1. Các đối tượng người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam

Các điều kiện, thủ tục, đối tượng đối với người nước ngoài được phép mua nhà, đất vừa được Chính phủ ban hành.Theo đó, các tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thừa kế, tăng cho và sở hữu nhà tại Việt Nam theo Nghị quyết 19/2008 của Quốc hội, cần phải có đầy đủ các điều kiện sau:
Đối với trường hợp là người vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có tên trong giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương ứng còn thời hạn từ 1 năm trở lên hoặc có giấy chứng minh là thành viên hội đồng quản trị, hội đồng quản lý của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Trường hợp là người được các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thuê giữ các chức danh quản lý thì phải có hợp đồng thuê giữ chức danh quản lý hoặc có quyết định bổ nhiệm được lập bằng tiếng Việt.

Các đối tượng người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam

Luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến qua điện thoại gọi số: 1900.6162

Trường hợp là người có công đóng góp với đất nước thì phải có huân chương hoặc huy chương của Chủ tịch nước trao tặng.

Trường hợp là người có đóng góp đặc biệt cho đất nước thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan cấp bộ phụ trách lĩnh vực có đóng góp và gửi tới Bộ Xây dựng xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép.

Trường hợp là người vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục - đào tạo... thì phải có văn bằng chứng minh có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trường hợp là người có kỹ năng đặc biệt thì phải có giấy tờ xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam... kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trường hợp là người kết hôn với công dân Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam.

Để đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, các đối tượng trên phải có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và có giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn thời hạn từ 1 năm trở lên cũng thuộc diện đối tượng được mua, thừa kế, tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Nghị định của Chính phủ cũng nêu rõ, người đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải nộp 1 bộ hồ sơ hợp lệ tại sở xây dựng nơi có căn hộ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, sở xây dựng thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký. Thời hạn cấp giấy chứng nhận tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian bổ sung giấy tờ (nếu có).

Những trường hợp đang có sở hữu 1 nhà ở tại Việt Nam thì không được sở hữu các nhà ở khác trong phạm vi toàn quốc.

>> Tham khảo dịch vụ: Tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất

 

2. Kiều bào chê nhà đất TP HCM đắt đỏ?

Dù mong sở hữu một căn nhà ở nơi chôn nhau cắt rốn, song nhiều kiều bào định hồi hương tỏ ra băn khoăn khi khảo sát giá bất động sản. Bởi theo họ, giá nhà đất tại Sài Gòn cao hơn Australia, Mỹ, Canada, Pháp... rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Quý, kiều bào ở Australia hơn 30 năm có ý định về sống tại Việt Nam trong vài năm tới, nói với VnExpress.net: "Tôi về nước lần này định tìm mua đất nhưng thấy ở đâu cũng đắt đỏ. Cách đây 5 năm em dâu gợi ý mua nhà quận 2 nhưng bây giờ khu này ít nhất cũng 1.500-2.000 USD mỗi m2".

Bà so sánh, ở Australia vợ chồng bà cũng có một căn nhà 900 m2 nhưng giá trị chưa tới 1 triệu USD, vị chi 1.100 USD mỗi m2, lại ở vị trí thuận tiện cho cuộc sống hằng ngày và công việc. Trong khi đó, nếu bà chọn Việt Nam làm điểm dừng chân, thì việc tìm mua nhà là bài toán khó. Bởi lẽ giá nhà đất Sài Gòn đắt hơn Australia còn công việc chưa biết có tốt như ở châu Âu hay không.

Kiều bào chê nhà đất TP HCM đắt đỏ

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

"Nếu kêu gọi Việt kiều về góp sức xây dựng quê hương nhưng chưa có chính sách về nhà ở để hỗ trợ thì rất khó, nhất là đối với giới trí thức trẻ", bà nói.

Ông Dương Nguyên Vũ, Việt kiều Pháp, sống ở châu Âu hơn nửa đời người cũng có kế hoạch xin về hưu sớm để hồi hương. Song nghĩ về việc mua và sở hữu căn nhà riêng tại Sài Gòn, ông ngần ngại chia sẻ: "Trong vài năm tới chắc chắn tôi sẽ có nhu cầu về nhà ở, nhưng tôi thấy giá nhà Việt Nam, đặc biệt là tại TP HCM đắt đỏ và cao hơn Paris rất nhiều".

Theo khảo sát của các đơn vị tư vấn CBRE, Savills, bất động sản tại Việt Nam, điển hình là TP HCM, luôn giữ vị trí trong hàng top các quốc gia và vùng lãnh thổ có giá đắt đỏ nhất. Còn các chuyên gia bất động sản tại Việt Nam lại cho rằng, sở dĩ giá nhà đất Sài Gòn ngất ngưởng là do quỹ đất eo hẹp trong khi di dân cơ học không ngừng tăng lên khiến đô thị cứ phình to vượt sức chứa.

Trên thực tế, dù năm 2009 khá ảm đạm và đã trải qua cơn đại hạ giá trong suốt năm 2008, nhưng thị trường bất động sản vẫn chứng kiến cảnh “giá quá cao, vượt quá khả năng của người dân”. Điều này tạo ra thách thức việc giải quyết nhà ở. Thống kê của Bộ Xây dựng, tại TP HCM giá nhà trung bình hơn 20 triệu đồng mỗi m2, ở ngoại thành giá cũng trên 10 triệu đồng, ảnh hưởng nhiều đến người dân, đặc biệt là người nghèo.

Nhiều kiều bào đánh tiếng rằng, các thủ tục pháp lý về quốc tịch, quyền sở hữu nhà ở để hỗ trợ họ tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của bà con. Nói như Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM Lương Bạch Vân, khoảng 80% người nước ngoài có nguyện vọng muốn được nhập tịch và mua nhà tại Việt Nam để an cư. Song số lượng kiều bào thực hiện được nguyện vọng này lại rất hạn chế.

Trong buổi tọa đàm về Luật Quốc tịch và Luật Nhà ở, tổ chức tại TP HCM, ngày 31/1, Cục trưởng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà cho biết, những trục trặc, khúc mắc của kiều bào về nhà ở đã được Quốc hội đem ra bàn thảo để tìm giải pháp. Tuy nhiên, ông mong kiều bào thông cảm vì cần có thời gian để điều chỉnh, sửa đổi luật.

Điện thoại yêu cầu dịch vụ tư vấn luật trực tuyến: 1900.6162, Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn

 

3. Tại sao kiều bào vẫn quá khó để mua nhà ở?

Mong ước lớn nhất của các kiều bào về quê hương làm ăn, sinh sống, dưỡng già… là có được một căn nhà để an cư. Nhiều kiều bào muốn đầu tư vào lĩnh vực nhà đất nhưng thủ tục chưa rõ ràng nên vẫn khó thực hiện.

Mua nhà thời điểm này là hợp lý

Tại buổi Gặp gỡ kiều bào đầu năm diễn ra ở TPHCM do Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM tổ chức ngày 3/3, Phó Chủ tịch thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài kêu gọi đồng bào Việt Nam sống ở nước ngoài hãy rũ bỏ quá khứ, quay về đóng góp xây dựng tổ quốc thân yêu. TP sẽ tạo mọi điều kiện cho kiều bào có thể sở hữu nhà ở, đầu tư kinh doanh tại đây.

Cũng tại đây, luật sư Trương Thị Hòa cho đông đảo kiều bào biết: “Trên cơ bản là mọi người Việt Nam sống ở nước ngoài đều có thể mua nhà ở Việt Nam. Người gốc Việt thì có thể sở hữu 1 căn nhà, người có quốc tịch Việt Nam thậm chí còn được mua nhiều nhà”.

Do đó, bà khuyến cáo kiều bào nào hộ chiếu không còn hiệu lực thì nhanh chóng đến các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước mà kiều bào sinh sống đăng ký giữ quốc tịch. Thời hạn chót cho công việc này là ngày 1/7/2014.

Việc này sẽ giúp kiều bào giữ được quốc tịch Việt Nam, có quyền sở hữu nhiều căn nhà tại Việt Nam theo quy định mới tại Luật Nhà ở vừa được sửa đổi, bổ sung.

Bà còn cho biết thêm là theo quy định mới, kiều bào được mua nhà và có quyền sở hữu nhà ở; tức là được thực hiện các giao dịch dân sự đối với nhà ở ấy (thế chấp, cầm cố, cho thuê, bán, tặng, cho, để thừa kế…) và được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm quyền sử dụng hợp pháp của mình.

Tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản TPHCM cũng quảng bá sự phát triển hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở của TPHCM thời gian qua.

Bà khẳng định: “Hạ tầng phát triển nên giá trị nhà đất càng tăng cao. Với sự mở rộng ấy và xu hướng di dân mạnh mẽ về TPHCM, giá nhà đất sẽ ngày càng tăng, đầu tư cho một căn hộ để ở hay kinh doanh vào thời điểm này là hợp lý”.


Nhưng vẫn khó

Tại đây, đông đảo kiều bào bày tỏ khát vọng được sở hữu nhà đất tại Việt Nam, có nơi an cư dưỡng già, có nơi sinh sống khi về Việt Nam thăm thân nhân… Thế nhưng, nhiều kiều bào vẫn cho là thủ tục mua bán nhà đất tại Việt Nam vẫn quá khó đối với họ.

Nhiều người mua nhà, đi đăng ký quyền sở hữu nhà đất nhưng địa phương không chấp thuận vì luật tuy đã có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Anh Hoàng Thế Cường cho biết: “Vừa rồi, tôi có giúp một người bác là Việt kiều Canada đến Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đăng ký giữ quốc tịch để mua nhà ở TP. Nhưng khi đến đây thì nhân viên đại sứ quán bảo là cơ quan này chưa áp dụng quy định có 2 quốc tịch, dù quy định này trong Luật Quốc tịch sửa đổi đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2009”.

Anh hỏi: “Vậy xin lãnh đạo TP cho biết là TPHCM đã áp dụng quy định cho kiều bào sở hữu nhà, mua nhiều nhà ở hay chưa?”. Về điều này, luật sư Trương Thị Hòa thừa nhận là quy định đã có, TP cũng rất mong muốn thực hiện ngay nhưng thực tế vẫn đang phải chờ các văn bản hướng dẫn thủ tục thực hiện cụ thể từ trung ương.

Một Việt kiều Hà Lan có mặt tại buổi gặp gỡ đầu năm thắc mắc: “Tôi muốn mua đất và xây nhà theo ý mình có được không?”. Luật sư Hòa khẳng định là luật chỉ cho mua nhà ở gắn liền với đất ở chứ không cho mua đất.

Nhưng bà cũng “hé lộ” là Chính phủ đang nghiên cứu cho phép các công ty bất động sản đầu tư dự án đất nền bán cho Việt kiều, sau đó mới kết hợp xây nhà. Hiện nhiều công ty đã chuẩn bị “đón đầu” quy định này.

Ông Nguyễn Thành Tài cũng hứa hẹn: “Sở hữu nhà ở tại Việt Nam là nguyện vọng lớn của bà con kiều bào, TPHCM hết sức ủng hộ. Do đó, TP sẽ đi đầu trong việc kiến nghị Chính phủ sửa đổi các quy định theo hướng dễ dàng hơn cho kiều bào có thể mua nhà ở tại Việt Nam”.