1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Bảo vệ môi trường 2014

- Nghị định 179/2013/NĐ-CP

- Bộ Luật Dân sự 2015

- Bộ Luật Hình sự 1999 (Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017)

- Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

Chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường xử lý như thế nào ? Thưa Luật sư! Hiện nay trong khu vực khu dân chúng tôi có 2 hộ kinh doanh chăn nuôi lợn cùng nhau. Nhưng nếu chúng tôi làm đơn đề nghị xã, huyện xử lý việc hộ kinh doanh chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường ở khu vực xung quanh bị xử lý như thế nào? có chấm dứt được không? để chúng tôi làm đơn. Tình tiết cụ thể như sau: Chúng tôi có 12 hộ dân sinh sống tại khu vực huyện ngoại thành Hà nội có 02 hộ dân chung nhau nuôi trên 1000 con lợn kinh doanh. Trong quá trình chăn nuôi, chủ cơ sở luôn tự ý bật quạt hút mùi chất thải của lợn bất cứ lúc nào họ muốn mà không được xử lý, đặc biệt là vào các giờ nghỉ ngơi như buổi trưa và ban đêm khiến cho mùi hôi thối từ phân lợn thải ra không khi vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đến giờ giấc nghỉ ngơi cũng như môi trường và sức khỏe mọi người sung quanh. Các gia đình đã có ý kiến đề nghị Chủ nhà vệ sinh sạch sẽ hoặc thay đổi phương thức xả thải và có biện pháp xử lý trước khi xả thải ra môi trường nhưng Chủ nhà không có biện pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà vẫn tiếp tục cho quạt hút mùi trong chuồng chăn nuôi đẩy ra ngoài không khí. Xin trân thành cảm ơn Luật sư!

Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường:

Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.

Như vậy,hộ kinh doanh chăn nuôi lợn này phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt vì là hộ kinh doanh chăn nuôi lợn nên việc xử lý chất thải lại rất cần thiết. Nếu họ không đảm bảo những yêu cầu trên mà gây ô nhiễm môi trường thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Cụ thể:

Nếu hành vi vi phạm của hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:

b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

Theo quy định này thì hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, hành vi gây ô nhiễm môi trường phải là nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước thì sẽ bị xử lý như sau:

Căn cứ vào mức độ, cũng như hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể cúa hộ gia đình để từ đó có mức xử phạt cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung thì khi có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hộ gia đình này sẽ bị xử phạt một trong những hình thức xử phạt chính sau:

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, nếu hộ gia đình này bị xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hoặc là bị cảnh cáo nếu trong trường hợp vi phạm lần đầu và không hành vi vi pháp pháp luật gây ô nhiễm môi trường không nghiêm trọng hoặc là sẽ bị xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng. Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì hộ gia đình này cũng có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hâu quả sau theo quy định tại điểm a, c và l của khoản 3, điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;

l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;

Vậy, để nhằm khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thì buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên.

Hành vi vi phạm pháp luật của hộ gia đình có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sự nếu như trước đó chủ cơ sở kinh doanh chăn nuôi lợn này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về gây ô nhiễm môi trường

Xin chào luật sư! E có một vấn đề cần nhờ luật sư tư vấn giúp ạ. Vì nghi ngờ e có quan hệ với ck mình mà chị lan đã phát tờ rơi có nội dung như sau: e là thương con nhà mẹ dịp nhà ở thôn 1, tính tình e hơi mát, lồn to nhất xóm, chồng bỏ chồng chê, nay e đi cướp chồng của người khác. Mọi người thấy e có giỏi không. Ai có nhu cầu liên hệ sđt ********e phục vụ 24/24. E là giáo viên mầm non nhưng giỏi cướp chồng và tình dục. Xin luật sư cho e hỏi hành vi trên của chị lan có bị vi phạm pháp luật ko? Và nếu có chị sẽ bị xử lí như thế nao? E xin chân thành cảm ơn ạ

Căn cứ vào Bộ Luật dân sự 2015.

Điều 34: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín:

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang bị xúc phạm về nhân phẩm và danh dự nên bạn đương nhiên có quyền gửi đơn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan công an, tòa án nhân dân...) để được giải quyết. Và bạn có quyền yêu cầu người đó bồi thường thiệt hại nhân phẩm, danh dự cho bạn.

Trong trường hợp hành vi đó xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của bạn, sẽ bị xử phạt theo

Điều 121. Tội làm nhục người khác:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.\

Chào luật sư..luật sư có thể cho e biết..e cho bạn mượn xe máy,bạn em lấy đi buôn bán ma tuý đá..khi e cho mượn ko hề hay biết bạn e sử dụng xe để buôn bán ma tuý..vậy luật sư cho e biết xe của e sẽ bị xử lí như thế nào..có được nhận lại xe và em có bị coi là đồng phạm trong việc này không.xin cám ơn luật sư

Căn cứ vào Bộ luật hình sự 1999:

“Điều 20. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

Như vậy, bạn và người có hành vi vi phạm không có sự bàn bạc, câu kết với nhau. Do đó, bạn của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm với tư cách đồng phạm với hành vi mau bán trái phép chất ma túy.

Căn cứ vào điều 106 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015

Điều 106: Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà cóthì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, sau khi điều tra xét xẻ thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án bạn sẽ nhận được phương tiện của mình theo đúng quy định của pháp luật

Xin hỏi luật sư, dì tôi có nhu cầu lập di chúc nhưng không muốn làm tại địa phương cư trú. Vậy nếu dì tôi lập di chúc tại nơi khác hoặc công chứng viên nơi khác cư trú được không? Cám ơn luật sư

Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự 2015

Điều 624: Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 630: Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì pháp luật không có quy định nơi bắt buộc lập di chúc hợp pháp

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Dân sự - Công ty Luật Minh Khuê.