1. Quy định về biển báo cấm xe gắn máy và biển cấm xe máy

Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; Trong đó phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự;

 

1.1 Phân biệt xe gắn máy và xe máy

Căn cứ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ được ban hành kèm theo thông tư số 54/2019/TT-BGTVT thì xe gắn máy và xe máy (mô tô) là hai loại phương tiện hoàn toàn khác nhau. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3; Xe Mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg;

Ngoài ra đối với xe gắn máy thì độ tuổi được phép lái xe là trên 16 tuổi và không yêu cầu bằng lái. Còn đối với xe máy thì độ tuổi được phép lái xe là trên 18 tuổi và có bằng lái xe hạng A1 trở lên.

 

1.2 Biên báo cấm xe máy, biển báo cấm xe gắn máy

Hệ thống biển báo thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ (hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn)

Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm:

  • Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
  • Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tính huống nguy hiểm có thể xảy ra;
  • Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
  • Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
  • Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

 

1.3 Chấp hành báo hiệu đường bộ

+ Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ;

+ Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

+ Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lạnh của báo hiệu tạm thời;

+ Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường

(Nhưng nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu không thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn)

Biển báo cấm xe gắn máy là biển báo được ký hiệu là P.111a báo đường cấm xe gắn máy đi qua, đồng thời biển này không có giá trị đối với xe đạp;

Biển báo cấm xe gắn máy khác gì với biển cấm xe máy?

Biển báo cấm xe máy là biển báo được ký hiệu là P.104 báo đoạn đường cấm các loại xe máy, trừ các xe được ưu tiên theo quy định như xe cứu thương, xe cảnh sát, xe chữa cháy làm nhiệm vụ (không áp dụng đối với những người dắt xe máy

Biển báo cấm xe gắn máy khác gì với biển cấm xe máy?

Lưu ý: Cách phân biệt hai loại biển báo này

+ Hình ảnh của biển báo cấm xe mô tô (xe máy) có khác biệt cơ bản đối với biển báo cấm xe gắn máy là biển báo cấm xe mô tô (xe máy) có hình vẽ người điều khiển trên xe, còn biển báo cấm xe gắn máy thì chỉ có xe máy màu đen mà không có người điều khiển;

+ Nội dung của biển báo cấm xe gắn máy (P.111a) là áp dụng cho cả xe gắn máy và xe máy. Còn biển báo cấm xe máy (P.104) là chỉ áp dụng đối với xe máy (xe mô tô) chứ không áp dụng đối với xe gắn máy.

 

2. Xử phạt hành vi vi phạm biển báo cấm xe gắn máy, biển cấm xe máy

2.1 Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người tham gia giao thông đi không chấp hành biển báo cấm sẽ bị phạt lỗi đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm. Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; Ngoài ra người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Lưu ý: nếu hành vi vi phạm mà gây tai nạn, người điều khiển còn bị phạt tiền đến mức phạt từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng

 

2.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tùy thuộc vào thiệt ra, hậu quả xảy ra (thiệt hại về người, tài sản) mà người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

- Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1.5 tỷ đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.5 tỷ đồng trở lên.

(Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả trên nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm)

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Trong trường hợp quý bạn đọc có điều chưa rõ về bài viết hay có bất cứ khúc mắc về pháp luật bảo hiểm vui lòng liên hệ trực tiếp Tổng đài tư vấn pháp luật giao thông theo số Hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ một cách nhanh, hiệu quả nhất. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách, Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn !