1. Phương châm hội thoại? 

Phương châm sẽ bao gồm có 2 từ tố “phương pháp” và “châm ngôn” ghép lại. Phương châm chính là châm ngôn nói đến phương pháp, tư tưởng, hoặc ngôn ngữ, hành động của con người. Phương châm hội thoại chính là phương pháp và cách thức mà chúng ta cần biết đến để điều khiển tư tưởng, ngôn ngữ khi giao tiếp.

Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công. Để giao tiếp tốt, bạn cần nắm vững những châm ngôn hội thoại. Tuy nhiên, cần vận dụng các phương châm hội thoại một cách hợp lý và linh hoạt dựa trên tình huống giao tsiếp cụ thể. Phương châm hội thoại thuộc các môn học chuyên nghiên cứu nội dung lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Người nói phải tuân thủ các quy tắc khi giao tiếp. Các quy tắc này được thể hiện thông qua các phương châm đối thoại sau: Trong giao tiếp ta cần nói có nội dung. Nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu hoặc thừa. Không nói bất cứ điều gì trong giao tiếp mà bạn không tin là đúng hoặc bạn không có bằng chứng xác thực.

Trong giao tiếp chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói mà không tuân theo các phương châm hội thoại đã đề ra. Các lỗi có thể xảy ra và cần tránh ở đây là: Người nói giao tiếp thiếu văn hóa, vụng về, đôi khi chúng ta nói mà không suy nghĩ trước sẽ vô tình nói những câu không được tế nhị. Hoặc khi nói phải chú trọng cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Hoặc khi có nhiều người cùng hỏi thì chúng ta cần ưu tiên trả lời cho câu hỏi nào quan trọng nhất.Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

 

2. Đặc điểm của phương châm hội thoại

Để giao tiếp, thuyết phục người khác nghe theo một chủ đề mà mình muốn thực hiện, các bạn cần chú ý một số đặc điểm sau:

-  Tính tham khảo: Thông tin tham khảo phải có tính chọn lọc, khái quát và trọng nhất về vấn đề đó. Không cần liệt kê toàn bộ những thông tin theo kiểu dàn trải.

-  Tính thời sự: Ta cần cho mọi người thấy được hiện trạng, vấn đề đặt ra là quan trọng, cấp thiết, cần được thực hiện ngay.

- Tính phản biện: Sẽ có những ký kiến đồng tình hay phản bác về một vấn đề nào đó. Nhưng bạn phải biết cách chứng minh cho những người phản bác mình hiểu ý kiến đó không chính xác.

- Tính đề xuất: Ta cần đưa ra những đề xuất, giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề, giả thiết đặt ra trước đó. Tham luận thường có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục những luận cứ, giải pháp này để thuyết phục người nghe.

 

3. Các loại phương châm hội thoại và ví dụ

Phương châm hội thoại chính được phân làm 5 loại. Bao gồm:

 

3.1. Phương châm về lượng

Trong quá trình giao tiếp, người nói cần nói đúng nội dung cần nói. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu. Nếu trong câu người nói nói thiếu nội dung sẽ làm người nghe không hiểu, khó hiểu và gây hiểu lầm. Nếu nói quá nhiều thì làm người nghe cảm thấy khó chịu, không tập trung nghe câu chuyện của người nói. Phương châm về lượng trong giao tiếp là để người giao tiếp cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về những câu hỏi mà người khác muốn biết câu trả lời. Ví dụ:

A: Cậu thấy cái áo này như nào, có đẹp không?

B: Trả qua 4 năm tiếp xúc trong ngành thời trang và nhìn thấy vô số chiếc áo khác thì tớ thấy cái áo đó không đẹp. (Vi phạm phương châm về lượng)

C: Có, tớ thấy khá đẹp. (tuân thủ phương châm về lượng)

 

3.2. Phương châm về chất

Chất ở đây là chất lượng của nội dung, bằng chứng, sự thật và sự hiểu biết của người nói về một vấn đề mình phát biểu trong đoạn hội thoại. Phương châm về chất là khi giao tiếp cần nói đúng sự thật, thông tin mà bạn muốn người khác tin là đúng phải có bằng chứng cụ thể, đừng nói những điều mình không tin là đúng, không có bằng chứng xác thực. Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn. Ví dụ:

A: Ngày mai có chắc lớp mình sẽ đi học không B,C?

B: Chắc chứ, mình có giữ thông báo của thầy này. (Tuân thủ phương châm về chất)

C: Có đi học đó. (Vi phạm phương châm về chất)

 

3.3. Phương châm quan hệ

Khi giao tiếp, bạn cần nói đúng chủ đề giao tiếp và nắm chắc chủ đề giao tiếp. Những người tham gia giao tiếp nên cẩn thận nói thẳng vào trọng tâm của chủ đề giao tiếp, xác định những gì mình muốn nói và đúng trọng tâm giao tiếp. Ví dụ:

A: Trưa nay nhà các cậu ăn những món ăn gì?

B: Món đó không ngon (Vi phạm phương châm quan hệ)

C: Trưa nay nhà tớ ăn thịt kho, trứng rán và canh rau cải. (Tuân thủ phương châm quan hệ) 

 

3.4. Phương châm cách thức 

Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ nội dung không gắn kết và logic với nhau. Ví dụ:

A: Hai em đã làm xong bài tập hôm qua cô giao chưa?

B: Dạ, rồi ạ! (Tuân thủ phương châm quan hệ)

C: Bài khó quá cô ơi! (Vi phạm phương châm quan hệ)

 

3.5. Phương châm lịch sự

Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại, tuy nhiên vào những tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt với từng tình huống, tùy từng người mà chúng ta chọn cách xưng hô sao cho phù hợp hay tùy nơi mà âm điệu to hay nhỏ nên điều chỉnh cho phù hợp. Lời nói lịch sự không chỉ giúp giao tiếp hiệu quả  mà còn đánh giá và phản ánh nhân cách của chúng ta. Ví dụ: Một người hàng xóm sang hỏi thăm mẹ tôi:

– Cháu nhà chị đã đỡ bệnh chưa? Nghe chị Hai bảo cháu bị bệnh nặng lắm nên tôi sang thăm.

– Cảm ơn bác, cháu nó đã đỡ nhiều rồi nhưng vẫn chưa khỏi hẳn. Tôi cảm ơn bác đã sang đây thăm cháu nó.

=> Thể hiện lịch sự trong cuộc hội thoại.

 Cần nắm vững các phương châm hội thoại vì: Trong quá trình giao tiếp, cần nắm vững, hiểu rõ những phương châm hội thoại để thực hiện thành công, giúp người đối diện dễ hiểu. Tùy vào tình huống cụ thể, mà người nói có thể vận dụng các phương châm hội thoại này một cách linh hoạt và phù hợp hoàn cảnh. 

>> Xem thêm: Phương châm lịch sự là gì? Ví dụ về phương châm lịch sự

 

3. Bài tập về phương châm hội thoại

Bài 1: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?

Trông thấy thầy giáo, H chào rất to: Chào thầy.

Thầy giáo trả lời và hỏi: Em đi đâu đấy!

H đáp: Em đã ăn cơm rồi.

Trả lời

Trong lượt thoại 1: "Chào thầy" đã H đã không tuân thủ phương châm lịch sự. H chào thầy giáo nhưng không có thưa gửi, nói trống không (Thiếu từ nhân xưng và tình thái từ)

Trong lượt thoại 2: Không tuân thủ phương châm quan hệ. Thầy giáo hỏi "Đi đâu" thì H lại trả lời "Em làm bài tập rồi" => Nói lạc đề.

Bài 2: Hãy đọc đoạn thoại sau, chú ý những từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.

Mạnh: Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?

Long: Đâu khoảng đầu thế kỉ XX

Câu hỏi: Câu trả lời của Long có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như Mạnh mong muốn không? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?

Trả lời

Câu trả lời của Long không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như Mạnh mong muốn. Phương châm hội thoại không được tuân thủ trong đoạn hội thoại trên là phương châm về lượng.

Người nói không tuân thủ vì không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất thì người nói phải trả lời một cách chung chung như có lẽ khoảng đầu thế kỷ XX.

Bài 3: Giải thích nghĩa các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Ăn đơm nói đặt, Ăn ốc nói mò, Ăn không nói có, Khua môi múa mép, Nói dơi nói chuột.

Trả lời

Ăn đơm nói đặt: Là kiểu nói vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.

Ăn ốc nói mò: Là kiểu nói không có căn cứ, phán xét người khác một cách tùy ý.

Ăn không nói có: Là cách nói vu khống, bịa đặt, nói những điều mà người khác không làm.

Khua môi múa mép: Có nghĩa là cách nói chuyện khoác lác, ba hoa, chém gió.

Nói dơi nói chuột: là kiểu nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.

=> Cả 4 câu thành ngữ trên đều sử dụng phương châm quan hội thoại về chất.

Khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết của Luật Minh Khuê: