Mục lục bài viết
- 1. Khái quát về nội dung kiểm dịch thực vật
- Khái niệm
- Mặt hàng phải kiểm dịch
- Trình tự thực hiện
- Cách thức thực hiện
- Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thời hạn giải quyết
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- 2. Trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật
- 2. Người nộp phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
- 3. Tổ chức thu phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
- 4. Mức thu phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
- 5. Kê khai, nộp phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
- 6. Quản lý và sử dụng phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết:
- Nghị quyết số 129/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021;
- Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
- Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;
- Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Quyết định số 17/2020/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù đối với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước;
- Thông tư 33/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 05/7/2021.
1. Khái quát về nội dung kiểm dịch thực vật
Khái niệm
Kiểm dịch thực vật (Với tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Tất cả hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhằm chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Kiểm dịch động – thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng, Nhà nước ta bắt buộc với một số hàng hóa. Nếu lô hàng chưa kiểm dịch sẽ bị “hoãn lại” khi làm thủ tục hải quan.
Mặt hàng phải kiểm dịch
Thông thường thì các mặt hàng cơ bản như: hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi,…đều có khả năng cao phải làm kiểm dịch.
Tuy nhiên để hiểu rõ chi tiết hơn thì các bạn nên tham khảo Thông tư số 15/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 Ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trình tự thực hiện
– Bước 1: Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.
– Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
– Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.
Cách thức thực hiện
Hồ sơ được nộp trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật
Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu qui định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
b) Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu .
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp qui định phải có Giấy phép).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết
về thời hnạ giải quyết kiểm dịch thực vật là 24 giờ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu).
2. Trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật
Theo Điều 5 của Thông tư 33/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp như sau:
“Điều 5. Các trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật
1. Kiểm dịch lô hàng giống dùng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường hợp khối lượng: Nhỏ hơn hoặc bằng 01 kg (hạt giống), nhỏ hơn hoặc bằng 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) đối với 01 chủng loại giống cho 01 lần nhập khẩu, xuất khẩu.
2. Kiểm dịch sản phẩm thực vật xách tay nhập khẩu để sử dụng trong thời gian đi đường.
3. Kiểm dịch thực vật theo nghi thức ngoại giao khi xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Kiểm dịch thực vật phục vụ các sự kiện của quốc gia.
5. Kiểm dịch thực vật làm quà tặng của Nguyên thủ quốc gia.
6. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu vào các thị trường mới mở.”
=> Theo Thông tư 33/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 05/7/2021, các trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật (KDTV) gồm:
- Kiểm dịch lô hàng giống dùng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường hợp khối lượng:
Nhỏ hơn hoặc bằng 01 kg (hạt giống), nhỏ hơn hoặc bằng 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) đối với 01 chủng loại giống cho 01 lần nhập khẩu, xuất khẩu;
- Kiểm dịch sản phẩm thực vật xách tay nhập khẩu để sử dụng trong thời gian đi đường;
- Kiểm dịch thực vật theo nghi thức ngoại giao khi xuất cảnh, nhập cảnh;
- Kiểm dịch thực vật phục vụ các sự kiện của quốc gia;
- Kiểm dịch thực vật làm quà tặng của Nguyên thủ quốc gia;
- Kiểm dịch thực vật xuất khẩu vào các thị trường mới mở.
2. Người nộp phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
Tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật; thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thì phải nộp phí theo quy định tại Thông tư 33/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
3. Tổ chức thu phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
Tổ chức thu phí gồm: Cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm dịch thực vật trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Mức thu phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
Mức thu phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp được quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
5. Kê khai, nộp phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
- Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
- Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
6. Quản lý và sử dụng phí hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp
- Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
- Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 30% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
- Định kỳ theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, các Chi cục Kiểm dịch thực vật trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm (chia theo từng tháng, quý), nếu số tiền được trích để lại theo tỷ lệ quy định lớn hơn số được chi theo dự toán được duyệt thì phải nộp số chênh lệch vào tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc nhà nước của Cục Bảo vệ thực vật để Cục Bảo vệ thực vật thực hiện điều hoà cho các đơn vị trực thuộc không đủ nguồn chi bảo đảm hoạt động theo quy định tại Quyết định số 17/2020/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù đối với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).