịnh tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vậtnuôi và tài sản trên đất trồng rừng;

c) Được khai thác lâm sản theoquy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật này;

d) Được chuyển nhượng, tặng chorừng trồng; thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tại tổchức tín dụng hoạt động tại Việt Nam;

đ) Được góp vốn bằng giá trị rừngsản xuất là rừng trồng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người ViệtNam định cư ở nước ngoài.

Chương 6:

KIỂM LÂM

Điều 79. Chứcnăng của kiểm lâm

Kiểm lâm là lực lượngchuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lýnhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 80.Nhiệm vụ của kiểm lâm

1. Xây dựng chươngtrình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luậtvề bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

2. Hướng dẫn chủ rừnglập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủrừng.

3. Kiểm tra, kiểmsoát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển,kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảovệ và phát triển rừng.

4. Tuyên truyền, vậnđộng nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường,thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.

5. Tổ chức dự báonguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.

6. Bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.

7. Tổ chức việc bảovệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.

8. Thực hiện việchợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thựcvật rừng, động vật rừng.

Điều 81.Quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm

1. Trong khi thi hànhnhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức,hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việckiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theoquy định của pháp luật;

b) Xử phạt vi phạmhành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởitố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và pháttriển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật vềhình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Được sử dụng vũkhí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm lâm khôngthực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừngthì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 82. Tổchức, trang bị, chế độ chính sách đối với kiểm lâm

1. Lực lượng kiểmlâm được tổ chức theo hệ thống thống nhất, bao gồm:

a) Kiểm lâm trung ương;

b) Kiểm lâm tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương;

c) Kiểm lâm huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh.

2. Chính phủ quy định cụ thể về:

a) Nhiệm vụ, quyền hạn, tráchnhiệm, hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa kiểm lâm các cấpvới các tổ chức có liên quan ở địa phương;

b) Tiêu chuẩn, chức danh củacông chức kiểm lâm;

c) Trang bị đồng phục, phù hiệu,cấp hiệu, cờ hiệu, giấy chứng nhận kiểm lâm; trang bị vũ khí quân dụng, công cụhỗ trợ và các phương tiện chuyên dùng cho kiểm lâm;

d) Lương, phụ cấp ưu đãi nghề,chế độ thương binh, liệt sĩ và các chế độ đãi ngộ khác cho kiểm lâm.

Điều 83. Chỉđạo, điều hành lực lượng kiểm lâm

1. Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo thốngnhất về chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm;

b) Kiểm tra, chỉ đạoviệc thanh tra hoạt động của kiểm lâm;

c) Chỉ đạo và tổchức thực hiện việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, đồngphục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho kiểm lâm các cấp theo quy định của phápluật;

d) Chủ trì phối hợpvới các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ quy định về các chế độ, chính sáchđối với kiểm lâm, định mức biên chế kiểm lâm;

đ) Điều động lựclượng kiểm lâm trong trường hợp cần thiết;

e) Tổ chức việcđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức kiểm lâm.

2. Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạnsau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động củakiểm lâm trên địa bàn;

b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt độngcủa kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn;

c) Quản lý công chức kiểm lâm địaphương; bảo đảm kinh phí hoạt động cho kiểm lâm theo quy định của pháp luật.

3. Chủ tịch Uỷ bannhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạnsau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động củakiểm lâm trên địa bàn;

b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt độngcủa kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn.

Chương 7:

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, XỬLÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Điều 84. Giảiquyết tranh chấp

1. Các tranh chấpvề quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừngtrồng do Toà án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng,đất trồng rừng được áp dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Khi giải quyếtcác tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều này có liên quan đến quyền sử dụng đấtcó rừng thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất có rừng đó.

Điều 85. Xửlý vi phạm

1. Người phá rừng,đốt rừng, huỷ hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng trái phép; săn, bắn, bắt, bẫy,nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh, vận chuyểntrái phép lâm sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ vàphát triển rừng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chínhhoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụngchức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật trong việc giao rừng, chothuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, cho phép sử dụng rừng,khai thác lâm sản; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạntrong việc thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao che cho ngườivi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng hoặc có hành vi khác vi phạm cácquy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luậthoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 86. Bồithường thiệt hại

Người nào có hành vi vi phạmpháp luật về bảo vệ và phát triển rừng mà gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức,hộ gia đình, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Điều 85 của Luậtnày còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 87. Hiệulực thi hành

Luật này có hiệu lựcthi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2005.

Luật này thay thếLuật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991.

Điều 88. Hướngdẫn thi hành

Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12năm 2004.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Văn An

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 29/2004/QH11

Hanoi, December 03rd, 2004

 

LAW

ON FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for forest protection and development.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

This Law provides for the management, protection, development and use of forests (hereinafter referred collectively to as forest protection and development); and forest owners’ rights and obligations.

Article 2.- Application subjects

1. This Law applies to State agencies, domestic organizations, households and individuals, overseas Vietnamese as well as foreign organizations and individuals involved in forest protection and development in Vietnam.

2. In cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from the provisions of this Law, the provisions of such international agreements shall apply.

Article 3.- Term interpretation

In this Law the following terms are construed as follows:

1. Forest means an ecological system consisting of the populations of forest fauna and flora, forest microorganisms, forestland and other environmental factors, of which timber trees and bamboo of all kinds or typical flora constitute the major components with the forest canopy cover of 0.1 or more. Forests include planted forests and natural forests on production, protective and special-use forestland.

2. Forest canopy cover means the degree of coverage of forest canopy over forestland, which is indicated by the decimal fraction of the forestland covered by the forest canopy to the forestland acreage.

3. Forest development means the plantation of new forests, post-exploitation afforestation, the zoning off for forest regeneration and restoration, the improvement of poor forests and the application of other bio-forestrial techniques to increase forest areas, raise the value of bio-diversity, the forest product-supplying capacity, the protection capacity and other values of forests.

4. Forest owners mean organizations, households or individuals that are assigned or leased forests or land for afforestation and have their forest use rights as well as the ownership right over planted production forests recognized by the State; or that are transferred forests from other forest owners.

5. Ownership right over planted production forests means the forest owners’ right to possess, use and dispose of trees, animals and property associated with planted forests, which have been invested by forest owners during the forest-assignment or -lease terms for afforestation according to the provisions of forest protection and development legislation and other relevant law provisions.

6. Forest use rights mean the forest owners’ rights to exploit the utilities of, and enjoy yields as well as profits from, forests; to lease the forest use right via contracts in accordance with the provisions of forest protection and development legislation and civil legislation.

7. Registration of forest use rights and ownership right over planted production forests means the registration made by forest owners in order to have such rights recognized by competent State agencies.

8. Recognition of forest use rights and ownership right over planted production forests means the competent State agency recognizes such rights by way of inscribing them in land use right certificates or cadastral dossiers in order to establish the forest owners’ rights and obligations.

9. Forest use right value means the pecuniary value of forest use rights over a definite forest acreage during a certain forest use term.

10. Value of planted production forest means the pecuniary value of the ownership right over a definite acreage of planted production forest.

11. Forest price means the money amount calculated on a forest acreage unit, either prescribed by the State or formulated in the process of transactions on forest use rights or ownership right over planted production forests.

12. Forest use levy means the money amount payable by a forest owner for a certain forest acreage in cases where such owner is assigned forests by the State with collection of forest use levy.

13. Village population community means all households and individuals living in the same village, hamlet or equivalent unit.

14. Endangered, precious and rare forest plant and animal species mean plant and animal species of special economic, scientific and environmental value, which exist in small quantities in the nature or are threatened to extinction and which are on the lists of endangered, precious and rare forest plant and animal species subject to management and protection regime prescribed by the Government.

15. Buffer zone means the forest area, land area or water-surface land area bordering on a special-use forest that has the effect of preventing or reducing the encroachment upon that special-use forest.

16. Strictly-protected zones of special-use forests mean the areas subject to intact preservation, strict management and protection to oversee natural developments of the forests.

17. Ecological restoration zones of special-use forests mean the areas subject to strict management and protection for natural rehabilitation and regrowth of forests.

18. Service-administrative zones of special-use forests mean the areas used for construction of working offices and facilities for daily-life activities of special-use forest management boards, research and testing institutions, as well as tourism, recreation and entertainment facilities.

19. Forest products mean products exploited from forests, covering forest plants and animals and other forest organisms. Forest products include timbers and non-timber products.

20. Forest statistics means the cadastral dossier-based synthesization and assessment of the acreage and quality of assorted forests at the time of conducting the statistical work and of forest changes at the interval between two statistical times.

21. Forest inventory means the cadastral dossier-based and field synthesization and assessment of the acreage, reserves and quality of assorted forests at the time of inventory and of forest changes at the interval between two inventories.

Article 4.- Forest classification

Based on their major use purposes, forests are classified into three following kinds:

1. Protection forests, which are used mainly to protect water sources and land, prevent erosion and desertification, restrict natural calamities and regulate climate, thus contributing to environmental protection, including:

a/ Headwater protection forests;

b/ Wind- and sand-shielding protection forests;

c/ Protection forests for tide shielding and sea encroachment prevention;

d/ Protection forests for environmental protection.

2. Special-use forests, which are used mainly for conservation of nature, specimens of the national forest ecosystems and forest biological gene sources; for scientific research; protection of historical and cultural relics as well as landscapes; in service of recreation and tourism in combination with protection, contributing to environmental protection, including:

a/ National parks;

b/ Nature conservation zones, including nature reserves and species-habitat conservation zones;

c/ Landscape protection areas, including forests of historical or cultural relics as well as scenic landscapes;

d/ Scientific research and experiment forests.

3. Production forests, which are used mainly for production and trading of timber and non-timber forest products in combination with protection, contributing to environmental protection, including:

a/ Natural production forests;

b/ Planted production forests;

c/ Seeding forests, including the selected and recognized planted forests and natural forests.

Article 5.- Forest owners

1. The protective forest or special-use forest management boards, which are assigned forests or land by the State for forest development.

2. Economic organizations which are assigned or leased forests or land by the State for forest development or which have their forest use rights and ownership right over

planted production forests recognized by the State or which are transferred with such rights.

3. Domestic households and individuals that are assigned or leased forests or land by the State for forest development or that have their forest use rights and ownership right over planted production forests recognized by the State or that are transferred with such rights.

4. People’s armed force units which are assigned forests or land by the State for forest development.

5. Organizations involved in forestry-related scientific research and technological development, training or vocational training, which are assigned forests or land by the State for forest development.

6. Overseas Vietnamese investing in Vietnam and assigned or leased forests or land by the State for forest development.

7. Foreign organizations and individuals investing in Vietnam and leased forests or land by the State for forest development.

Article 6.- The State’s rights over forests

1. The State uniformly manages and disposes of natural forests and forests developed with the State’s capital, forests being planted forests over which the ownership right has been transferred from forest owners to the State; forest wild animals; forest microorganisms; forest landscapes and environment.

2. The State exercises the right to dispose of the forests prescribed in Clause 1 of this Article as follows:

a/ To decide on forest use purposes by approving and deciding on forest protection and development plannings and plans;

b/ To stipulate forest assignment quotas and forest use terms;

c/ To decide on forest assignment, lease and recovery and permit the change of forest use purposes;

d/ To evaluate forests.

3. The State regulates forest benefit sources through the following financial policies:

a/ To collect forest use levies and forest rents;

b/ To collect tax on forest use right transfer and transfer of the ownership right over planted production forests.

4. The State renders forest use rights to forest owners in the forms of forest assignment, forest lease, recognition of forest use rights or ownership right over planted production forests; and prescribes forests owners’ rights and obligations.

Article 7.- Contents of State management over forest protection and development

1. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on forest protection and development.

2. Elaborating, and organizing the implementation of, forestry development strategies as well as forest protection and development plannings and plans nationwide and in each locality.

3. Organizing surveys, determination and delimitation of boundaries of forests of all kinds on maps and on field, detailed to the administrative units of communes, wards and townships.

4. Conducting forest statistical and inventory work, monitoring changes in forest resources and land for forest development.

5. Assigning, leasing and recovering forests, changing forest use purposes.

6. Compiling and managing dossiers on forest and land assignment and lease for forest development; organizing registration and recognition of ownership right over planted production forests and forest use rights.

7. Granting and withdrawing permits of all kinds according to the provisions of forest protection and development legislation.

8. Organizing advanced scientific and technological research and application, international cooperative relations and human resource training for forest protection and development.

9. Disseminating and popularizing forest protection and development legislation.

10. Examining, inspecting and handling violations of forest protection and development legislation.

11. Settling forest disputes.

Article 8.- State management responsibilities for forest protection and development

1. The Government exercises the unified State management over forest protection and development.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development takes responsibility before the Government for exercising the State management over forest protection and development nationwide.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense and the other ministries as well as ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in exercising the State management over forest protection and development.

4. The People’s Committees at all levels shall have to exercise the State management over forest protection and development in their respective localities according to their competence.

The Government shall prescribe the organization, tasks and powers of specialized forestry agencies from central to district levels and of forestry officers in communes, wards and townships with forests.

Article 9.- Forest protection and development principles

1. Forest protection and development activities must ensure sustainable economic, social, environmental, defense and security development; be in line with the socio- economic development strategy and forestry development strategy; comply with the national and local forest protection and development plannings and plans; and comply with the forest management regulation issued by the Prime Minister.

2. To protect forests is the responsibility of all agencies, organizations, households and individuals. Forest protection and development must ensure the principles of managing forests in a sustainable manner; combining forest protection and development with rational exploitation so as to promote the efficiency of forest resources; closely combining afforestation, zoning off for forest tending, regeneration and enrichment with protection of the existing forest acreage; combining forestry with agriculture and fishery; boosting the economic-forest plantation in association with development of the forest-product processing industry with a view to raising the value of forest products.

3. Forest protection and development must be in line with the land-use plannings and plans. The forest and land assignment, lease, recovery and use-purpose change must comply with the provisions of this Law, the Land Law and other relevant law provisions, ensuring long-term stability along the direction of socialization of forestry.

4. To ensure the harmony between the State’s and forest owners’ interests; between the economic benefits of forests and the interests of protection, environmental protection and nature conservation; between the immediate and long-term interests, ensuring that forestry practitioners can live mainly on forestry.

5. Forest owners shall exercise their rights and perform their obligations in the forest- use terms according to the provisions of this Law and other law provisions, causing no harms to other forest owners’ legitimate interests.

Article 10.- State’s policies on forest protection and development

1. The State adopts investment policies for forest protection and development in association and synchronism with other socio-economic policies, prioritizing investment in infrastructure construction, human resource development, sedentarization and settlement, stabilization and improvement of the life of high-landers.

2. The State invests in activities of protecting and developing special-use forests, protection forests and national seeding forests; protecting and developing endangered, precious and rare forest plant and animal species; conducting scientific research and application, technological development and human resource training for forest protection and development; building a modern system for forest management, forest statistics and inventory and forest-resource change monitoring; building a specialized forest fire-fighting force; investing in material and technical foundations and providing equipment for forest fire fighting, prevention and elimination of organisms harmful to forests.

3. The State adopts policies to support the protection and enrichment of production forests being poor natural forests and the plantation of production forests of big and precious timber as well as specialty trees; to support infrastructure construction in raw material forests; to promote forestry and support people in areas that meet with many difficulties in forest development, production organization, forest product processing and sale.

4. The State encourages organizations, households and individuals to receive land for forest development in the areas of uncultivated land and bare hills; prioritizes the development and plantation of raw material forests in service of various economic branches; diversifies forms of land lease and bidding for afforestation; adopts policies on tax reduction and exemption for forest planters as well as policies for credit institutions to lend capital for afforestation at preferential interest rates, with grace terms or lending terms suitable to plants of different species and ecological characteristics of each region.

5. The State adopts policies to develop forest product markets, to encourage organizations, households and individuals of all economic sectors to invest in development of the forest product processing industry and traditional craft villages that process forest products.

6. The State encourages insurance for planted forests and a number of forestry production activities.

Article 11.- Financial sources for forest protection and development

1. The State budget allocations.

2. Financial sources of forest owners, organizations, households and other individuals investing in forest protection and development.

3. The forest protection and development funds which are formed from the sources of financial supports of domestic organizations, households and individuals, foreign organizations and individuals as well as international organizations; contributions of domestic organizations, households and individuals as well as foreign organizations and individuals that exploit or use forests, process, purchase, sell, import and/or export forest products, benefit from forests or directly affect forests; and other revenue sources prescribed by law.

The Government shall specify subjects and levels of contribution, cases entitled to contribution exemption or reduction as well as the management and use of forest protection and development funds.

Article 12.- Prohibited acts

1. Illegally logging or exploiting forests.

2. Illegally hunting, shooting, catching, trapping, caging or slaughtering forest animals.

3. Illegally collecting specimens in forests.

4. Illegally destroying forest resources or ecosystems.

5. Violating regulations on forest fire prevention and fighting.

6. Violating regulations on prevention and elimination of organisms harmful to forests.

7. Illegally encroaching upon, appropriating, or changing use purposes of, forests.

8. Illegally exploiting forest landscapes and environment as well as forestry services.

9. Illegally transporting, processing, advertising, trading in, using, consuming, storing, exporting or importing forest plants and animals.

10. Abusing one’s positions and/or powers to act against the regulations on forest management, protection and development.

11. Grazing cattle in the strictly-protected zones of special-use forests, newly-planted forests or coppices.

12. Raising or releasing animals or planting trees, which are of species other than the native ones in special-use forests without permission of competent State agencies.

13. Illegally exploiting biological resources, mineral resources and other natural resources; altering natural landscapes and developments of forests; exerting adverse impacts on the natural life of forest wildlife; illegally bringing toxic chemicals, explosives or inflammables into forests.

14. Illegally assigning, leasing forests; exchanging, transferring, inheriting, donating, mortgaging, providing guarantee or contributing capital with forest use right value or value of planted production forests.

15. Destroying works in service of forest protection and development.

16. Other acts of harming forest resources and ecosystems.

Chapter II

THE STATE’S RIGHTS REGARDING FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT

Section 1. FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT PLANNINGS AND PLANS

Article 13.- Principles for elaboration of forest protection and development plannings and plans

1. Forest protection and development plannings and plans must be compatible with the national and local overall socio-economic, defense and security development plannings and plans; the forestry development strategies, the land-use plannings and plans. Forest protection and development plannings and plans of all levels must ensure consistency and synchronism.

2. Forest protection and development plannings and plans must be elaborated in line with land-use plannings and plans. In cases where it is necessary to convert land under natural forests into land for other use purposes, new forest-planting plans shall be required to ensure the sustainable development of forests in each locality and across the country.

3. In order to raise their efficiency, feasibility and quality, forest protection and development plannings and plans must ensure the thrifty, sustainable and efficient exploitation and use of forest resources; the protection of forest ecosystems, historical and cultural relics as well as scenic places and landscapes; and the building of infrastructure and development of human resources.

4. The elaboration of forest protection and development plannings and plans must ensure democracy and publicity.

5. Forest protection and development plans must be compatible with forest protection and development plannings already approved and decided by competent State agencies.

6. Forest protection and development plannings and plans must be elaborated and approved or decided by competent State agencies in the final year of the preceding planning or plan period.

Article 14.- Bases for elaboration of forest protection and development plannings and plans

1. The elaboration of forest protection and development plannings must be based on the following:

a/ The socio-economic, defense and security development strategies and overall plannings, and the forestry development strategies;

b/ The land-use plannings of the whole country and of each locality;

c/ The results of implementation of forest protection and development plannings in the preceding period;

d/ The natural, living and socio-economic conditions as well as financial capabilities;

dd/ The current status and forecasts on the demand for, and capabilities of using, forests and land for afforestation, of organizations, households and individuals.

2. The elaboration of forest protection and development plans must be based on the following:

a/ The forest protection and development plannings already approved by competent

State agencies;

b/ The land-use plans;

c/ The results of implementation of forest protection and development plans in the preceding period;

d/ The natural, living, socio-economic conditions and financial capabilities;

dd/ The demand for, and capabilities of using, forests and land for afforestation, of organizations, households and individuals.

Article 15.- Contents of forest protection and development plannings and plans

1. The contents of forest protection and development plannings cover:

a/ Study, synthesis and analysis of natural, socio-economic, defense and security conditions, land-use plannings and current status of forest resources;

b/ Assessment of the situation on implementation of forest protection and development plannings in the preceding period, and forecast of demands for forests and forest products;

c/ Orientations and objectives of forest protection, development and use in each planning period;

d/ The area and distribution of assorted forests in the planning period;

dd/ Measures for management, protection, use and development of assorted forests;

e/ Solutions to implementation of forest protection and development plannings;

g/ Forecast of the efficiency of forest protection and development plannings.

2. The contents of forest protection and development plans cover:

a/ Analysis and assessment of the implementation of forest protection and development plans in the preceding period;

b/ Demands for assorted forest areas as well as for forestry products and services;

c/ Solutions to, programs and projects on, the implementation of forest protection and development plans;

d/ Implementation of the five-year and annual forest protection and development plans.

Article 16.- Forest protection and development planning and plan periods

1. Forest protection and development planning and plan periods must correspond to the socio-economic, defense and security development strategy and planning periods of the whole country and of each locality.

2. A forest protection and development planning period shall be 10 years.

3. A forest protection and development plan period shall be five years and each plan shall be concretized into annual forest protection and development plans.

Article 17.- Responsibilities for elaboration of forest protection and development plannings and plans

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize the elaboration of national forest protection and development plannings and plans.

2. The provincial/municipal People’s Committees shall organize the elaboration of forest protection and development plannings and plans of their localities.

3. The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns and cities shall organize the elaboration of forest protection and development plannings and plans of their respective localities.

4. The commune/ward/township People’s Committees shall organize the elaboration of forest protection and development plannings and plans of their respective localities under the guidance of the immediate superior People’s Committees.

Article 18.- Competence to approve and decide on forest protection and development plannings and plans, and decide on the establishment of forests

1. The competence to approve forest protection and development plannings is prescribed as follows:

a/ The Prime Minister shall approve national forest protection and development plannings, submitted by the Minister of Agriculture and Rural Development;

b/ The presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall approve forest protection and development plannings of their respective provinces or centrally-run cities, after getting the written evaluation opinions of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the approval by the People’s Councils of the same level;

c/ The provincial/municipal People’s Committees shall approve forest protection and development plannings of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities;

d/ The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities shall approve forest protection and development plannings of commune/ward/township People’s Committees.

2. The competence to approve and decide on forest protection and development plans is prescribed as follows:

a/ The Prime Minister shall approve the national plans on forest protection and development, submitted by the Minister of Agriculture and Rural Development;

b/ The People’s Committees of all levels shall elaborate forest protection and development plans of their respective localities and submit them to the People’s Councils of the same level for decision.

3. The competence to decide on the establishment of forests is prescribed as follows:

a/ The Prime Minister shall decide on the establishment of protection forests and special-use forests, which are of national or inter-provincial importance and submitted by the Minister of Agriculture and Rural Development;

b/ The presidents of provincial/municipal People’s Committees shall decide on the establishment of protection forests, special-use forests and production forests in their localities according to the approved forest protection and development plannings.

Article 19.- Adjustment of forest protection and development plannings and plans, establishment of forests

1. The adjustment of forest protection and development plannings and plans must be based on the following:

a/ The adjustment, if any, of socio-economic development, defense or security targets or adjustment of land-use plannings and plans by competent State agencies, which affects forest protection and development plannings and plans;

b/ The adjustment, if any, of forest protection and development plannings and plans by the immediate superior authorities, which affects forest protection and development plannings and plans;

c/ The urgent requirements for performance of socio-economic, defense or security tasks.

2. The State agencies which are competent to approve or decide on forest protection and development plannings and plans shall also be competent to adjust such plannings and plans.

3. The contents of adjustment of forest protection and development plannings shall constitute part of such plannings. The contents of adjustment of forest protection and development plans shall constitute part of such plans.

4. The State agency which is competent to decide on the establishment of a forest shall also be competent to adjust the establishment of such forest.

Article 20.- Publicization of forest protection and development plannings and plans

Within 30 days after they are approved by competent State agencies, forest protection and development plannings and plans must be publicized according to the following stipulations:

1. The People’s Committees at all levels shall have to publicize forest protection and development plannings and plans of their respective localities;

2. Forest protection and development plannings and plans shall be publicized at the People’s Committees’ offices throughout their effective period.

Article 21.- Implementation of forest protection and development plannings and plans

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize and direct the implementation of national forest protection and development plannings and plans; inspect and evaluate the implementation of provincial/municipal forest protection and development plannings and plans.

The People’s Committees of provinces and centrally-run cities, rural and urban districts, provincial towns and cities shall organize and direct the implementation of forest protection and development plannings and plans of their respective localities; inspect and evaluate the implementation of forest protection and development plannings and plans of the immediate subordinates.

The commune/ward/township People’s Committees shall organize and direct the implementation of forest protection and development plannings and plans of their respective localities.

2. For forest and afforestation land areas stated in the publicized local forest protection and development plannings and plans, which must be recovered but have not yet recovered by the State, the forest owners may continue using them for the purposes which have already been determined before the publicization of forest protection and development plannings and plans. In cases where forest owners have no demand for further use, the State shall recover forests or afforestation land and pay compensations or supports according to law provisions. After three years, if a forest protection and development plan cannot be implemented, the State agency competent to approve that plan must cancel it, adjust the planning and make public announcement thereon.

3. The competent agencies defined in Clause 1 of this Article shall inspect and evaluate the results of implementation of forest protection and development plannings and plans once every three years and every year, respectively.

Section 2. FOREST ASSIGNMENT, LEASE AND RECOVERY, CHANGE OF FOREST USE PURPOSES

Article 22.- Principles for forest assignment, lease and recovery and change of forest use purposes

1. The assignment, lease and recovery of forests as well as the change of forest use purposes must be effected by the right competent authorities.

2. The forest assignment, lease or recovery or the change of forest use purposes must be effected simultaneously with the land assignment, lease or recovery or change of land use purposes or grant of land-use right certificates.

3. The forest assignment or lease terms and limits must correspond to the land assignment or lease terms and limits prescribed by land legislation.

Article 23.- Bases for forest assignment and lease and forest use-purpose change

The forest assignment and lease as well as forest use-purpose change must be based on the following:

1. The forest protection and development plannings and plans already approved and decided by competent State agencies;

2. The forest fund, the land fund for production forests, protection forests and special- use forests;

3. The demands and capacities of organizations, households and individuals, as reflected in the investment projects or the applications for land or forest assignment, land or forest lease, land- or forest-use purpose change.

Article 24.- Assignment of forests

1. The State shall assign special-use forests without the collection of forest use levies to special-use forest management boards, scientific research and technological development institutions and forestry-training and vocational training establishments for special-use forest management, protection and development according to the approved and decided plannings and plans.

2. The State shall assign protection forests without the collection of forest use levies to protective forest management boards, economic organizations, people’s armed force units, households and individuals living therein for management, protection and development according to the plannings and plans approved and decided in accordance with protective-forest land assignment under the provisions of the Land Law.

3. The assignment of production forests is prescribed as follows:

a/ The State shall assign natural production forests and planted production forests without the collection of forest use levies to households and individuals living therein and directly involved in forestrial labor in line with the assignment of land for production forest development according to the provisions of the Land Law; to economic organizations for production of forest plant saplings; to people’s armed force units for use in combination with defense and security tasks; and to protective forest management boards in cases where production forests are intermingled with protection forests already assigned to them;

b/ The State shall assign natural production forests or planted production forests with the collection of forest use levies to economic organizations;

c/ The State shall assign planted production forests with the collection of forest use levies to overseas Vietnamese who invest in Vietnam for execution of forestry investment projects according to law provisions on investment;

d/ The Government shall prescribe in detail the assignment of production forests.

Article 25.- Lease of forests

1. The State shall lease protection forests to economic organizations with the annual rent payment, for forest protection and development in combination with forestry- agricultural-fishery production, landscape business, convalescence and/or eco- environmental tourism.

2. The State shall lease special-use forests being landscape protection zones to economic organizations with the annual rent payment, for forest protection and development in combination with landscape business, convalescence and/or eco- environmental tourism.

3. The State shall lease production forests to domestic economic organizations, households and individuals with the annual rent payment, for forestry production, for combined forestry-agricultural-fishery production, landscape business, convalescence and/or eco-environmental tourism.

4. The State shall lease planted production forests to overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals with the lump-sum rent payment for the whole lease term or with the annual rent payment, for execution of forestry investment projects according to the provisions of investment legislation, for combined forestry-agricultural-fishery production, landscape business, convalescence and/or eco-environmental tourism.

The Government shall prescribe the lease of natural forests to overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals.

Article 26.- Recovery of forests

1. The State shall recover forests in the following cases:

a/ The State uses forests and afforestation land for defense, security purposes or national interests;

b/ The State needs to use forests and afforestation land for public interests or economic development under the approved plannings and plans;

c/ The organizations assigned forests by the State without the collection of forest use levies or with the collection of forest use levies of the State budget origin or with the annual rent payment are dissolved, go bankrupt, move to other places, reduce or no longer have the forest use demand;

d/ Forest owners return forests on their own will;

dd/ Forests are assigned or leased by the State for definite terms that have expired without extension;

e/ For twelve consecutive months after being assigned or leased protection forests, special-use forests or production forests for forest protection and development, forest owners fail to conduct forest protection and development activities;

g/ For twenty four consecutive months after being assigned or leased land for forest development, forest owners fail to conduct forest development activities according to plannings and plans already approved by competent State agencies;

h/ Forest owners use forests for wrong purposes, intentionally not fulfilling their obligations toward the State or seriously violating law provisions on forest protection and development;

i/ Forests are assigned or leased ultra vires or to the wrong subjects;

k/ Forest owners are individuals who die without heirs as prescribed by law.

2. When the State recovers the entire or part of their forests, forest owners shall be compensated for their labor fruits, investment results or recovered property, except for cases prescribed in Clause 3 of this Article.

The compensation upon forest recovery by the State shall take the form of assignment or lease of other forests for the same use purpose; assignment of land for the plantation of new forests; compensation in kind or cash at the time of issuance of forest recovery decisions.

In cases where forests are recovered from forest owners directly engaged in production according to the provisions of Points a and b, Clause 1 of this Article but no forests are available for compensation, apart from compensations in kind or cash, the persons having recovered forests shall also enjoy the State’s supports for life stabilization, training for job change.

3. The following cases shall not be entitled to compensation upon forest recovery by the State:

a/ Cases specified at Points f, g, h, i and j, Clause 1 of this Article;

b/ Forests are assigned or leased by the State with the investment capital originating from the State budget, including forest use levies, proceeds from the transfer of forest use rights, proceeds from the transfer of the ownership right over planted production forests; and money invested for forest protection and development.

Article 27.- Change of forest use purposes

1. The change of the use purposes of protection forests, special-use forests or production forests to other use purposes and the conversion of the use purpose of a kind of forest to that of another kind of forest must accord with the approved forest protection and development plannings and plans and be permitted by the competent State agencies defined in Clause 2, Article 28 of this Law.

2. The change of the use purpose of natural forests to another use purpose must be based on the conversion criteria and conditions prescribed by the Government.

Article 28.- Competence to assign, lease and recover forests, and change forest use purposes

1. The competence to assign, lease and recover forests is prescribed as follows:

a/ The provincial/municipal People’s Committees shall decide on assignment and lease of forests to domestic organizations and overseas Vietnamese; and lease of forests to foreign organizations and individuals;

b/ The People’s Committees of rural and urban districts, provincial towns and cities shall decide on assignment and lease of forests to households and individuals;

c/ The competent People’s Committees that assign or lease forests shall also be competent to recover such forests.

2. The competence to change the forest use purposes is prescribed as follows:

a/ The Prime Minister shall decide to change the use purposes of the entire or part of forests he/she has established;

b/ The presidents of provincial/municipal People’s Committees shall decide to change the use purposes of the entire or part of forests they have established.

Section 3. ASSIGNMENT OF FORESTS TO VILLAGE POPULATION COMMUNITIES; RIGHTS AND OBLIGATIONS OF VILLAGE POPULATION COMMUNITIES WITH ASSIGNED FORESTS

Article 29.- Assignment of forests to village population communities

1. The conditions for assignment of forests to village population communities are prescribed as follows:

a/ The village population communities have the same customs, practices and traditions of close community association with forests in their production, life, culture and belief; are capable of managing forests; have demand and file applications for forest assignment;

b/ The assignment of forests to village population communities must be in line with the approved forest protection and development plannings and plans; and match the capacity of the local forest funds.

2. Village population communities shall be assigned the following forests:

a/ Forests which they are managing or using efficiently;

b/ Forests which hold water sources in direct service of the communities or other common communal interests and cannot be assigned to organizations, households or individuals.

c/ Forests which lie in the areas adjoining villages, communes or districts and cannot assigned to organizations, households or individuals and must be assigned to village population communities for the sake of the communal interests.

3. The competence to assign forests to and recover forests from village population communities is prescribed as follows:

a/ The People’s Committees of rural or urban districts, provincial towns or cities shall, basing themselves on the approved forest protection and development plannings and plans as well as the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, decide on forest assignment to village population communities;

b/ The People’s Committees of rural or urban districts, provincial towns or cities shall have the competence to recover forests from village population communities according to the provisions of Points a, b, d, e, f, h and i, Clause 1, Article 26 of this Law or when such communities move to other places.

Article 30.- Rights and obligations of village population communities with assigned forests

1. Village population communities with assigned forests shall have the following rights:

a/ To have the forest use rights recognized by competent State bodies for stable and long term corresponding to the forest assignment term;

b/ To exploit and use forest products and other forest yields for public purposes and domestic use for community members; to conduct combined forestry-agricultural- fishery production according to this Law’s provisions and forest management regulation;

c/ To enjoy their labor fruits and investment results from the assigned forest areas;

d/ To be provided with technical guidance and capital supports according to the State’s policies for forest protection and development and benefit from forest protection and improvement works;

dd/ To be compensated for their labor fruits and investment results for forest protection and development according to the provisions of this Law and other relevant law provisions when the State issues forest recovery decisions.

2. Village population communities with assigned forests shall have the following obligations:

a/ To formulate forest protection and development rules compatible with this Law’s provisions and other relevant law provisions, submit them to the People’s Committees of rural or urban districts, provincial towns or cites for approval and organize the implementation thereof;

b/ To organize forest protection and development, periodically report to competent State agencies on changes of forest resources and activities related to forests under the guidance of commune/ward/township People’s Committees;

c/ To fulfill financial obligations and other obligations under law provisions;

d/ To return forests when the State issues forest recovery decisions or upon the end of the forest assignment term;

dd/ Not to divide forests among their members; not to convert, transfer, donate, lease, mortgage, provide guarantee or contribute business capital with, the value of the use rights over the assigned forests.

Section 4. REGISTRATION OF FOREST USE RIGHTS, OWNERSHIP RIGHT OVER PLANTED PRODUCTION FORESTS; FOREST STATISTICS AND INVENTORY, MONITORING OF FOREST RESOURCE DEVELOPMENTS

Article 31.- Registration of forest use rights and ownership right over planted production forests

1. Forest owners may register forest use rights and ownership right over planted production forests.

2. The first-time registration and registration of changes in forest use rights must be conducted simultaneously with the land use right registration according to the provisions of land legislation and forest protection and development legislation.

3. The registration of ownership right over planted production forests shall comply with the civil legislation’s provisions on property registration.

Article 32.- Forest statistics and inventory, monitoring of forest resource developments

1. The forest statistics and inventory and monitoring of forest resource developments are prescribed as follows:

a/ The forest statistical work shall be conducted annually and publicized in the first quarter of the subsequent year;

b/ The forest inventory shall be conducted once every five years and publicized in the second quarter of the subsequent year;

c/ The monitoring of forest resource developments shall be conducted regularly;

d/ The units subject to forest statistics and inventory as well as monitoring of forest resource developments are communes, wards and townships.

2. The responsibilities for forest statistics and inventory as well as monitoring of forest resource developments are prescribed as follows:

a/ Forest owners shall have to make forest statistics and inventory and monitor forest resource developments under the guidance of, and submit to the inspection by, specialized forestry agencies of the provinces and centrally-run cities, if they are domestic organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations or individuals investing in Vietnam; or specialized forestry agencies of urban districts, rural districts, provincial towns or cities, if they are domestic households or individuals;

b/ Forest owners shall have to declare data of forest statistics and inventory as well as forest resource developments according to the forms set by commune/ward/township People’s Committees;

c/ The commune/ward/township People’s Committees shall have to declare forest statistical and inventory data for forest areas under their direct management, which have not yet been assigned or leased;

d/ The People’s Committees at all levels shall have to organize and inspect forest statistics and inventory as well as the monitoring of forest resource developments;

dd/ The People’s Committees of lower level shall have to report on the results of forest statistics and inventory and forest resource developments to the People’s Committees of higher level; the provincial/municipal People’s Committees shall report on the results of forest statistics and inventory and forest resource developments to the Ministry of Agriculture and Rural Development;

e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, inspecting and synthesizing the annual forest statistical results and five-year forest inventory results.

g/ The Government shall periodically report to the National Assembly on the status and changes of forest resources.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and the Central Statistical Agency in, prescribing the contents and forms and guiding the methods of forest statistics and inventory as well as monitoring of forest resource developments.

Section 5. FOREST PRICES

Article 33.- Forest prices

1. The determination and publicization of forest prices are prescribed as follows:

a/ The Government shall prescribe principles and methods for determination of prices of forests of all kinds;

b/ Based on the Government-prescribed principles and methods for determination of prices of forests of all kinds, the provincial/municipal People’s Committees shall set specific prices of forests in their localities, submit them to the People’s Councils of the same level for approval before decision and publicization.

2. Forest prices shall be formulated in the following cases:

a/ They are prescribed by the provincial/municipal People’s Committees;

b/ They are the results of auction of forest use rights or ownership right over planted production forests;

c/ They are agreed upon by forest owners and relevant persons when exercising the right to transfer, lease, sublease, mortgage or contribute capital with the value of forest use rights or value of planted production forests.

3. Forest prices prescribed by the provincial/municipal People’s Committees shall be used as basis for:

a/ Calculation of land use levies and land rents when the State assigns or leases forests without going through auctions of forest use rights or ownership right over planted production forests;

b/ Calculation of assorted taxes, charges and fees according to law provisions;

c/ Calculation of the forest use right value when the State assigns forests without the collection of forest use levies;

d/ Compensation when the State recovers forests;

dd/ Calculation of compensation money payable by persons committing acts of violating the legislation on forest protection and development, causing harms to the State.

Article 34.- Auction of forest use rights and ownership right over planted production forests

1. The auction of forest use rights and ownership right over planted production forests shall be conducted in the following cases:

a/ The State assigns forests with the collection of forest use levies or lease forests for forest protection and development;

b/ For the handling of property being forests upon judgment execution;

c/ For the handling of contracts on mortgage of, or guarantee provision with, forest use right value or value of planted production forests for debt recovery;

d/ Other cases prescribed by the Government.

2. The winning prices of auctions of forest use rights and ownership right over planted production forests must not be lower than the forest prices prescribed by the provincial/municipal People’s Committees.

3. The auction of forest use rights and ownership right over planted production forests prescribed in Clause 1 of this Article must comply with the provisions of the auction legislation.

Article 35.- Value of forest use rights, value of planted production forests in the assets of organizations assigned forests by the State without the collection of forest use levies, and in the assets of State enterprises

1. For organizations which are assigned forests by the State without the collection of forest use levies, the value of forest use rights and the value of planted production forests shall be accounted into the value of assets assigned to such organizations.

2. For State enterprises which are assigned forests by the State with the collection of forest use levies or transferred with forest use rights and have paid the forest use levies

or forest transfer money originating from the State budget, such money amounts shall be included in the value of the State capital at the enterprises.

3. Upon the equitization of State enterprises in the cases prescribed in Clause 2 of this Article, if the equitized enterprises opt for the form of assignment of forests with the collection of forest use levies, the value of forest use rights and the value of planted production forests must be re-determined.

4. The Government shall prescribe in detail the calculation of the forest use right value and the value of planted production forests in the cases defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Chapter III

FOREST PROTECTION

Section 1. RESPONSIBILITIES FOR FOREST PROTECTION

Article 36.- Forest protection responsibilities of the entire people

1. State agencies, organizations, village population communities, households and individuals shall have to protect forests and strictly abide by forest protection regulations under the provisions of this Law, the legislation on fire prevention and fighting, the legislation on plant protection and quarantine, the legislation on veterinary and other relevant law provisions.

2. Organizations, households and individuals operating in or by the forests shall have to observe the forest protection regulations; promptly notify competent State bodies or forest owners of forest fires, organisms harmful to forests and acts of violating the regulations on forest management and protection; and submit to human resource and means mobilization by competent State bodies in case of forest fires.

Article 37.- Forest protection responsibilities of forest owners

1. Forest owners have to protect their forests; work out and implement plans and measures to protect forest ecosystems; prevent and fight forest logging; prevent and fight the illegal hunting, catching and trapping of forest animals; prevent and fight forest fires; prevent and eliminate forests’ harmful organisms under the provisions of this Law, the land legislation, the legislation on fire prevention and fighting, the legislation on plant protection and quarantine, the legislation on veterinary and other relevant law provisions.

2. Forest owners that fail to abide by the provisions of Clause 1 of this Article, causing loss of forests assigned or leased by the State shall be held responsible therefor according to law provisions.

Article 38.- Forest protection responsibilities of the People’s Committees at all levels

1. The provincial/municipal People’s Committees shall have to:

a/ Promulgate legal documents falling within their competence on management and protection of forests in localities;

b/ Organize the forest protection and development legislation dissemination, popularization and education;

c/ Organize and direct forest fire prevention and fighting, prevention and elimination of organisms harmful to forests in localities; direct and examine the protection of special-use forests and protection forests; and organize forest exploitation according to the Government’s regulations;

d/ Direct the organization of forest protection networks, mobilize and coordinate forces to prevent all acts that cause harms to forests in localities;

dd/ Inspect and examine the observance of forest protection and development legislation in localities; and sanction administrative violations in the domain of forest management and protection according to law provisions.

2. The People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities shall have to:

a/ Guide and direct the implementation of the State’s laws, policies and regimes on forest management, protection and exploitation within their respective localities;

b/ Direct and organize the forest protection and development legislation dissemination, popularization and education;

c/ Direct commune/ward/township People’s Committees in applying measures for forest protection and forest-product exploitation according to law provisions;

d/ Mobilize and coordinate forces in localities in order to prevent all acts that cause harms to forests to prevent and fight forest fires and prevent organisms harmful to forests;

dd/ Inspect and examine the observance of laws, policies and regimes on forest management and protection in localities; and sanction administrative violations in the domain of forest management and protection according to law provisions.

3. The commune/ward/township People’s Committees shall have to:

a/ Guide and direct the implementation of the State’s laws, policies and regimes on forest management, protection and exploitation in their respective localities;

b/ Direct villages, hamlets and equivalent units in formulating and observing rules on forest protection and development in localities in accordance with law provisions;

c/ Coordinate with ranger, police, military forces and mass organizations in protecting forests in localities; detect and prevent in time acts that encroach upon or destroy

forests;

d/ Organize the forest protection legislation dissemination and education; guide people to apply measures on fire prevention and fighting, and mobilize fire-fighting forces in localities;

dd/ Organize forest management and protection and adopt plans to be submitted to higher-level People’s Committees for putting in use those forest areas which have not yet been assigned or leased by the State;

e/ Guide people in implementing forest protection and development plannings and plans, combining forestry-agricultural and fishery production, milpa farming, sedentarization, intensive farming, crop rotation and pasturing according to the approved forest protection and development plannings and plans;

g/ Inspect the observance of laws, policies and regimes on forest management and protection by organizations, households, individuals and rural population communities in localities; and sanction administrative violations in the domain of forest management and protection according to law provisions.

4. The presidents of lower-level People’s Committees shall be answerable to the presidents of higher-level People’s Committees and the presidents of provincial/municipal People’s Committees shall be answerable to the Prime Minister, for the occurrence of forest destruction and forest fires in their respective localities.

Article 39.- Ministries’ and ministerial-level agencies’ responsibilities for forest protection

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to assume the prime responsibility for, and coordinate with the other ministries and ministerial-level agencies in, directing the provincial/municipal People’s Committees to ensure the compliance with forest protection regulations according to the provisions of this Law; organizing the forecasting of forest fire danger; and building a forest fire prevention and fighting specialized force.

2. The Ministry of Public Security shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing the provincial/municipal People’s Committees in forest fire prevention and fighting according to the provisions of forest fire prevention and fighting legislation and this Law; prevention of and fight against violations of the forest protection and development legislation.

3. The Ministry of Defense shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing the provincial/municipal People’s Committees to protect forests in border and island areas as well as key defense and security areas; mobilizing forces to participate in forest fire fighting, rescue and salvage; and participating in the prevention of and fight against violations of the forest protection and development legislation.

4. The Ministry of Culture and Information shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing the provincial/municipal People’s Committees to organize the management and protection of special-use forests related to cultural relics.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing the provincial/municipal People’s Committees to organize the management and protection of biodiversity and forest environment.

6. The other ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in protecting forests.

Section 2. CONTENTS OF FOREST PROTECTION

Article 40.- Protection of forest ecosystems

1. All production and business activities or other activities that directly affect forest ecosystems as well as the growth and development of forest organisms must comply with the provisions of this Law, the environmental protection legislation, the plant protection and quarantine legislation, the veterinary legislation and other relevant law provisions.

2. All activities of building, alteration or dismantlement of works that affect forest ecosystems as well as the growth and development of forest organisms must be accompanied with the assessment of environmental impacts according to the provisions of environmental protection and commence only when they are permitted by competent State agencies.

Article 41.- Protection of forest plants and animals

1. The exploitation of forest plants must comply with the forest management regulation issued by the Prime Minister as well as forest exploitation processes and regulations promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. The hunting, catching, trapping and caging of forest animals must be permitted by competent State bodies and comply with law provisions on wildlife conservation.

3. The endangered, precious and rare forest plant and animal species; and their gene sources must be managed and protected under special regimes.

The Government shall prescribe regimes for management and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and lists of endangered, precious and rare forest plant and animal species.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall prescribe the exploitation of forest plants, hunting of forest animals, tools and means banned or restricted from use; species, minimum sizes of forest plant and animal species and seasons allowed for exploitation and hunting; and areas where forest exploitation is banned.

Article 42.- Forest fire prevention and fighting

1. In concentrated and fire-prone forests, forest owners must adopt plans on forest fire prevention and fighting; when planting new concentrated forests, they must design and build firebreak boundaries, canals, watchtowers, signboards and information systems according to law provisions on fire prevention and fighting; and submit to the guidance as well as inspection by competent State bodies.

2. In case of being permitted to build a fire in or close to forests to clear off hills or fields to prepare land for afforestation, or to build a fire before the dry season or to use flame in daily-life activities, the persons building fires must apply fire prevention and fighting measures.

3. Organizations, households and individuals that build or conduct activities on works crossing forests such as railways, roads, power transmission lines as well as eco-tourist activities and other activities in or by forests must abide by regulations on forest fire prevention and fighting; and comply with the forest fire prevention and fighting measures set by competent State bodies and forest owners.

4. In case of outbreak of forest fires, forest owners must promptly extinguish the fires and immediately report them to competent State bodies; if necessary, the People’s Committees of all levels shall have the responsibility and competence to mobilize all necessary forces and means in localities, and coordinate various forces in order to extinguish forest fires in a timely and efficient manner.

In cases where a forest fire breaks out in a vast area, threatening to cause disaster and entailing the emergency state, the forest fire fighting must comply with the law provisions on emergency.

The Government shall prescribe in detail the forest fire prevention and fighting and overcoming of forest fire consequences.

Article 43.- Prevention and elimination of organisms harmful to forests

1. The prevention and elimination of organisms harmful to forests must comply with the provisions on plant protection and quarantine legislation as well as veterinary legislation.

2. Forest owners must take measures to prevent and eliminate organisms harmful to forests; when detecting such organisms in the forest areas assigned or leased to them, they must immediately notify such to the nearest plant or animal protection and quarantine agencies for guidance and support in prevention and elimination measures.

Forest owners shall take responsibility for the spread of epidemics harmful to forests if they fail to take measures to prevent and eliminate organisms harmful to forests according to the provisions of this Law as well as the legislation on plant protection and quarantine and legislation on veterinary.

3. The agencies in charge of plant and animal protection and quarantine shall have to organize the forecasting of organisms harmful to forests; guide and support forest owners in taking measures to prevent and eliminate such organisms; organize the prevention and elimination of organisms harmful to forests in case of their potential spread.

4. The State encourages the application of bio-forestry and biological measures to the prevention and elimination of organisms harmful to forests.

Article 44.- Trading, transportation, export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import and transit of forest plants and animals

1. The trading and transportation of forest plants and animals as well as their products must comply with laws.

2. The export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import and transit of forest plants and animals and their products must comply with the provisions of Vietnamese law and international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

3. The importation of forest plant varieties and animal breeds must comply with the provisions of the legislation on biodiversity conservation, legislation on plant protection and quarantine, legislation on veterinary, legislation on plant varieties and legislation on animal breeds.

The Government shall prescribe and promulgate the lists of forest plants and animals permitted for import; forest plants and animals banned from export or subject to conditional export.

Chapter IV

FOREST DEVELOPMENT AND USE

Section 1. PROTECTION FORESTS

Article 45.- Principles for protective forest development and use

1. Headwater protection forests must be built into concentrated, inter-regional and multi-layer forests.

2. Protection forests for wind, sand or tide shielding, sea encroachment prevention or environmental protection must be built into forest belts suitable to the natural conditions of each region.

3. The combination of forestry-agricultural-fishery production, landscape business, convalescence, eco-environmental tourism and forest-product as well as other forest benefit exploitation must comply with the forest management regulations.

Article 46.- Organization of management of protection forests

1. Concentrated headwater protection forests covering an area of 5,000 hectares or more or of under 5,000 hectares but having important protection function, or important coastal preventive forests must have management boards. The protective forest-management boards are non-business organizations set up by competent State bodies according to the forest management regulations.

2. Protection forests not prescribed in Clause 1 of this Article shall be assigned or leased by the State to economic organizations, armed force units, households or individuals in localities for management, protection and use.

Article 47.- Exploitation of forest products in protection forests

1. In natural protection forests, it is allowed to exploit dead or diseased trees, trees standing in the areas with a density higher than that prescribed in the forest management regulation, except for endangered, precious and rare forest plant species banned from exploitation according to the Government’s stipulations on the regime of management and protection of endangered, precious and rare plant and animal species and the lists of such plant and animal species.

2. The exploitation of non-timber forest products in natural protection forests is prescribed as follows:

a/ It is allowed to exploit bamboo shoots, assorted bamboo in protection forests when the protection requirements are met according to the forest management regulations;

b/ It is allowed to exploit non-timber forest products without affecting the protection capacity of forests, except for endangered, precious and rare forest plant and animal species banned from exploitation according to the Government’s stipulations on the regime of management and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and the lists of such forest plant and animal species.

3. The exploitation of planted protection forests is prescribed as follows:

a/ It is allowed to exploit supportive trees, trim or prune forests when the planted forests have a density higher than that prescribed in the forest management regulations;

b/ It is allowed to exploit the major trees when they reach the exploitation standards by mode of selective harvest or clear-cut harvest in given forest strips or forest areas.

c/ After exploitation, forest owners must regenerate or replant forests right in the subsequent afforestation season and continue managing and protecting them.

4. The exploitation of forest products in protection forests must comply with the forest management regulation, strictly complying with the technical processes and regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development, ensuring the sustainable protection capacity of forests.

Article 48.- Management and use of production forests and land intermingled in protection forests

1. With regard to production forest areas intermingled in protection forests, forest owners are entitled manage and use them according to the production-forest provisions of Section 3, Chapter IV of this Law.

2. With regard to households’ and individuals’ residential land, land planted with annual crops or perennial trees, land for aquaculture or salt making, which is intermingled in protection forests not falling under the protective forest plannings, the concerned households and individuals may continue using such land for the right assigned purposes according to the provisions of land legislation.

Section 2. SPECIAL-USE FORESTS

Article 49.- Principles for development and use of special-use forests

1. The development and use of special-use forests must ensure the natural development, conserve biodiversity and landscape of such forests.

2. National gardens and nature conservation zones must be clearly defined with strictly- protected zones, ecological restoration zones, service-administration zones and buffer zones.

3. All activities in special-use forests must be permitted by forest owners and comply with the forest management regulations.

Article 50.- Organization of management of special-use forests

1. Special-use forests being national gardens or nature conservation zones must have management boards. The special-use forest management boards are non-business organizations set up by competent State bodies.

2. For special-use forests being landscape protection areas, competent State bodies shall set up management boards; in case of not setting up management boards, they shall lease forests to economic organizations for landscape business, convalescence or eco- environmental tourism under the forest cover.

3. Special-use forests being scientific research or experiment forests shall be assigned to forestry scientific research and technological development, training and vocational training organizations for direct management.

Article 51.- Exploitation of forest products in landscape protection areas and service- administrative zones of national gardens and nature conservation zones

The exploitation of forest products must comply with the forest management regulations, not badly affect the objectives of forest conservation and forest landscape protection, and comply with the following stipulations:

1. It is allowed to exploit dead or fell trees, non-timber forest plants, except for endangered, precious and rare forest plant species banned from exploitation according to the Government’s stipulations on the regime of management and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and the lists of endangered, precious and rare forest plant and animal species;

2. The hunting, catching and trapping of forest animals are not allowed.

Article 52.- Scientific research, teaching and practicing activities in special-use forests

1. The special-use forest management boards are allowed to conduct scientific research activities and provide scientific research services according to the plans already approved by competent State agencies and report on the results of their activities to the superior management agencies.

2. The scientific research, teaching and practicing activities of scientific research institutions, training establishments, scientists, pupils and students in the country must comply with the following stipulations:

a/ Having plans for such activities in special-use forests, approved by their management boards;

b/ Observing the forest rules and submitting to the guidance and inspection by the special-use forest management boards; observing the provisions of legislation on science and technology, legislation on forest protection and development, legislation on biodiversity, legislation on plant varieties, legislation on animal breeds and other relevant law provisions;

c/ Notifying the results of their activities to the special-use forest management boards.

3. Scientific research activities of foreign scientific research institutions, scientists and students must comply with the following stipulations:

a/ Having plans on activities in special-use forests, approved by competent State agencies and accepted by the special-use forest management boards;

b/ Observing the provisions of Points b and c, Clause 2 of this Article.

4. The collection of specimens of forest organisms in special-use forests must comply with the forest management regulations.

Article 53.- Combined activities of landscape business, convalescence and eco- environmental tourism in special-use forests

1. The organization of landscape business-cum- convalescence and eco-environmental tourism activities in special-use forests must be effected under projects ratified by competent State agencies.

2. Activities prescribed in Clause 1 of this Article must comply with the forest management regulations, forest protection rules, tourism legislation, legislation on cultural heritage, legislation on environmental protection and other relevant law provisions.

Article 54.- Stabilization of life of population living in special-use forests and buffer zones of special-use forests

1. It is forbidden to relocate population from other areas to settle in special-use forests.

2. Special-use forest management boards must elaborate projects on population relocation and resettlement and submit them to competent State agencies for ratification so as to relocate population from strictly-protected zones of special-use forests.

3. With regard to strictly-protected zones where conditions do not permit the relocation of population, the special-use forest management boards shall assign special-use forests to organizations or individuals on the basis of short-term package contracts for forest protection.

4. For ecological restoration zones, the special-use forest management boards shall assign special-use forests to local households and individuals on the basis of package contracts for protection and development.

5. With regard to buffer zones of special-use forests, the People’s Committees of all levels shall assign or lease forests of such buffer zones to organizations, households or individuals for use according to the forest management regulations.

Section 3. PRODUCTION FORESTS

Article 55.- Principles for development and use of production forests

1. Production forests shall be assigned or leased by the State to organizations, households and/or individuals of all economic sectors, that fully meet the conditions prescribed in Clause 3, Article 24, Clauses 3 and 4, Article 25 of this Law in order to supply forest products, combine production and business along the direction of intensive forestry-agricultural-fishery farming, and combine landscape business, convalescence and eco-environmental tourism.

2. The exploitation and use of production forests must ensure the maintenance of forest area, development of forest reserves and quality and comply with the forest management regulations.

3. Forest owners must make plans to plant forests in production forest land areas where forests are not available yet, combining forestry-agricultural-fishery production; and take measures to zone off for forest tending, regeneration and enrichment and raising of the forests’ economic efficiency.

Article 56.- Natural production forests

1. The organization of management of natural production forests is prescribed as follows:

a/ Production forests being concentrated natural forests shall be assigned or leased by the State to economic organizations for production and business;

b/ Production forests being scattered natural forests other than those prescribed at Point a of this Clause shall be assigned or leased by the State to organizations, households or individuals for protection, development, production and business.

2. The conditions for production and business with natural production forests are prescribed as follows:

a/ The natural production forest owners have been recognized by competent State bodies;

b/ Forest owners being organizations must have dossiers approved by competent State bodies, which comprise investment projects and forest management, protection and production as well as business plans; the forest exploitation must comply with the forest-regulating schemes already approved by State management agencies in charge of forest protection and development;

c/ Forest owners being households or individuals must have forest management, protection and production as well as business plans worked out under the guidance of commune/ward/township People’s Committees or rangers, which must be approved by the presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities;

d/ It is allowed to exploit only timber and plants of other kinds of natural production forests, except for endangered, precious and rare plant species banned from exploitation according to the Government’s stipulations on the regime of management and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and the lists of such forest plant and animal species.

3. The procedures for exploitation of timber and plants of other kinds of natural production forests are prescribed as follows:

a/ Forest-exploiting organizations must have exploitation design dossiers suitable to the forest-regulating schemes or forest production and business plans or schemes, approved by the provincial/municipal People’s Committee presidents;

b/ Forest-exploiting households and individuals must file applications and report to the commune People’s Committees for sum-up reports to the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities for approval.

4. The exploitation of forests must comply with the forest management regulations as well as technical processes and rules on forest protection and development; after exploitation, the organization of forest protection, nurturing and enrichment till the subsequent exploitation period is required.

Article 57.- Planted production forests

1. Owners of planted production forests must work out plans to nurture, tend, plant and protect such forests, combining forestry-agriculture-forestry, landscape business, convalescence and eco-environmental tourism therein in accordance with the forest protection and development planning of each region and with the forest management regulations.

2. The exploitation of planted forests shall comply with the following stipulations:

a/ In cases where forest owners invest their own money in planting, tending, nurturing and protecting forests, they shall be entitled to decide on the exploitation of planted forests by themselves. Products exploited from planted forests by forest owners may be freely circulated on the market. If planted forest trees are precious and rare timber trees, the exploitation thereof must comply with the Government’s regulations;

b/ In cases where forests are planted with the State budget capital, forest owners must compile exploitation dossiers and submit them to agencies competent to ratify capital sources for decision. Products exploited from planted forests by forest owners may be freely circulated on the market. If planted forest trees are precious and rare timber trees, the exploitation thereof must comply with the Government’s regulations;

c/ Forests must be replanted right after exploitation or natural regrowth measures must be applied in the exploitation process.

Article 58.- Seeding forests

The Ministry of Agriculture and Rural Development and the provincial/municipal specialized forestry agencies shall have to plan and direct the formation of a system of national and regional seeding forests in order to select, crossbreed, multiply and import necessary varieties, ensuring the supply of quality varieties for afforestation. The selection and recognition of seeding forests as well as the production and trading of forest saplings must comply with the law provisions on plant varieties.

Chapter V

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREST OWNERS

Section 1. GENERAL PROVISIONS ON THE RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREST OWNERS

Article 59.- Common rights of forest owners

1. To have their forest use rights and the right to use planted production forests recognized by competent State agencies.

2. To use forests for a stable, long term corresponding to the forest assignment or lease term as well as the land assignment or lease term.

3. To combine forestry-agricultural-fishery production according to the forest management regulations, except for special-use forests.

4. To enjoy their labor fruits and investment results on the assigned or leased areas; to sell such fruits and results to others.

5. To combine scientific research, landscape business, convalescence and eco- environmental tourism according to projects ratified by competent State bodies.

6. To be compensated for their labor fruits and investment results for forest protection and development according to the provisions of this Law and other relevant law provisions when the State issues decisions to recover forests.

7. To be provided with technical guidance and capital supports according to the State’s policies on forest protection and development and benefit from the public works of forest protection and improvement.

8. To have their legitimate rights and interests related to the assigned or leased forests protected by the State.

Article 60.- Common obligations of forest owners

1. To conserve forest funds and develop forests in a sustainable manner; to use forests for the right purposes within the boundaries defined in the forest assignment or lease decisions and according to the forest management regulations.

2. To organize forest protection and development according to the approved plannings, plans, projects and schemes.

3. To periodically report to competent State bodies on forest resource developments and activities related to forests according to the provisions of Clause 2, Article 32 of this Law.

4. To return forests to the State when the latter issues decisions to recover forests or when the forest-use terms expire.

5. To fulfill financial obligations and other obligations according to law provisions.

6. To observe the provisions of this Law and other law provisions; not to cause harms to legitimate interests of relevant organizations and individuals.

Section 2. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREST OWNERS BEING MANAGEMENT BOARDS OF SPECIAL-USE FORESTS OR PROTECTION FORESTS

Article 61.- Rights and obligations of special-use forest management boards

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To be assigned forests under package contracts according to forest protection and development plans already approved by competent State bodies and the Government’s regulations.

3. To lease forest landscapes to economic organizations for commercial eco- environmental tourism under projects already ratified by competent State bodies.

4. To conduct or cooperate with organizations and scientists in conducting scientific research according to plans already approved by competent State bodies.

5. To organize international cooperative activities within the ambit of their tasks and powers.

6. To formulate, and organize the implementa-tion of, forest protection rules.

7. To elaborate and submit to competent State bodies for approval forest management, protection and development schemes and implement the approved schemes.

Article 62.- Rights and obligations of protective forest management boards

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To exploit forest products in protection forests according to the provisions of Article 47 of this Law.

3. To exploit forest products according to the provisions of Clause 2, Article 55, Points b and d of Clause 2, Point a of Clause 3 and Clause 4 of Article 56, Clause 2 of Article 57 of this Law on the production forest areas intermingled in the protection forests assigned to them.

Section 3. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREST OWNERS BEING ECONOMIC ORGANIZATIONS

Article 63.- Rights and obligations of economic organizations assigned production forests being seeding forests by the State without the collection of forest use levies

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To sell products of seeding forests and forest saplings according to the forest management regulations.

3. To mortgage, provide guarantee or contribute capital with, the value of production forests planted with their own capital.

4. Not to convert, transfer, donate or lease forests or forest use rights; not to mortgage, provide guarantee or contribute capital with, the value of the right to use natural production forests or production forests planted with capital of the State budget origin.

5. The production and trading of forest saplings must comply with the legislation on plant varieties as well as legislation on forest protection and development.

Article 64.- Rights and obligations of economic organizations assigned production forests by the State with the collection of forest use levies or transferred with production forests

1. In cases where the paid forest use levies or forest transfer money amounts originate from the State budget, forest owners shall have the following rights and obligations:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

b/ To enjoy the added value of forests; to exploit forest products in production forests according to the provisions of Clause 2, Article 55, Points b and d of Clause 2, Point a

of Clause 3 and Clause 4 of Article 56, Clause 2 of Article 57 of this Law;

c/ To lease forests to organizations, households or individuals for combined forestry- agricultural-fishery production, landscape business, convalescence, eco-environmental tourism and scientific research according to the forest management regulations.

d/ Not to convert, transfer or donate the rights to use or own planted production forests;

dd/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with, only the added value of forest use rights, brought about by the forest owners’ investments as compared to that value determined at the time of forest assignment.

2. In cases where the paid forest use levies or forest transfer money amounts have not originated from the State budget, forest owners shall have the following rights and obligations:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

b/ To enjoy the added value of forests; to exploit forest products in production forests according to the provisions of Clause 2, Article 55, Points b and d of Clause 2, Point a of Clause 3 and Clause 4 of Article 56, Clause 2 of Article 57 of this Law;

c/ To transfer forest use rights and the ownership right over planted production forests; to mortgage, provide guarantee or contribute capital with, the value of forest use rights and value of planted production forests;

d/ To lease forests to organizations, households or individuals for combined forestry- agricultural-fishery production, landscape business, convalescence, eco-environmental tourism and investment in scientific research according to the forest management regulations.

Article 65.- Rights and obligations of economic organizations assigned protection forests by the State

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To exploit forest products in protection forests according to the provisions of Article 47 of this Law.

3. Not to convert, transfer, donate or lease the rights to use protection forests assigned by the State.

Article 66.- Rights and obligations of economic organizations leased production forests by the State

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To exploit forest products in production forests according to the provisions of Clause 2, Article 55, Points b and d of Clause 2, Point a of Clause 3 and Clause 4 of Article 56, Clause 2 of Article 57 of this Law.

3. To own trees, animals and property associated with the planted forests invested by forest owners themselves during the lease term.

4. To mortgage, provide guarantee or contribute capital with, only the added value of forest use rights, brought about by forest owners’ investments as compared to the forest use right value determined at the time of being leased with forests according to law provisions.

Article 67.- Rights and obligations of economic organizations leased protection forests or special-use forests being landscape protection areas by the State

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To exploit forest products in leased protection forests according to the provisions of Article 47 of this Law.

3. To exploit forest products in special-use forests being landscape protection areas according to the provisions of Article 51 of this Law.

Article 68.- Rights and obligations of economic organizations assigned or leased afforestation land by the State

1. Economic organizations assigned land by the State to plant production forests or protection forests with non-State budget capital shall have the following rights and obligations:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

b/ To own forest trees, animals and property on the land planted with forests;

c/ To exploit forest products according to the provisions of Clause 3 and Clause 4 of Article 47 and Clause 2 of Article 57 of this Law;

d/ To transfer, lease or donate land use rights; to mortgage, provide guarantee or contribute capital with, land use rights according to the provisions of land legislation;

dd/ To transfer, donate, lease or donate the value of planted production forests;

e/ To join domestic organizations, households or individuals as well as overseas Vietnamese by contributing capital with the value of planted production forests.

2. Economic organizations leased land by the State to plant production forests or protection forests shall have the following rights and obligations:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

b/ To own forest trees, animals and property on the land planted with forests;

c/ To exploit forest products according to the provisions of Clause 3 and Clause 4 of Article 47 and Clause 2 of Article 57 of this Law;

d/ To transfer or donate the planted production forests; to mortgage or provide guarantee with, the value of planted production forests at Vietnam-based credit institutions;

dd/ To join domestic organizations, households or individuals as well as overseas Vietnamese by contributing capital with the value of planted production forests.

Section 4. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREST OWNERS BEING HOUSEHOLDS AND INDIVIDUALS

Article 69.- Rights and obligations of households and individuals assigned protection forests by the State

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To build forests under the guidance of competent management agencies in charge of forests.

3. To exploit, use forests and fully tap forest products according to the provisions of Article 47 of this Law.

4. To swap the assigned forest areas with other households or individuals in the same communes, wards or townships; individuals may bequeath their forest use rights according to law provisions.

Article 70.- Rights and obligations of households and individuals assigned production forests by the State

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. For planted production forests, to exploit them according to the provisions of Clause 2, Article 57 of this Law; to transfer, donate, lease, mortgage, provide guarantee or contribute capital with, their value according to law provisions.

3. For natural production forests, to exploit them according to the provisions of Article 56 of this Law; to mortgage, provide guarantee or contribute capital with, only the added value of forest use rights, that is brought about by forest owners’ investments as compared to the forest use right value determined at the time of forest assignment according to law provisions.

4. Individuals may bequeath their forest use rights under law provisions.

Article 71.- Rights and obligations of households and individuals leased production forests by the State

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To enjoy the added value of forests, brought about by forest owners’ investments in the lease terms according to law provisions.

3. To mortgage, guarantee or contribute capital with, the value of planted production forests, which they have invested in according to law provisions.

4. For production forests planted with State budget capital:

a/ To exploit them according to the provisions of Point b, Clause 2, Article 57 of this Law;

b/ To transfer, sublease the forest use rights according to law provisions.

5. For natural production forests:

a/ To exploit them according to the provisions of Article 56 of this Law;

b/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with, only the added value of forest use rights, that is brought about by forest owners’ investments as compared to the forest use right value determined at the time of being leased forests according to law provisions.

Article 72.- Rights and obligations of households and individuals assigned or leased afforestation land by the State

1. Households and individuals assigned or leased afforestation land by the State shall have the following rights and obligations:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

b/ To own forest trees, animals and property on the land planted with forests;

c/ To exploit forest products according to the provisions of Clause 3 and Clause 4 of Article 47 and Clause 2 of Article 57 of this Law;

d/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with, land use rights according to the provisions of land legislation;

dd/ To transfer, donate or sublease planted production forests; to mortgage or provide guarantee with, the value of planted production forests; to join domestic organizations, households or individuals as well as overseas Vietnamese by contributing capital with the value of planted production forests; individuals may bequeath forests according to law provisions.

2. Households and individuals leased land by the State to plant production forests or protection forests shall have the following rights and obligations:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

b/ To own forest trees, animals and property on the land planted with forests;

c/ To exploit forest products according to the provisions of Article 47 and Article 57 of this Law;

d/ To transfer or donate planted production forests; to mortgage or provide guarantee with, the value of planted production forests at Vietnam-based credit institutions; individuals may bequeath forests according to law provisions;

dd/ To join domestic organizations, households or individuals as well as overseas Vietnamese by contributing capital with the value of planted production forests.

3. Households and individuals assigned or leased afforestation land by the State, if making investment by themselves in the application of measures to zone off for tending and regeneration or creation of production forests or protection forests on land without forests, shall also have the rights and obligations prescribed in Clause 1 of this Article in cases where they are assigned land; and shall have the rights and obligations prescribed in Clause 2 of this Article in cases where they are leased land.

Section 5. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF OTHER FOREST OWNERS

Article 73.- Rights and obligations of forest owners being people’s armed force units People’s armed force units assigned protection forests or production forests without the collection of forest use levies shall have the following rights and obligations:

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

2. To exploit forest products in protection forests according to the provisions of Article 47 of this Law;

3. To exploit forest products in production forests according to the provisions of Clause 2 of Article 55, Points b and d of Clause 2, Point a of Clause 3, and Clause 4 of Article 56, and Clause 2 of Article 57, of this Law;

4. Not to swap, transfer, donate or lease forests or forest use rights; not to mortgage, provide guarantee or contribute capital with, the value of planted production forests or forest use right value.

Article 74.- Rights and obligations of forest owners being forestry scientific research and technological development, training and vocational training organizations

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To sell products of planted forests, forest saplings and other products according to the forest management regulations.

3. Not to swap, transfer, donate or lease forests or forest use rights; not to mortgage, provide guarantee or contribute capital with, the value of planted production forests or forest use right value.

Article 75.- Rights and obligations of forest owners being overseas Vietnamese assigned or leased planted production forests by the State

1. In cases where forest owners are overseas Vietnamese assigned planted production forests by the State with the collection of forest use levies or leased planted production forests with lump-sum payment of forest rents for the whole lease term, they shall have the following rights and obligations:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

b/ To own trees, animals and property on the land of planted production forests which forest owners have invested in;

c/ To mortgage, or provide guarantee with, the value of planted production forests at Vietnam-based credit institutions;

d/ To join domestic organizations, households and individuals as well as foreign organizations and individuals by contributing capital with the value of planted production forests;

dd/ To transfer, donate or sublease forests according to law provisions; individuals may bequeath forests under law provisions.

2. In cases where forest owners are overseas Vietnamese leased planted production forests by the State with the annual payment of forest rents:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

b/ To own trees, animals and property on the land of planted production forests which forest owners have invested in;

c/ To sublease forests to organizations, households or individuals for combined forestry- agricultural-fishery production, landscape business, convalescence, eco-environmental tourism and scientific research;

d/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with, the value of planted production forests which they have invested in according to law provisions.

Article 76.- Rights and obligations of forest owners being foreign organizations and individuals leased planted production forests by the State

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To exploit forest products in planted production forests according to the provisions of Clause 2 of Article 55 and Clause 2 of Article 57 of this Law.

3. To own trees, animals and property associated with planted forests in which forest owners have invested by themselves during the lease terms.

4. To mortgage, provide guarantee or contribute capital with, only the added value of forest use rights, brought about by foreign investors’ investments, as compared to the forest use right value determined at the time of being leased the forests.

Article 77.- Rights and obligations of forest owners being overseas Vietnamese assigned land by the State with the collection of land use levies to plant production forests under investment projects

1. To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law.

2. To own trees, animals and property on the land planted with forests.

3. To exploit forest products according to the provisions of Clause 2, Article 57 of this Law.

4. To transfer, donate or lease the land use rights; to mortgage, provide guarantee or contribute capital with, the land use rights according to the provisions of land legislation.

5. To transfer, donate or lease planted production forests; individuals may bequeath forests under law provisions.

6. To join domestic organizations, households and individuals as well as overseas Vietnamese by contributing capital with the value of planted production forests;

Article 78.- Rights and obligations of forest owners being overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals that are leased land by the State for afforestation under investment projects

1. Foreign owners being overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals, that are leased land by the State to plant production forests with the lump-sum payment of land rents shall have the following rights and obligations:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

b/ To own trees, animals and property on the land planted with forests;

c/ To exploit forest products according to the provisions of Clause 2, Article 57 of this Law;

d/ To transfer, donate or sublease the land use rights; to mortgage, provide guarantee or contribute capital with, the land use rights according to the provisions of land legislation;

dd/ To transfer, donate or sublease planted production forests; individuals may bequeath forests under law provisions;

e/ To join domestic organizations, households and individuals as well as overseas Vietnamese by contributing capital with the value of planted production forests.

2. Foreign owners being overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals, that are leased land by the State to plant production forests with the annual payment of land rents shall have the following rights and obligations:

a/ To have the rights and obligations prescribed in Articles 59 and 60 of this Law;

b/ To own trees, animals and property on the land planted with forests;

c/ To exploit forest products according to the provisions of Clause 2, Article 57 of this Law;

d/ To transfer or donate the planted forests; to mortgage or provide guarantee with, the value of planted production forests at Vietnam-based credit institutions.

dd/ To join domestic organizations, households and individuals as well as overseas Vietnamese by contributing capital with the value of planted production forests.

Chapter VI

FOREST RANGERS

Article 79.- Functions of forest rangers

Forest rangers constitute a specialized force of the State, that has the functions of protecting forests, assisting the Minister of Agriculture and Rural Development and the presidents of the People’s Committees of all levels in exercising the State management over forests, ensuring the observance of forest protection and development legislation.

Article 80.- Tasks of forest rangers

1. To work out forest protection programs and plans, schemes on prevention and combat of acts of violating the legislation on forest protection and development, and on forest fire prevention and fighting.

2. To guide forest owners in elaborating and implementing forest protection schemes; to foster forest protection skills for forest owners;

3. To inspect and control the forest protection, exploitation and use as well as the circulation, transportation and trading of forest products; to prevent and fight acts of violating the legislation on forest protection and development.

4. To conduct propaganda among, and mobilize, people to protect and develop forests; to coordinate with commune/ward/township People’s Committees in building and professionally fostering mass forces to protect forests.

5. To organize the forecasting of forest fire dangers and organize a forest fire prevention and fighting specialized force.

6. To protect the forest owners’ legitimate rights and interests when such rights or interests are infringed upon by others.

7. To organize the protection of key special-use forests and protection forests.

8. To join international cooperation in the domain of forest protection and control of the trading of forest plants and animals.

Article 81.- Powers and responsibilities of forest rangers

1. While performing their duties, forest rangers shall have the following powers:

a/ To request concerned organizations, households and individuals to provide necessary information and documents for inspection and investigation; to conduct site inspection and gather evidences according to law provisions;

b/ To sanction administrative violations and apply measures to prevent acts of administrative violation, to take legal action against, and conduct criminal investigation of, acts of violating the legislation on forest protection and development according to the provisions of the legislation on handling of administrative violations, the criminal legislation and criminal procedure legislation;

c/ To use weapons and supportive instruments according to law provisions.

2. Forest rangers who fail to fulfill their assigned tasks and powers, letting forest destruction or forest fires occur shall have to bear responsibilities under law provisions.

Article 82.- Organization, equipment, regimes and policies for forest rangers

1. The forest ranger force shall be organized in a unified system, consisting of:

a/ The central forest rangers;

b/ The provincial/municipal forest rangers;

c/ The forest rangers of rural districts, urban districts, provincial towns and cities.

2. The Government shall specify:

a/ The tasks, powers, responsibilities, organizational system, operation mechanism and coordination mechanism between forest rangers of all levels and relevant agencies in localities;

b/ Criteria and positions of forest rangers;

c/ Forest ranger uniforms, badges, stripes, pennants and certificates; equipment of weapons, supportive instruments and specialized means for forest rangers;

d/ Wages, occupational preferential treatment allowances, war invalids, martyrs and other treatment regimes for rangers.

Article 83.- Direction and administration of forest rangers

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall have the following tasks and powers:

a/ To uniformly direct the professional activities of forest rangers;

b/ To supervise and direct the inspection of forest rangers’ activities;

c/ To direct and organize the equipment of weapons, supportive instruments, specialized means, uniforms, badges, insignias, pennants for forest rangers at all levels under law provisions;

d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries and ministerial-level agencies in submitting to the Government for promulgation regimes and policies for forest rangers and their payroll quotas;

dd/ To mobilize and transfer forest rangers when necessary;

e/ To organize the training and fostering of a contingent of public employee-forest rangers.

2. The presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have the following tasks and powers:

a/ To direct and inspect activities of forest rangers in their respective localities;

b/ To direct the coordination of activities between forest rangers and relevant agencies

in their respective localities;

c/ To manage forest rangers in their respective localities; ensure operation funding for forest rangers according to law provisions.

3. The presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns and cities shall have the following tasks and powers:

a/ To direct and inspect operations of forest rangers in their respective localities;

b/ To direct the coordination of activities between forest rangers and relevant agencies in their respective localities.

Chapter VII

SETTLEMENT OF DISPUTES OVER AND HANDLING OF LAW VIOLATIONS ON, FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT

Article 84.- Settlement of disputes

1. Disputes over the rights to use forests of all kinds and/or the ownership rights over planted production forests shall be settled by people’s courts. Disputes over forest land and/or afforestation land shall be settled according to the provisions of land legislation.

2. When settling disputes prescribed in Clause 1 of this Article, that relate to the right to use forest land, the people’s courts shall handle also the rights to use such land.

Article 85.- Handling of violations

1. Persons who destroy forests, burn forests or damage forest resources; illegally exploit forests; illegally hunt, catch, cage or slaughter forest animals; illegally purchase, sell, trade in or transport forest products or violate other law provisions on forest protection and development shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law provisions.

2. Persons who abuse their positions and/or powers to violate law provisions on forest assignment, lease or recovery, the conversion of forest use purposes, permission of forest use or forest exploitation; who are irresponsible or abuse their powers and/or positions in enforcing the legislation on forest protection and development; who cover violators of the legislation on forest protection and development or who commit other acts of violating the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liabilities according to law provisions.

Article 86.- Compensation for damage

Persons who violate the legislation on forest protection and development, thus causing damage to the State, organizations, households or individuals shall, apart from being handled according to the provisions of Article 85 of this Law, have to pay compensations for such damage in accordance with law provisions.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 87.- Implementation effect

This Law shall take effect as from April 1, 2005.

This Law replaces the 1991 Law on Forest Protection and Development.

Article 88.- Guidance for implementation

The Government shall detail and guide the implementation of this Law.

This Law was passed by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 6th session on December 3, 2004.

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Van An

Lược đồ

Lược đồ văn bản giúp bạn xác định vị trí của văn bản hiện tại trong mối quan hệ với các văn bản liên quan, bao gồm các văn bản ban hành trước và sau, từ đó nắm bắt nhanh các quy định hiện hành và các quy định đã được ban hành trước và sau.

Văn bản được hướng dẫn (0)
Là văn bản ban hành trước, có hiệu lực pháp lý cao hơn <<Văn bản đang xem>>, và được <<Văn bản đang xem>> hướng dẫn hoặc quy định chi tiết nội dung
Văn bản được hợp nhất (0)
Là văn bản ban hành trước, bao gồm các văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung, được <<Văn bản đang xem>> hợp nhất nội dung lại với nhau.
Văn bản bị sửa đổi bổ sung (0)
Là văn bản ban hành trước, bị <<Văn bản đang xem>> sửa đổi, bổ sung một số nội dung.
Văn bản bị đính chính (0)
Là văn bản ban hành trước, bị <<Văn bản đang xem>> đính chính các sai sót như căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày,...
Văn bản bị thay thế (0)
Là văn bản ban hành trước, bị <<Văn bản đang xem>> quy định thay thế, bãi bỏ toàn bộ nội dung
Văn bản được dẫn chiếu (0)
Là văn bản ban hành trước, trong nội dung của <<Văn bản đang xem>> có quy định dẫn chiếu trực tiếp đến điều khoản hoặc nhắc đến nó
Văn bản được căn cứ (0)
Là văn bản ban hành trước <<Văn bản đang xem>>, bao gồm các văn bản quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành <<Văn bản đang xem>>, văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành <<Văn bản đang xem>>.
Văn bản đang xem

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004


Cơ quan ban hành: Quốc hội

Số hiệu: 29/2004/QH11

Loại văn bản: Luật

Ngày ban hành: 03/12/2004

Hiệu lực: 
01/04/2005

Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường

Ngày đăng công báo: 02/01/2005

Số công báo: Số 2

Người ký: Nguyễn Văn An

Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019

Tình trạng hiệu lực: 
Hết hiệu lực toàn bộ
Văn bản liên quan ngôn ngữ (0)
Là bản dịch Tiếng Anh của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản hướng dẫn (0)
Là văn bản ban hành sau, có hiệu lực pháp lý thấp hơn Văn bản đang xem, được ban hành để hướng dẫn hoặc quy định chi tiết nội dung của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản hợp nhất (0)
Là văn bản ban hành sau, hợp nhất lại nội dung của Văn bản đang xem và văn bản sửa đổi, bổ sung của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản sửa đổi bổ sung (0)
Là văn bản ban hành sau, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của <<Văn bản đang xem>>
Văn bản đính chính (0)
Là văn bản ban hành sau, nhằm đính chính các sai sót như căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày,... của <<Văn bản đang xem>>.
Văn bản thay thế (0)
Là văn bản ban hành sau, có quy định đến việc thay thế, bãi bỏ toàn bộ nội dung của <<Văn bản đang xem>>

Hiệu lực

Cung cấp thông tin về văn bản gồm ngày ban hành, ngày có hiệu lực, ngày hết hiệu lực, trạng thái hiệu lực của văn bản, cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi văn bản này.


Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004

Hiệu lực liên quan

Văn bản thay thế (2)

Văn bản liên quan

Tổng hợp toàn bộ các văn bản có liên quan đến Văn bản đang xem, phân loại để dễ theo dõi danh mục văn bản theo từng kiểu liên quan đến Văn bản đang xem.

Văn bản Tiếng Việt

Văn bản Tiếng Anh

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất
Liên hệ theo SĐT Liên hệ qua Facebook Messenger Liên hệ qua Email
Mở Đóng