1. Khái niệm vốn lưu động

Trong một chu kì sản xuất, kinh doanh hình thái ban đầu của vốn lưu động là bằng tiền. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động bằng tiền mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu... Ở giai đoạn này vốn bằng tiền đã trở thành tài sản dưới hình thức vật tư. Ở giai đoạn tiếp theo, từ nguyên, nhiên, vật liệu... doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa của mình. Hàng hóa được doanh nghiệp sản xuất ra đem tiêu thụ và thu tiền về. Căn cứ hình thái trong sản xuất, kinh doanh vốn lưu động được chia làm hai loại là vốn lưu động đang sử dụng trong sản xuất (nguyên vật liệu, nhiên liệu...) và vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông hoặc vốn tiền mặt đang chờ sử dụng (sản phẩm sản xuất nhưng chưa tiêu thụ hoặc chưa thu tiền về, vốn bằng tiền mặt).

Vốn lưu động là phần vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng trước đó để có thể mua sắm, hình thành tài sản lưu động, cần thiết của doanh nghiệp, tài sản lưu động là một phần của vốn hoạt động, cũng như là yếu tố cần thiết để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra ổn định và phát triển.

Công tác quản lý phần vốn lưu động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý hàng tồn, các khoản chi, thu và tiền mặt. Tính vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, thời gian để có thể thanh toán được các khoản nợ đó và dự tính chi phí vận hành trong giai đoạn sau.

Vốn lưu động liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có vốn lưu động dương thì đồng nghĩa với việc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn và trong điều kiện hoạt động bình thường doanh nghiệp có thể quy đổi tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn. Như vậy, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp có vốn lưu động âm, tức là tài sản lưu động ít hơn các khoản nợ ngắn hạn. Điều này có nghĩa, nếu tất cả tài sẩn ngắn hạn được chuyển hóa thành tiền thì vẫn không đủ để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.Và nếu không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có khả năng sẽ phá sản.

 

2. Đặc điểm của vốn lưu động

Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.

Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.

Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng cải thiện đời sống của công nhân viên chức của doanh nghiệp.

 

3. Vai trò của vốn lưu động

Để phục vụ sản xuất, ngoài các tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị… thì doanh nghiệp cần có một khoản vốn lưu động khá lớn để mua sắm hàng hóa, trang thiết bị…

Vì vậy, vốn luân chuyển có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Vốn luân chuyển còn quyết định quy mô của doanh nghiệp, tác động lên giá thành của sản phẩm và khả năng nắm bắt thời cơ của doanh nghiệp.

Công ty nào cũng cần vốn luân chuyển để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.

 

4. Khái niệm vốn lưu động của công ty cổ phần

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tài sản lưu thông được đầu tư vào sản xuất kinh doanh của CTCP.

Như vậy, vốn lưu động bao gồm những giá trị của tài sản lưu động như: Nguyên vật liệu chính, phụ; nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế; công cụ dụng cụ; thành phẩm; hàng hóa mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm; vật tư thuê ngoài chế biến; vốn tiền mặt; thành phẩm trên đường gửi bán…

Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông giá trị của tài sản lưu động được hoàn trả lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.

 

5. Phân loại vốn lưu động

Căn cứ vào quá trình luân chuyển và tuần hoàn của vốn, vốn lưu động được chia làm ba loại:

– Vốn dự trữ: Là bộ phận vốn dùng để mua nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế và chuẩn bị đưa vào sản xuất.

– Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như sản phẩm đang dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân.

– Vốn lưu thông: Là phần vốn trực tiếp phục cụ cho việc lưu thông, tiêu thụ hàng hóa.

Căn cứ vào phương thức xác lập vốn, người ta chia vốn lưu động ra làm hai loại:

– Vốn lưu động định mức: Là vốn lưu động được quy định mức tối thiểu cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm hàng hóa mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, thuê ngoài chế biến.

– Vốn lưu động không định mức: Là vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có căn cứ để tính toán định mức.

Căn cứ theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động gồm:

– Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật vụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.

– Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn bằng tiền mặt, đầu tư công ty…

Căn cứ vào chủ sở hữu về vốn, vốn lưu đông bao gồm:

– Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

– Vốn vay hay các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.

 

6. Kết cấu vốn lưu động của công ty cổ phần 

 

6.1 Khái niệm

Kết cấu vốn lưu động của CTCP là tỷ trọng giữa từng bộ phận vốn lưu động trên tổng số vốn lưu động của CTCP.

 

6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động

Nhân tố về mặt sản xuất: gồm các nhân tố qui mô sản xuất, tính chất sản xuất, trình độ sản xuất, qui trình công nghệ, độ phức tạp của sản phẩm khác nhau thì tỷ trọng vốn lưu động ở các khâu dự trữ – sản xuất – lưu thông cũng khác nhau.

Nhân tố về cung ứng tiêu thụ: Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường cần rất nhiều vật tư, hàng hoá và do nhiều đơn vị cung cấp khác nhau. Nếu đơn vị cung ứng vật tư, hàng hoá càng nhiều, càng gần thì vốn dự trữ càng ít.

Nhân tố về mặt thanh toán: Sử dụng thể thức thanh toán khác nhau thì vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán cũng khác nhau. Do đó nó ảnh hưởng đến việc tăng giảm vốn lưu động chiếm dùng ở khâu này.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của CTCP.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Là chỉ tiêu tài chính phán ánh năng lực sử dụng vốn hiệu quả của đồng vốn trong lưu thông. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này gắn liền với hai nhân tố: Số vòng quay vốn lưu động và số ngày chu chuyển vốn lưu động.

Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phán ánh vốn được thực hiện trong một kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

Số ngày chu chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển lớn.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.

Hàm lượng vốn lưu động: Đây là mức đảm nhận vốn lưu động, phản ánh số vốn lưu động cần có thể đạt được một đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Suất hao phí của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận.

 

7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của CTCP

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Là chỉ tiêu tài chính phán ánh năng lực sử dụng vốn hiệu quả của đồng vốn trong lưu thông. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này gắn liền với hai nhân tố: Số vòng quay vốn lưu động và số ngày chu chuyển vốn lưu động.

- Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phán ánh vốn được thực hiện trong một kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

- Số ngày chu chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển lớn.

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.

- Hàm lượng vốn lưu động: Đây là mức đảm nhận vốn lưu động, phản ánh số vốn lưu động cần có thể đạt được một đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

– Suất hao phí của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận.