Mục lục bài viết
- 1. Bài thu hoạch là gì? Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 8 khóa 12 là gì?
- 2. Hướng dẫn cách làm bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 8 khóa 12.
- 3. Quan điểm, mục tiêu của Nhị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII
- 3.1 Bối cảnh, tình hình.
- 3.2 Quan điểm
- 3.3. Mục tiêu đến năm 2030
- 3.4. Tầm nhìn đến năm 2045
1. Bài thu hoạch là gì? Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 8 khóa 12 là gì?
- Bài thu hoạch là bài viết tự tổng kết, tự đánh giá của bản thân đã cảm nhận, được tích lũy, đã học được những gì sau chuyến đi, sau những buổi học, việc viết bài thu hoạch rất thường xuyên hiện nay.
- Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 8 khóa 12 là bài viết tổng kết lại những nội dung sau khi học tập, triển khai, quán triệt tại Nghị quyết Trung ương 8 khóa 12. Bài thu hoạch sẽ do Đảng viên, cán bộ , công chức , viên chức và những đối tượng học tập theo nghị quyết Trung ương 8 khóa 12.
2. Hướng dẫn cách làm bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 8 khóa 12.
- Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 8 khóa 12 áp dụng cho đối tượng Đảng viên , cán bộ, công chức, viên chức đều có sự tương đồng. Nội dung trong bài thu hoạch cần nêu cụ thể thông tin cá nhân, chức vụ, nghề nghiệp cụ thể. Nội dung chính bài thu hoạch nghị quyết gồm:
+ Quy định 08 - QĐi/TW 2018 quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên, trước hết là ủy viên bộ chính trị, ủy viên Ban bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
+ Nghị quyết 36-NQ/TW 2018 về chiến lược phát triển bền vựng kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.
+ Thông báo một số vấn đề công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ,
+ Kết luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, kế hoạch phát triển.
- Để đảm bảo bài thu hoạch chỉnh chu, cần lưu ý:
+ Thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân.
+ Đưa ra những điểm mới của Nghị quyết trung ương 8.
+ Quan điểm của Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức về thực hiện nội dung của nghị quyết.
+ Nêu ra mục tiêu, giải đáp về thực hiện các nội dung của Nghị quyết trung ương 8 có hiệu quả.
3. Quan điểm, mục tiêu của Nhị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII
3.1 Bối cảnh, tình hình.
- Dự báo trong thời gian tới, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước biển Đông. Ô nhiễm mỗi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển với bảo tồn biển trở thành xu thế chủ đạo. Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Ở trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; an ninh, trật tự , an toàn xã hội vẫn là những khó khăn, thách thức lớn.
3.2 Quan điểm
- Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
- Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động phát triển kinh tế đất nước.
- Giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển đi đôi với xây dựng xã hội gắn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Tăng cường quản lý tổng hợp , thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu, nước nước dâng. Đây mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học , phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.
- Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác nghiên , điều tra cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực về biển; kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập, hợp tác quốc tế, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu thế giới có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
3.3. Mục tiêu đến năm 2030
- Mục tiêu tổng quát: đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về kinh tế biển: các ngành kinh tế thuần biển đóng gió khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.
+ Về xã hội: chỉ số phát triển con người ( HDI ) của các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; thu thập bình quân của cả nước. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đầy đủ, đặc biệt là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục...
+ Về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển : tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn đầu trong ASEAN có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ biến đạt trình độ tiến tiến, hiện đại trên thế giới. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biến có năng lực, trình độ cao.
+ Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng : đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 và điều tra tỉ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm. Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật.
3.4. Tầm nhìn đến năm 2045
Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, anh toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc và khu vực về biển và đại dương.