1. Quy định chuyển giao giám hộ

Chuyển giao giám hộ được thực hiện với những nội dung cụ thể sau:

Về mặt thời gian, chuyển giao giám hộ được thực hiện trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày có người giám hộ mới. Lúc này, người giám hộ cũ phải thực hiện chuyển giao việc quản lý tài sản, các thông tin và hiện trạng các giao dịch đang thực hiện... cho người giám hộ mới.

Hình thức ghi nhận việc chuyển giao giám hộ phải bằng văn bản. Trong nội dung văn bản phải ghi nhận các vấn đề chính như tài sản và tình trạng các tài sản này, vấn đề khác có liên quan đến người giám hộ như các giao dịch đã thực hiện, giao dịch đang thực hiện, các điểm lưu ý trong việc chăm sóc đối với người được giám hộ... Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.

Tất nhiên, mặc dù nhà làm luật không quy định nhưng nếu trường hợp người giám hộ cũ chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc chuyển giao giám hộ sẽ không thể thực hiện được.

2. Quy định về chấm dứt giám hộ

Quan hệ giám hộ cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, có thời điểm xác lập và cũng có thời điểm kết thúc. Quan hệ giám hộ chấm dứt sẽ dẫn đến những hậu quả nhất định.

Các trường hợp chấm dứt giám hộ:

Thứ nhất, khi người được giám hộ là người chưa thành niên trở thành người thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đã khôi phục được năng lực hành vi dân sự đầy đủ của mình thì lúc này quan hệ giám hộ không cần thiết và chấm dứt. Điều này đồng nghĩa, người chưa thành niên khi qua sinh nhật lân thứ 18 của mình và không rơi vào trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì đương nhiên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có tuyên bố của Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên người này là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thứ hai, người được giám hộ chết cũng là căn cứ chấm dứt giám hộ. Khi người giám hộ chết, chấm dứt tư cách chủ thể của mình đồng thời cũng chấm dứt nhu cầu cần được giám hộ, chăm sóc nên sẽ là căn cứ để quan hệ giám hộ chấm dứt. Tuy nhiên, cái chết của người được giám hộ cũng chia thành hai trường hợp: cái chết tự nhiên (tức cái chết sinh học) và cái chết suy đoán (tức là bị tuyên bố chết). Dù người được giám hộ ở trường hợp chết tự nhiên hay chết suy đoán đều làm chấm dứt mối quan hệ giám hộ đối với người này.

Thứ ba, cha mẹ của người giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên và chỉ khi nào cha, mẹ không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì lúc đó mới đặt ra việc có người giám hộ cho người chưa thành niên này. Do đó, khi cha mẹ đã khôi phục được năng lực hành vi dân sự của mình thành đầy đủ hoặc cha mẹ không bị hạn chế quyền với con hoặc cha mẹ đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con và không cần người giám hộ cho con minh thì lúc đó cha mẹ sẽ yêu cầu chấm dứt quan hệ giám hộ để khôi phục quan hệ đại diện của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

3. Thủ tục và hậu quả chấm dứt giám hộ

Khi quan hệ giám hộ chấm dứt thì tương ứng từng trường hợp cụ thể sẽ tuân thủ theo thủ tục nhất định và cũng có những hậu quả riêng biệt. Cụ thể:

Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong vòng 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với chính người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người giám hộ cho chính người được giám hộ. Ke từ thời điểm này, người được giám hộ với tư cách là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ tự quản lý tài sản của mình, tự thực hiện quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự mà người giám hộ nhân danh mình tham gia xác lập, thực hiện. Đương nhiên, nếu quá trình thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại, thoả mãn điều kiện phải bồi thường thì cũng phải tự mình chịu trách nhiệm.

Trường hợp người được giám hộ chết, chấm dứt tư cách chủ thể thi trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dúrt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản cho người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ. Nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. Lúc này, việc quản lý khối di sản, xác định người thừa kế, xác định người quản lý di sản sẽ hoàn toàn tuân thủ theo quy định pháp luật về thừa kế.

Trường hợp cha mẹ của người chưa thành niên đã đủ điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ người đại diện cho con chưa thành niên thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thanh toán tài sản, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì người được giám hộ sang cho cha mẹ của người được giám hộ. Lúc này, cha mẹ đóng vai người đại diện cho con chưa thành niên thực hiện việc đại diện và quản lý tài sản cho con chưa thành niên của mình.

Hình thức của việc thanh toán, chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 63 Bộ luật Dân sự năm 2015 phải được thể hiện dưới hình thành vãn bản và phải có sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)