Mục lục bài viết
Luật sư tư vấn:
Đi trên tuyến phố Thái Hà, Chùa Bộc (Thành phố Hà Nội) cửa hàng nào cũng có những tấm bảng lớn như: Sale 70%, Sall sập sàn 90%, Giảm giá 90%... với cách hiểu của người tiêu dùng thì đơn giản là họ giảm giá bán để xả hàng tồn kho. Nhưng thực tế, không ít trong số đó có hiện tượng tăng giá bán rồi mới giảm giá để hút khách vào cửa hàng. Luật Minh Khuê phân tích một số quy định pháp lý liên quan đến vấn đề trên:
Sau khi tra cứu các quy định pháp lý, chúng tôi không tìm thấy những quy định cụ thể về việc xử lý hành vi gian dối, quảng cáo sai sự thực để xử lý trực tiếp các hành vi kể trên. Nhưng hành vi này có thể hiểu đây là một hành vi vi phạm của người bán nhằm che giấu những thông tin hoặc cung cấp những thông tin sai lệch, thông tin không đầy đủ dạng "một nửa sự thật - thì không phải là sự thật" nhằm đánh vào tâm lý tiêu dùng, tâm lý hám rẻ, hám khuyến mại của khách hàng.
1. Phải đăng ký chương trình khuyến mại thì mới được giảm giá bán:
Để có những khuyến mại khủng như trên thì các cửa hàng hoặc doanh nghiệp pháp đăng ký chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật (đây là điều kiện pháp lý đầu tiên, cần thiết để xem chương trình khuyến mại là thật hay giả), cụ thể:
Căn cứ theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP có quy định về các hình thức khuyến mại như sau:
Điều 8. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Điều 9. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền
Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá)
Điều 11. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương)
Điều 13. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi)
Điều 14. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác
Điều 15. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà quá trình thực hiện có sử dụng internet, phương tiện, thiết bị điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hiện tại có 08 hình thức khuyến mại khác nhau. Và khi công ty bạn áp dụng một trong những hình thức khuyến mại trên thì cần phải làm thủ tục đăng ký khuyến mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể thủ tục đăng ký theo các điểm tại khoản 4 điều 19 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, hình thức nộp hồ sơ theo khoản 3 điều 19 Nghị định này gồm có:
3. Thương nhân được lựa chọn một trong các cách thức đăng ký sau:
a) Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp
Không đăng ký khuyến mại là dấu hiệu đầu tiên thể hiện việc khuyến mại trên là "ảo" không có căn cứ pháp lý thực thi và là cơ sở để các cơ quan quản lý thị trường vào xác minh những tâm biển to treo tại các cửa hàng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Cấm hành vi khuyến mại vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam không được bán hàng với giá khuyến mại vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ ngay trước thời gian khuyến mại (Căn cứ Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP ). Nếu vi phạm người bán hàng sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng theo quy định Điểm h Khoản 3 Điều 48 Nghị định 185/2013/NĐ-CP .
Do đó, đối với hành vi tự ý nâng giá sản phẩm trước khi giảm có thể sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt từ 10 đến 20 triệu đồng, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 66 Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 66. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân có một trong các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng sau đây:….
đ) Che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định”.
Ngoài ra, nếu người bán hàng tự ý nâng giá bán, có áp dụng khuyến mãi những giá bán vẫn cao hơn giá thông thường có thể sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý (Căn cứ Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ) như sau:
“Điều 13. Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này”
>> Tham khảo thêm nội dung liên quan: Không đăng ký chương trình khuyến mại có được đưa vào chi phí hợp lý hàng hóa khuyến mại hay không ?
3. Các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật.
- Đừa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hành thử không phải trả tiền.
- Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
- Bàn hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, trong thời gian khuyến mại đã thông báo.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để trao thưởng tỉ lệ và giải thưởng đã công bố.
- Chương trình khuyến mại mang tính may rủi.
- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc giá trị mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng hoặc phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ, các hình thức khác.
- Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà quá trình thực hiện có sử dụng internet, thiết bị công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Thông báo khuyến mại ở đâu, thủ tục như thế nào?
Theo nghị định 81/2018/NĐ-CP:
1. Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này. Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Sở Công Thương tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại (căn cứ theo ngày nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp, căn cứ theo thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại khi khuyến mại theo các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này:
a) Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại quy định tại Khoản 1 Điều này có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;
b) Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.
3. Thương nhân được lựa chọn một trong các cách thức thông báo sau:
a) Nộp 01 hồ sơ thông báo qua đường bưu điện đến các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại;
b) Nộp 01 hồ sơ thông báo trực tiếp tại trụ sở các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại;
c) Nộp 01 hồ sơ thông báo qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Thông báo thực hiện khuyến mại có chữ ký và đóng dấu của thương nhân đến địa chỉ thư điện tử đã được các Sở Công Thương công bố;
d) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công Thương cung cấp.
4. Hồ sơ thông báo bao gồm 01 Thông báo thực hiện khuyến mại theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Nội dung thông báo thực hiện khuyến mại bao gồm:
a) Tên thương nhân thực hiện khuyến mại;
b) Tên chương trình khuyến mại;
c) Địa bàn thực hiện khuyến mại (các tỉnh, thành phố nơi thương nhân thực hiện khuyến mại);
d) Hình thức khuyến mại;
đ) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
e) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại (giải thưởng, quà tặng);
g) Thời gian thực hiện khuyến mại;
h) Khách hàng của chương trình khuyến mại (đối tượng hưởng khuyến mại);
i) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại;
k) Nội dung chi tiết chương trình khuyến mại.
l) Trường hợp nhiều thương nhân cùng phối hợp thực hiện chương trình khuyến mại thì phải nêu rõ tên của các thương nhân cùng thực hiện, nội dung tham gia cụ thể và trách nhiệm cụ thể của từng thương nhân tham gia thực hiện trong chương trình.
6. Thông tin về chương trình khuyến mại mà thương nhân đã thông báo phải được cơ quan quản lý nhà nước công khai bằng các hình thức phù hợp (văn bản, trang tin điện tử hoặc các hình thức khác có tác dụng tương đương) và không sớm hơn thời gian bắt đầu của chương trình khuyến mại. Nội dung thông tin phải công khai bao gồm:
a) Tên thương nhân thực hiện;
b) Nội dung chi tiết chương trình;
c) Thời gian thực hiện khuyến mại;
d) Địa bàn thực hiện khuyến mại.
5. Thủ tục đăng ký khuyến mại.
Căn cứ Nghị định 81/2018/NĐ-CP:
1. Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trước khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại Điều 13 Nghị định này và các hình thức khác theo quy định tại Khoản 9 Điều 92 Luật thương mại.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Sở Công Thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Bộ Công Thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên và chương trình khuyến mại theo các hình thức khác.
3. Thương nhân được lựa chọn một trong các cách thức đăng ký sau:
a) Nộp 01 hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Nộp 01 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
4. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:
a) 01 Đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 Thể lệ chương trình khuyến mại theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định;
c) Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc mô tả chi tiết về bằng chứng xác định trúng thưởng;
d) 01 Bản sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật.
Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng gọi số: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc pháp lý của Quý khách hàng.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê