Mục lục bài viết
- 1. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- 2. Xử phạt vi phạm với hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- 3. Hành vi vi phạm quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- 4. Hành vi vi phạm quy định về tuyển sinh đào tạo
- 5. Hành vi vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
1. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Câu hỏi: Thưa Luật sư, hành vi vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị xử phạt như thế nào? (NTT-Hưng Yên).
Trả lời:
Mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quy định tại Điều 5 văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Hình phạt chính:
- Hành vi không nộp lại quyết định thành lập, cho phép thành lập theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.
- Hành vi tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung quyết định thành lập, cho phép thành lập:Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.
- Hành vi gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.
- Hành vi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép:
+) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 40.000.000 - 60.000.000 đồng.
+) Đối với trường trung cấp: Phạt tiền từ 60.000.000 - 80.000.000 đồng.
+) Đối với trường cao đẳng: Phạt tiền từ 80.000.000 - 100.000.000.
Các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Thu hồi quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Buộc tiêu hủy quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
- Buộc hoàn trả cho tổ chức, cá nhân các khoản tiền đã thu; trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.
- Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được người học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác.
- Buộc thu hồi văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận kiểm định đã cấp.\
(Việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm cụ thể)
2. Xử phạt vi phạm với hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Trả lời: Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất sô 1307/VBHN-BLĐTBXH. Cụ thể:
Hình phạt chính:
- Hành vi không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thời hạn quy định tại quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.
- Hành vi tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.
- Hành vi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp ngoài địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
+) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.
+) Đối với trường trung cấp: Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.
+) Đối với trường cao đẳng: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.
- Hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
+) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.
+) Đối với trường trung cấp: Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.
+) Đối với trường cao đẳng: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.
- Hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi tăng quy mô tuyển sinh của từng chuyên ngành hoặc nghề so với quy mô tuyển sinh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
+) Mức tăng từ 10% - dưới 20%: Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.
+) Mức tăng từ 20% - dưới 30%: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.
+) Mức tăng từ 30% đến dưới 40%: Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng.
+) Mức tăng từ 40% trở lên: Phạt tiền từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng.
- Hành vi không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi Bổ sung chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, trình độ đào tạo; Chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Thay đổi cơ quan chủ quản, chủ đầu tư của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo đến nơi khác; Thành lập phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo mới; Liên kết với tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 50.000.000 - 70.000.000 đồng.
- Hành vi tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
+) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 40.000.000 - 60.000.000 đồng.
+) Đối với trường trung cấp: Phạt tiền từ 60.000.000 - 80.000.000 đồng.
+) Đối với trường cao đẳng: Phạt tiền từ 80.000.000 - 100.000.000 đồng.
Các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
- Buộc khôi phục quyền lợi học tập cho người học, hoàn trả cho người học các khoản đã thu đối; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
- Buộc chuyển người học về địa điểm đã được phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Buộc thu hồi và tiêu hủy giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
(Việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm cụ thể)
3. Hành vi vi phạm quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Câu hỏi: Thưa Luật sư, đối với các hành vi vi phạm về quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi xịn cảm ơn! (VHT-Thái Bình).
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 7 Văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH, hành vi vi phạm về quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.
- Đối với trường trung cấp không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.
- Đối với trường cao đẳng không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
4. Hành vi vi phạm quy định về tuyển sinh đào tạo
Câu hỏi: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các hành vi vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh bị xử phạt thế nào?
Trả lời:
Theo qiu định tại Điều 8 văn bản hợp nhất số 1307, người thực hiện các hành vi vi phạm quy định về tuyển sinh đào tạo bị xử phạt phạt như sau:
- Hành vi khai man hồ sơ tuyển sinh: Phạt cảnh cáo hoặc Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
- Hành vi tiếp tay cho việc khai man hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.
- Hành vi thông báo tuyển sinh không đầy đủ thông tin theo quy định hoặc không thực hiện đúng với nội dung của thông báo tuyển sinh phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.
- Hành vi vi phạm quy định về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.
- Hành vi thông báo tuyển sinh bằng bất cứ hình thức nào khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng .
- Hành vi thu nhận hồ sơ, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: Phạt tiền từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển hoặc quyết định trúng tuyển.
- Buộc hoàn trả cho người học các khoản tiền đã thu; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
- Buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên phương tiện thông tin đại chúng.
(Việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm cụ thể)
5. Hành vi vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh
Theo quy định tại Điều 9 Văn bản hợp nhất số 1307, hành vi vi phạm các quy định về đối tượng tuyển sinh có thể bị xử phạt như sau:
- Hành vi tuyển sinh sai đối tượng ở trình độ sơ cấp:
+) Sai dưới 10 người: Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
+) Sai từ 10 đến dưới 20 người học: Phạt tiền từ 500.000 đồng - 2.000.000 đồng.
+) Sai từ 20 người học trở lên: Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng.
- Hành vi tuyển sinh sai đối tượng trình độ trung cấp:
+) Sai dưới 10 người: Phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng.
+) Sai từ 10 đến dưới 20 người học: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng.
+) Sai từ 20 người học trở lên: Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.
- Hành vi tuyển sinh sai đối tượng trình độ cao đẳng:
+) Sai dưới 10 người: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.
+) Sai từ 10 đến dưới 20 người học: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng.
+) Sai từ 20 người học trở lên: Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng.
- Hành vi không thực hiện đúng quy định của quy chế tuyển sinh phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí hoàn trả; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.
(Việc áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm cụ thể)
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Các thông tin trên có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Minh Khuê