Mục lục bài viết
- 1. Bản chất pháp lý của hợp đồng dịch vụ
- 1.1 Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc
- 1.2 Bên cung cấp dịch vụ phải là chủ thể có năng lực thực hiện dịch vụ
- 1.3 Hợp đồng dịch vụ da dạng về chủng loại và lĩnh vực
- 2. Các dạng tranh chấp phổ biến về hợp đồng dịch vụ
- 2.1 Tranh chấp về yêu cầu thanh toán phí dịch vụ
- 2.2 Tranh chấp vì lý do yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
- 3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nội dung trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ
1. Bản chất pháp lý của hợp đồng dịch vụ
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động dịch vụ phát triển mạnh mẽ, ngày càng trở lên phổ biến, đa dạng với những yêu cầu đòi hỏi cao hơn về chất lượng sử dụng dịch vụ, giá cả và phương thức trao đổi dịch vụ. Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ vì thế nảy sinh ngày càng nhiều, gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung. Để có thể giải quyết tốt các tranh chấp này trước hết cần phải nắm vững bản chất pháp lý của hợp đồng dịch vụ cũng như các đặt trưng của loại họp đồng này. Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 quy định " Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Khỏan 9 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định " cung ứng dịch vụ la hoạt động thương mại theo đó một bên sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Với quy định như trên, hợp đồng dịch vụ có những dấu hiệu cơ bản sau:
1.1 Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc
Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận diện hợp đồng dịch vụ. Nếu như đối với các hợp đồng khác như mua bán hàng hóa, tài sản cho thuê hàng hóa, tài sản đối tượng của hợp đồng thường là tài sản quyền tài sản, có thể dễ dàng định lượng bằng các phương pháp cân đong đo đếm... thì đối tượng của hợp đồng dịch vụ lại là một công việc nhất định, là hàng hoá vô hình khó xác định chất lượng dịch vụ bằng hững tiêu chí được lượng hóa. Do đó, quan trọng nhất là với các bên trọng hợp đồng dịch vụ là phải mô tả chi tiêt về dịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể và mục tiêu các bên muốn hướng tới. Ngoài ra, do đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc hoặc dịch vụ nhất định nên không có vấn đề chuyển giao quyền sở hữu về đối tượng. Bên cung cấp dịch vụ không có nghĩa vụ chuyển giao quyền ở hữu dịch vụ mà chỉ có nghĩa vụ làm một công việc , thực hiện một hành vi nhằm đem lại lợi ích cho bên sử dụng dịch vụ. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ có thể là nghĩa vụ theo kết quả công việc hoặc nghĩa vụ theo nỗ lực, khả năng thực hiện cao nhất. Song không phải một công việc đều có thể là đối tượng của hợp đồng dịch vụ. Chỉ những công việc mà pháp luật cho phép mới có thể là đối tượng của hợp đồng dịch vụ. Điều 514 Bộ luật dân sự 2015 quy định dối tượng củ hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trai đạo đức xã hội. Trong hoạt động thương mại pháp luật phân định hoạt động dịch vụ thành các lĩnh vực: dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh dnh có điều kiện và dịch vụ đươc kinh doanh. Đối với lĩnh vực cấm kinh danh thì mọi hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực này đều bị xác định là vô hiệu. Đối với dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ vụ kinh donh có điều kiện, việc cung ứng dịch vụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.2 Bên cung cấp dịch vụ phải là chủ thể có năng lực thực hiện dịch vụ
Xuất phát từ đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc nhất định nên bên cung cấp dịch vụ phải là chủ thể có năng lực thực hiện công việc đó và không thể chuyển giao nghĩa vụ thực hiện công việ theo hợp đồng cho chủ thể khác. Năng lực này được quy định trong pháp luật chuyên ngành đối với chủ thể thực hiện hoạt động dịch vụ . Chawrg hạn trog hợp đồng dịch vụ vận tải thì bên cung cấp dịch vụ vận tải phải có năng lực phù hợp để thực hiện, phải có phương tiện , phải có phương tiện vận tải, phải có tài xế có giấy phép lái xe.
Trong hợp đồng thương mại , dịch vụ có thể là nghĩa vụ theo kết quả công việc hoặc theo nỗ lực và khả năng cao nhất. Ở luật thương mại 2005 thì nghĩa vụ theo kết quả công việc là trừ khi có thỏa thuận khác trong hợp đồng, nếu tính chất của loai dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khỏan và mục đích của hợp đồng. Có nghĩa vụ theo lỗ lực và khả năng cao nhât là nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thi bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với sự nỗ lực và khả năng cao nhất,
1.3 Hợp đồng dịch vụ da dạng về chủng loại và lĩnh vực
Căn cứ vào phân ngành của tổ chức thương mại thế giới WTO thì có thể chia thành 12 nhóm hợp đồng thương mại dịch vụ như sau, hợp đồng thương mại dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình, hợp đồng thương mại dịch vụ phân phối hợp đồng thương mại dịch vụ giáo dục, hợp đồng thương mại các dịch vụ môi trường hợp đồng thương mại các dịch vụ tài chính , hợp đồng thương mại dịch vụ du lịch và lữ hành, hợp đồng thương mại các dịch vụ văn hoá và giải trí, hợp đồng thương mại các dich vụ vận tải, hợp đồng thương mại dịch vụ khác.
2. Các dạng tranh chấp phổ biến về hợp đồng dịch vụ
Tranh chấp hợp đồg dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, trong tài. Các tranh chấp này hàng năm không chỉ tăng dần về sô lượng mà mức độ phức tạp và giá trị tranh chấp cũng ngày càng tăng. Các tranh chấp này rất đa dạng về hình thức của hợp đồng, như tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, tranh chấp hợp đồng vận chuyển, tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, tranh chấp hợp đồng, như tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật pháp lý, tranh chấp hợp đồng vận chuyển, tranh chấp hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ xây dựng và tư vấn, thiết kế. Mặc dù vây, dựa trên yêu cầu khởi kiệ của đương sự, tranh chấp hợp đồng dịch vụ chủ yếu phát sinh ở các dạng tranh chấp sau:
2.1 Tranh chấp về yêu cầu thanh toán phí dịch vụ
Nếu như công việc phải thực hiện trong hợp đồng dịch vụ là nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ thì thanh toán phí dịch vụ là nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ. Thực tiễn giải quyết các vụ viêc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đã chỉ ra rằng, có hai loại tranh chấp liên quan đến thanh toán phí dịch vụ. Thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đã chỉ ra rằng , có hai loại tranh cháp liên quan đến thanh toán phí dịch vụ. Dạng tranh chấp thứ nhất chủ yếu xảy ra khi bên cung ứng dịch vụ kiện đòi bên thuê dịch vụ vì đã không thanh toán đứng hạn, thanh toán đủ phí dịch vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Dạng tranh chấp thứ hai là bên thuê dịch vụ kiện đòi bên cung ứng dịch vụ bồi hoàn lại khoản phí dịch vụ đã thanh toán trước do bên cung ứng đã không cung cấp được dịch vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
2.2 Tranh chấp vì lý do yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Theo quy địh của pháp luật, hợp đồg dịch vụ bị vô hiệu nêu xảy ra các trường hợp vi phạm quy định của điều 407,117 bộ luật dân sự 2015 về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự qua thực tiễn giải quyết tranh chấp, thường có hai trường hợp xảy ra là hợp đồng dịch vụ vô hiệu. trường hợp thứ nhất là do các bên thỏa thuận về công việc phải làm đối tượng của hợp đồng dịch vụ vi phạm quy định pháp luật. Ngoài ra, còn có tranh chấp do vi phạm ghĩa vụ của người làm dịch vụ, không bảo đảm chất lượng, số lượng công việc dẫn đến gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thuê dịch vụ . Đó là, những tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ, nội dung trong hợp đồng. Ví dụ, người vận chuyển đã giao sai địa điểm, phương tiện vận chuyển không bảo đảm điều kiện nên hàng hóa bị hư hỏng, vì vậy bên thuê dịch vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại hoặc phạt hợp đồng.
3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nội dung trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ
Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng dịch vụ có thể là hợp đồng dân sự hoặc cũng có thể là hợp đồng thương mại. Vì thể khi phát sinh tranh chấp , tùy theo bản chất của hợp đồng mà có thể đó là tranh chấp về dân sự hoặc là tranh chấp về kinh doanh thương mại. Ngoài ra, do tính chất đa dạng của hoạt động dịch vụ nên trên thực tế mặc dù có bản chất là dịch vụ nhưng pháp luật Việt nam lại có quy định khác biệt về từng loại hợp đồng dịch vụ. Vì thế, khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng dịch vụ cần chú ý đến các nguyên tắc áp dụng pháp luật. Về nguyên tắc, pháp luật nội dung được áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ , trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Do hợp đồng dịch vụ đòi hỏi bên cung ứng dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện nhất định về năng lực và công việc phải thực hiện theo thỏa thuận phải là công việc được pháp luật cho phép nên khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng dịch vụ, cần chú ý đến các quy định pháp luật về chủ thể cung ứng dịch vụ, công việc được phép thực hiện... Bên cạnh đó, do có nhiều loại dịch vụ khác nhau nên khi giải quyết các tranh chấp, cần phải chú ý đến nguên tắc chung - riêng. Từng loại hợp đồng dịch vụ khác nhau đều có các quy định riêng của loại hợp đồng, song dó là các quy định này đươc ưu tiên áp dụng. Nếu như nội dung mà pháp luật chuyên ngành không quy định thì phải căn cứ vào các quy định chung trong bộ luật dân sự. Cuối cùng hệ thống pháp luật Việt Nam với đặc điểm là hệ thống phức tạp, ngoài quy định trong luật còn có rất nhiều các quy định khác hướng dẫn thực hiện, nên trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ, cần phải chú ý đến nguyên tắc cùng một nội dung mà có quy định khác nhau thì các quy định có giá trị pháp lý cao hơn sẽ được áp dụng.