1. Cho thuê lại lao động là gì?

Theo định nghĩa tại Bộ luật lao động năm 2019 thì cho thuê lại lao động và hoạt động cho thuê lại lao động được hiểu như sau:

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Xem thêm: Khi nào được điều chuyển người lao động sang làm việc ở vị trí khác?

 

2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 53 BLLĐ năm 2019, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau:

Thứ nhất, đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

Thứ hai, thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

Thứ ba, có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, cũng theo khoản 3 Điều này, bên thuê lại lao động sẽ không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp:

Một là: Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

Hai là: Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

Ba là: Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

 

3. Trong quan hệ cho thuê lại lao động, các bên chủ thể có quyền và nghĩa vụ gì?

3.1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại:

Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người lao động thì người lao động thuê lại còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

(1) Phải chấp hành đúng nội quy, kỷ luật lao động đồng thời tuân theo sự điều hành, quản lý và giám sát một cách hợp pháp của bên thuê lại lao động;

(2) Thực hiện các công việc theo như thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký kết với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

(3) Có quyền khiếu nại bên thuê lại lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động nếu có các hành vi vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;

(4) Tiền lương không được thấp hơn tiền lương của người lao động của doanh nghiệp thuê lại lao động mà có cùng trình độ, công việc hoặc công việc của 2 người lao động có giá trị như nhau;

(5) Được quyền thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tiến hành ký kết hợp đồng lao động trực tiếp với bên thuê lại lao động.

 

3.2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động:

Tương tự như những doanh nghiệp khác, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ chung và có một số quyền và nghĩa vụ riêng biệt như sau:

(1) Phải có trách nhiệm thông báo về những nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động cho người lao động biết;

(2) Có trách nhiệm bảo đảm cung cấp những người lao động phù hợp với yêu cầu về trình độ và các yêu cầu khác của bên thuê lại lao động và đúng như các nội dung của hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động;

(3) Trả tiền lương không được thấp hơn tiền lương của người lao động của doanh nghiệp thuê lại lao động mà có cùng trình độ, công việc hoặc công việc của 2 người lao động có giá trị như nhau;

(4) Thông báo về các nội dung trong sơ yếu lý lịch, những yêu cầu của người lao động cho bên thuê lại lao động biết;

(5) Có quyền xử lý kỷ luật lao động nếu người lao động vi phạm kỷ luật nếu bên thuê lại lao động trả lại người lao động vì lý do vi phạm của người lao động;

(6) Có trách nhiệm lập hồ sơ trong đó ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, thông tin về bên thuê lại lao động và báo cáo định kỳ cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. 

 

3.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động:

(1) Hướng dẫn, thông báo về nội quy lao động và các quy chế khác của mình cho người lao động thuê lại biết;

(2) Có thể thỏa thuận về việc tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động nếu hợp đồng lao động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động thuê lại chưa chấm dứt;

(3) Khi bố trí người lao động thuê lại làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì phải thỏa thuận với họ;

(4) Nếu người lao động thuê lại có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì có quyền và nghĩa vụ cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ để xem xét xử lý kỷ luật lao động;

(5) Đảm bảo điều kiện lao động công bằng giữa người lao động thuê lại và người lao động của mình;

(6) Nếu người lao động thuê lại vi phạm kỷ luật lao động hoặc không đáp ứng các yêu cầu như thỏa thuận thì có quyền trả lại cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

 

4. Vi phạm trong quan hệ thuê lại lao động và mức xử phạt

Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP đã liệt kê cụ thể các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động như sau:

Hành vi

Mức phạt

Bên thuê lại lao động có một trong các hành vi:

- Không thông báo hoặc không hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết một trong các nội dung sau: nội quy lao động; các yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại; các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và các quy chế khác của mình;

- Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;

- Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn; không khai báo hoặc điều tra tai nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật;

- Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Bên thuê lại lao động có một trong các hành vi:

- Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

- Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực;

......

(Khoản 2)

Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi:

- Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động;

- Không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật;

- Không niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê lại;

- Không gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động trong trường hợp doanh nghiệp sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động;

.....

(Khoản 3)

Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng 

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thực hiện đúng các chế độ với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

- Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

- Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.

Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng

- Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;

- Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

- Cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng;

.....

(Khoản 6)

Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Giả mạo Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Bên cạnh đó, các chủ thể còn bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính... và buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp nào? mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm về bài viết Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? của Luật Minh Khuê. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư Nhung qua số điện thoại: 0931626162 hoặc hotline: 19006162 hoặc email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh hợp tác với quý khách hàng. Trân trọng ./.