1. Trợ cấp thất nghiệp là gì? trợ cấp thất nghiệp có vai trò như thế nào?

Trợ cấp thất nghiệp là một chính sách xã hội được thiết lập trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nhằm hỗ trợ người lao động khi họ mất việc làm và không có nguồn thu nhập ổn định. Trợ cấp thất nghiệp được cung cấp để giúp người lao động vượt qua giai đoạn thất nghiệp, tìm kiếm việc làm mới và duy trì cuộc sống hàng ngày.

 Trợ cấp thất nghiệp được cấp cho người lao động trong các trường hợp:

  • Mất việc làm do chủ doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản
  • Mất việc làm cho chủ doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất kinh doanh dẫn đến việc thu hẹp lao động
  • Ngừng làm việc theo quy định của pháp luật về lao động
  • Mất việc làm do công ty tái cơ cấu doanh nghiệp sáp nhập mà cắt giảm nhân sự

Người lao động có quyền được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định và với mức hỗ trợ tương ứng thời gian hưởng trợ cấp và mức độ sẽ được quy định cụ thể trong Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động phải đáp ứng một số điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc trước khi mất việc.

Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền lợi của người lao động khi họ mất việc làm. Những vai trò chính của Bảo hiểm thất nghiệp có thể kể tới như:

- Hỗ trợ kinh tế: bảo hiểm thất nghiệp cung cấp một nguồn thu nhập thay thế cho người lao động khi họ mất việc làm. Trợ cấp thất nghiệp giúp duy trì một mức sống cơ bản, đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như tiền thuê nhà, tiền điện nước và các chi phí khác.

- Hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới: Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ cung cấp hỗ trợ tài chính mà còn hỗ trợ người lao động trong việc tìm kiếm việc làm mới, nó có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, đào tạo và giúp người lao động nâng cao khả năng tìm kiếm và tham gia vào thị trường lao động.

- Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ xã hội bằng cách làm thiểu tác động tiêu cực của thất nghiệp đối với cá nhân và gia đình. Nó giúp tránh tình trạng mất cân bằng xã hội, giảm bớt căng thẳng và khủng hoảng gia đình do mất việc làm.

- Khuyến khích sự linh hoạt và tham gia vào thị trường lao động: bảo hiểm thất nghiệp khuyến khích sự linh hoạt và sự tham gia của người lao động vào thị trường lao động. Người lao động có thể tự do tìm kiếm việc làm mới, tham gia vào các khóa đào tạo hoặc chuyển đổi ngành nghề mà không phải lo lắng về việc mất nguồn thu nhập.

- Tạo sự ổn định và tin tưởng: bảo hiểm thất nghiệp giúp tạo ra một môi trường ổn định và tin tưởng của người lao động

 

2. Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ khoản 3 điều 53 luật việc làm 2013 quy định về việc tạm dừng tiếp tục chấm dứt thường trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp:

  • Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Tìm được việc làm
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
  • Hưởng lương hưu hàng tháng năm sau hai lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng
  • Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng theo quy định của pháp luật trong 3 tháng liên tục
  • Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
  • Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
  • Chết
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
  • Bị tòa án tuyên bố mất tích
  • Bị tạm giam
  • Chấp hành hình phạt tù

 

3. Có việc làm nhưng vẫn nhận trợ cấp thất nghiệp có bị phạt không?

Theo như những phân tích ở trên của luật Minh Khuê ta có thể thấy trường hợp người lao động có việc làm sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có việc làm được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng trở nên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
  • Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm: đối với trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp trên là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm
  • Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động
  • Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm: ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động

Nếu người lao động đã có việc làm nhưng cố tình không khai báo về việc đã có việc làm sẽ bị xử phạt hành chính được quy định tại khoản 1, khoản 3 điều 40 Nghị định 12/22022/ NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động bảo hiểm xã hội: người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì trường hợp người lao động không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với trường hợp người lao động có một trong các hành vi:

  • Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xoá làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng hưởng bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm
  • Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp có việc làm, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, hưởng lương hưu hàng tháng, đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

- Người lao động khi vi phạm cần phải nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi không khai báo khi đó có việc làm.

 Do đó khi đã có việc làm mà người lao động công khai báo mà vẫn cố tình nhận trợ cấp thất nghiệp thì người lao động sẽ phải nộp phạt từ 1 đến 2 triệu đồng và phải có biện pháp khắc phục hậu quả đó là nộp toàn bộ số tiền đã được hưởng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trên đây là câu trả lời của luật Minh Khuê về trường hợp vẫn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm có bị phạt không. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6162 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp. Quý khách hàng có yêu cầu báo giá dịch vụ vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.