Mục lục bài viết
- 1.Lý thuyết học thuyết miễn trừ tư pháp quốc gia trong Tư pháp quốc tế?
- 2.Tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lý quốc tế giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia
- 3. Tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lý quốc tế giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau
- 4. Tôn trọng quyền của mỗi QG tự do lựa chọn cho mình hình thức tổ chức và quản lý hoạt động KTĐN
- 5. Không phân hiệt đối xử vì lý do dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, ngốn ngữ, chính kiến, trình độ văn hoá
1.Lý thuyết học thuyết miễn trừ tư pháp quốc gia trong Tư pháp quốc tế?
Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia trong tư pháp quốc tế?
Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia thể hiện qua các nội dung:
Miễn trừ xét xử tại bất cứ Tòa án nào. Nội dung quyền này thể hiện nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có một tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn (trong lĩnh vực dân sự). Điều đó cũng có nghĩa là khi tham gia vào quan hệ dân sự với một quốc gia, cá nhân và pháp nhân nước ngoài không được phép đệ đơn kiện quốc gia đó tại bất kỳ tòa án nào, kể cả tại tòa án của chính quốc gia đó, trừ khi quốc gia đó cho phép. Các tranh chấp phải được giải quyết bằng thương lượng trực tiếp hoặc bằng con đường ngoại giao giữa các quốc gia. Quốc gia đồng ý cho cá nhân, pháp nhân nước ngoài kiện mình cũng có nghĩa là đồng ý cho tòa án thụ lý xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn
Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Nội dung của quyền này thể hiện trong trường hợp nếu một quốc gia đồng ý để tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng tòa án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép. Và như vậy, tài sản của quốc gia hưởng quyền bất khả xâm phạm, không thể bị áp dụng trái với ý nguyện của quốc gia sở hữu. Điều 18 Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu, chiếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”.
Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử. Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của tòa án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành. Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Ngay cả khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án vẫn phải được tôn trọng.
Các nội dung nêu trên của quyền miễn trừ tư pháp quốc gia có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả các nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của mình bởi vì đây là quyền của quốc gia chứ không phải nghĩa vụ của quốc gia.
Các quan điểm khác nhau về quyền miễn trừ của quốc gia?
Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia khi tham gia vào quan hệ dân sự quốc tế đã được thừa nhận trong pháp luật quốc tế (các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế) và pháp luật hầu hết các nước. Tuy nhiên, pháp luật của các nước lại có những quan điểm khác nhau về mức độ hưởng quyền này của quốc gia. Về cơ bản có hai quan điểm chính về vấn đề này:
Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia là tuyệt đối, nghĩa là quốc gia phải được hưởng quyền này trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự mà quốc gia tham gia và trong bất kỳ trường hợp nào. Những người theo quan điểm này xuất phát từ chủ quyền quốc gia là tuyệt đối và bất khả xâm phạm, bất kỳ chủ thể nào cũng không có quyền vượt lên trên chủ quyền quốc gia. Thậm chí, quyền miễn trừ này còn được mở rộng cho người đứng đầu của quốc gia khi tham gia vào các mối quan hệ với tư cách người đứng đầu quốc gia hay tư cách cá nhân. Cần nhận thức rõ vấn đề ở đây, khi thừa nhận quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế là tuyệt đối thì điều này có nghĩa là quốc gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự quốc tế và trong tất cả các trường hợp mà quốc gia tham gia với tư cách là một bên chủ thể trong quan hệ dân sự quốc tế. Việc quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tuyệt đối của mình phải được thể hiện rõ rang bằng các quy định trong hợp đồng, trong pháp luật quốc gia, trong điều ước quốc tế mà quốc gia kí kết hoặc tham gia, bằng con đường ngoại giao.
Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia là tương đối (miễn trừ chức năng), do các học giả của các nước theo chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa khởi xướng và xây dựng nhằm loại trừ khả năng hưởng quyền miễn trừ của các công ty thuộc sở hữu nhà nước của các nước theo chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa khi tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Học thuyết này nhanh chóng được các nước khác ủng hộ và cụ thể hóa vào các đạo luật quốc gia. Theo học thuyết này, quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế sẽ được hưởng quyền miễn trừ về tài phán và quyền miễn trừ về tài sản trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự. Tuy nhiên, có những trường hợp quốc gia sẽ không được hưởng quyền này mà phải tham gia với tư cách một chủ thể dân sự như các chủ thể thông thường khác. Như vậy, Thuyết quyền miễn trừ tương đối chấp nhận cho quốc gia được hưởng quyền miễn trừ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự mà quốc gia tham gia, nhưng lại hạn chế những trường hợp mà quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ.
2.Tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lý quốc tế giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia
Một khi không có quy phạm thực chất thông nhất để áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nưốc ngoài, thì phải căn cứ vào chỉ dẫn của quy phạm xung đột (trước hết căn cứ vào quy phạm xung đột thống nhất; nếu không có quy phạm xung đột thốhg nhất thì căn cứ vào quy phạm xung đột của quốc gia mình) để chọn pháp luật của một quốc gia nào đó cho việc áp dụng.
Trong thế giới hiện đại, các quốc gia độc lập, có chủ quyền đều bình đẳng với nhau trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, các hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng phải bình đẳng với nhau trong quá trình điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nưốc ngoài liên quan đến các hệ thống pháp luật đó. Tuy nhiên, áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia nào cụ thể còn tuỳ thuộc vào chỉ dẫn của quy phạm xung đột.
Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các hệ thông pháp luật, khi xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột, không được phân biệt đốì xử giữa các hệ thống pháp luật vì bất cứ lý do gì; quy phạm xung đột chỉ dẫn áp dụng pháp luật của nơi nào, quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của nơi đó, quốc gia đó, trừ trường hộp được phép áp dụng nguyên tắc “bảo lưu trật tự công cộng”
3. Tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lý quốc tế giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia khác nhau
Trên thế giới hiện nay vẫn tiếp tục tồn tại các quốc gia với các chế độ sỏ hữu khác nhau. Sự phát sinh và phát triển của giao lưu dân sự quốc tế gắn liền với việc các quốc gia thừa nhận chế độ sỏ hữu của nhau, các tổ chức, cá nhân của các nước khác nhau cũng phải thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của nhau. Nói cách khác, nếu quyền sồ hữu của một chủ thể nào đó được hình thành một cách hợp pháp trên cơ sở pháp luật ở nơi tồn tại của tài sản thì quyền sỗ hữu hợp pháp . đó cũng được thừa nhận ở các quốc gia khác, mặc dù chế độ sở hữu ỏ các quốc gia đó khác nhau.
Ví dụ, một công ty tư nhân của Nhật Bản ký hợp đồng bán một dây chuyền công nghệ cho một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng này có nghĩa là hai bên đã thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của nhau trước ,khi bán và dẫn đến chỗ dây chuyền công nghệ thuộc quyền sồ hữu của tư nhân Nhật Bản được chuyển thânh tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam do doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam quản lý. Như vậy, sau khi hoàn thành việc thực hiện hợp đồng, công ty Nhật bản là bên bán hàng cũng như các cơ quan nhà nước của hai bên và mọi tổ chức, cá nhân đều phải thừa nhận quyền sộ hữu của Nhà nước Việt Nam đối với các tài sản này. Trong trường hợp Nhà nưỗc Việt Nam hoặc doanh nghiệp nhà nưốc oủa Việt Nam bán hàng cho công ty tư nhân của Nhật thì cũng phải thừa nhận quyền sỏ hữu của công ty Nhật đối với tài sản mà họ mua.về mặt pháp lý, không ai được phép ký hợp đồng mua bán khi không thừa nhận quyền sỏ hữu của bên bán đối với vật bán. Không có ai dám tham gia vào các quan hệ mua bán khi biết sau khi mua một cách hợp pháp, người bán không thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của .người mua đốỉ với tài sản đã bỏ tiền ra để mua.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, không thừa nhận quyền sỏ hữu hợp pháp của nhau, không tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lý quốc tế giữa các chế độ sở hữu của các quốc gia thì các cá nhân, pháp nhân của các quốc gia và chính bản thân quốc gia không thể tham gia vào các mốỉ quan hệ dân sự có yếu tô' nước ngoài.
4. Tôn trọng quyền của mỗi QG tự do lựa chọn cho mình hình thức tổ chức và quản lý hoạt động KTĐN
Phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại như thế nào là vấn đề thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia. Vì vậy, hình thức tổ chức và quản lý kinh tế đốì ngoại của mỗi quốc gia phải do chính bản thân quốc gia tự quyết định lựa chọn, không có sự càn thiệp từ bên ngoài.
ở các nước phương Tây, tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại như hoạt động thương mại, hàng hải, đầu tư quốc tế, ...Trước đây các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện chính sách nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoài các tổ chức ngoại thương của Nhà nước, không có tổ chức, cá nhân nào được ký kết các hợp đồng ngoại thương. Ngày nay tình hình đã có thay đổi lổn. Từ khi Liên Xô sụp đổ, các nưổc xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng không còn tồn tại và các nhà nước kế thừa Liên Xô và Đông Âu (trước đây) không còn thực hiện chính sách độc quyền của Nhà nước về ngoại thương.
Hiện nay, Việt Nam lựa chọn và thực hiện chính sách Nhà nước thông nhất quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại (Điều 24 Hiến pháp năm 1992) thay cho chính sách Nhà nưốc độc quyền về ngoại thương. Thực tiễn hơn chục năm thực hiện chính sách đổi mối vừa qua cho thấy, khi chuyển đổi sang xây dựng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực và chủ động hội nhập vối kinh tế khu vực và quốc tế, quan hệ kinh tế đôì ngoại của nước ta không còn chỉ giới hạn trong lĩnh vực ngoại thương, và thực hiện chính sách nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại thay cho chính sách nhà nước độc quyền về ngoại thương là hoàn toàn đúng đắn, góp phần rất quan trọng vào việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại phục vụ yêu cầu của đất nưốc trong giai đoạn cách mạng mới.
Thực tiễn quan hệ quốc tế cũng cho thấy rằng, nếu không tôn trọng quyền của quốc gia tự do lựa chọn hình thức tổ chức và quản lý hoạt động kinh tế đôì ngoại thì không thể thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hoá giữa các quốc gia.
5. Không phân hiệt đối xử vì lý do dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, ngốn ngữ, chính kiến, trình độ văn hoá
Trong việc điều chỉnh pháp lý các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, không cho phép phân biệt đối xử vì các lý do dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, ngôn ngữ, chính kiến, địa vị tài sản và trình độ ván hoá. Nguyên tắc này phải được tôn trọng không chỉ vì mục tiêu nhân đạo mà chính là còn vì hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Nếu phân biệt đối xử vì những lý do nêu trên thì sẽ trực tiếp kìm hãm sự phát triển giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hoá giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, bồi vì không ai có thể tham gia vào các mốỉ quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nưóc ngoài khi biết rằng mình sẽ bị phân biệt đốì xử, và vì vậy quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ không được bảo vệ.
Nguyên tắc này được khẳng định trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế như Công ước năm 1966 về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá; Công ước năm 1966 về các quyền dân sự và chính trị V.V.. Nguyên tắc này cũng được quy định trong văn bản pháp luật quốc gia của các nước. Ví dụ, Điệu 8 của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định: “Trong quan hệ dân sự, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau”. Quy định này cũng được áp dụng đối vối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Luật Minh Khuê ( Sưu tầm và biên tập)