1. Hành động là ưu tiên số một
Trong Chương 4 của cuốn sách “Đi tìm công ty giỏi”, tác giả cho rằng, đặc trưng đầu tiên của các công ty giỏi là chú trọng hành động, coi hành động là ưu tiên số một. Trình tự hoạt động chuẩn xác nhất ở các công ty này là: “Làm, sửa, rồi lại làm thử”. Để bảo đảm cho việc coi hành động là ưu tiên sô một, tạo ra sự cảm thông giữa công nhân viên, các công ty này thường áp dụng phương pháp tổ chức mang tính co dãn, linh hoạt và hết sức chú ý hoạt động thực nghiệm. Họ tổ chức ra những nhóm chuyên đề với khoảng 5 - 25 người, trong vòng mấy tuần lễ, mang những mẫu hàng không đắt tiền lắm cho khách hàng dùng thử. Trong quá trình thực nghiệm, tốc độ thực nghiệm nhanh hay chậm và số lượng hàng mẫu được đưa đi là nhân tố quan trọng quyết định thành công của thực nghiệm.
Thực nghiệm là một phương pháp học tập với chi phí thấp của các công ty giỏi. Kết quả thực nghiệm chứng tỏ chi phí bỏ ra cho thực nghiệm ít hơn nhiều so với chi phí nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ, nhưng tác dụng lại tốt hơn. Hơn nữa, mỗi công ty giỏi đều có nhiều biện pháp thiết thực để đảm bảo những điều kiện thuận lợi về mặt tố chức, chế độ, môi trường khách quan cho công cuộc thực nghiệm.
2. Tiếp cận khách hàng
Tác giả cho rằng, ở các công ty giỏi, việc tiếp cận khách hàng quan trọng không kém việc cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Thậm chí, mức độ coi trọng khách hàng còn vượt xa sự chú ý đối với việc phát triển kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm.
Ví dụ: Ở công ty IBM, phong cách phục vụ tốt đã trở thành đặc trưng của công ty. Luôn luôn nghĩ đến khách hàng là phương châm phục vụ của Công ty IBM. Các giám đốc của tổng công ty này thường xuyên đi thăm khách hàng. Họ cho rằng, nếu không hiểu khách hàng thì làm sao có thể hoạch định được những chính sách được khách hàng hoan nghênh. Thế mạnh chủ yếu tạo nên sự thành công của IBM là sách lược phục vụ khách hàng một cách không mệt mỏi. Phục vụ khách hàng một cách chu đáo, chất lượng hàng hóa tốt, đáng tin cậy là sách lược bảo đảm cho doanh số công ty tăng lên.
3. Tự chủ lập nghiệp
Tác giả vạch rõ, một trong những nhân tố quan trọng khiến các công ty giỏi có thể luôn luôn hoạt động tốt là ở chỗ họ ủy quyền đầy đủ cho các cấp quản lý của công ty, tích cực đề xướng tinh thần sáng tạo.
Quá trình sáng tạo cần có những người đảm nhiệm các vai trò khác nhau và sự điều hòa, phối hợp giữa các bộ phận theo một thể chế thích hợp đề có thể đạt được mục tiêu một cách thuận lợi. Những vai trò chủ yếu là:
- Người sáng tạo sản phẩm mới. Tiến hành công việc sáng tạo cụ thể;
- Người lãnh đạo công việc sáng chế. Đó là những người đã từng trải qua công việc sáng chế nên hiểu biết một cách sâu sắc việc bảo hộ những ý tưởng về các sản phẩm có tiềm năng và phù hợp với thực tế;
- Người hướng dẫn. Đó là những người đi tiên phong, những tấm gương trong hoạt động sáng chế và thông thường là những người lãnh đạo có uy tín, được quần chúng trong công ty ngưỡng mộ.
- Một cơ cấu tổ chức theo kiểu phán quyền sẽ có lợi cho việc sáng tạo cái mới.
Một đặc điểm lớn trong các xí nghiệp tích cực sáng tạo cái mới, tích cực xây dựng thành tựu là thái độ khoan dung, chịu đựng khi thất bại. Đó là một trong những tư tưởng của các công ty giỏi. Trong quá trình sáng tạo cái mới, sự mạo hiểm hợp lý là cần thiết. thậm chí có lúc phạm sai lầm. Các công ty giỏi thường cho phép và khuyến khích sự mạo hiểm như thế.
4. Dựa vào con người để thúc đẩy sản xuất
Các công ty giỏi cho rằng, công nhân viên trong công ty, dù địa vị của họ cao hay thấp đều là nguồn lực của sản xuất. Do đó, phải đối xử với họ theo cách đối xử với người lớn, coi họ là những người cùng hội cùng thuyền, tôn trọng họ. Như vậy mới có thể phát huy năng lực thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất của xí nghiệp. Tôn trọng mọi người, đó là triết lý kinh doanh có thể thu phục lòng người ở các công ty giỏi. Cách làm cụ thể của họ là:
- Không giảm biên chế một cách tùy tiện;
- Chú trọng đào tạo công nhân viên;
- Để cho công nhân viên được tự do quyết định phương pháp làm việc tốt nhất;
- Tin cậy công nhân viên;
- Xây dựng ý thức coi công ty là nhà, làm việc cho công ty là vinh dự;
- Những người lãnh đạo cấp cao thường xuyên gặp gỡ công nhân viên;
- Đánh giá đúng thành lích của công nhân viên, làm cho họ cảm thấy rằng công việc của họ là có giá trị, là sự đóng góp cho công ty;
- Chia sẻ thông tin, tạo điều kiện để công nhân viên đều biết công việc của công ty;
- Cố gắng chia thành những tổ chức quy mô nhó (nhỏ mà tốt);
- Luôn luôn nghĩ đến công nhân viên.
5. Dùng ý thức để thúc đẩy công việc
Tác giả chỉ ra rằng sự thành công của một công ty có quan hệ mật thiết với triết lý cơ bản của công ty, thậm chí mật thiết hơn so với khoa học - kỹ thuật, nguồn lực kinh tế, cải tiến cơ cấu tổ chức, nắm bắt thời cơ.
Nếu nhà quản lý có khả năng đưa ra một đề nghị quản lý có thể áp dụng cho mọi nơi, mọi chỗ, tức là tìm được một hệ thống giá trị có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của công ty.
Những công ty giỏi mà hai tác giả nghiên cứu đều tương đối coi trọng quan niệm về giá trị. Người phụ trách công ty thông qua sự quan tâm của cá nhân, tinh thần cố gắng không mệt mỏi của mình, đi sát tầng lớp cơ sở của công ty để tạo ra một môi trường công tác khiến cho công nhân viên phấn khởi. Sau đây là những điểm chung trong quan niệm về giá trị ở các công ty giỏi:
- Thứ nhất, khi nói đến quan niệm về giá trị, hầu như họ đều sử dụng những danh từ có liên quan đến phẩm chất.
- Thứ hai, ra sức dùng quan niệm về giá trị để khích lệ công nhân viên, đồng thời làm cho hệ thống giá trị đi sâu vào tầng lớp cơ sở của tổ chức.
- Thứ ba, ý thức làm việc cho tốt, phục vụ xã hội một cách tốt nhất, làm cho công nhân viên cảm thấy vinh dự vì được phục vụ trong xí nghiệp tốt nhất.
Những người lãnh đạo các công ty giỏi không những có thể xây dựng quan niệm đúng đắn về giá trị mà còn có thể truyền thụ nó một cách thành công cho toàn thể công nhân viên. Nguyên nhân của điều này không phải là sức mạnh của người lãnh đạo mà là do người lãnh đạo nắm vững quan niệm về giá trị. Ngoài ra, còn có nhận thức của toàn bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp của công ty về quan niệm giá trị và bước đi của họ phải nhất trí. Cuối cùng là do các công ty giỏi đều có thể truyền thụ quan niệm về giá trị cho công nhân viên, kích thích khả năng, truyền cảm hứng làm việc của họ, khiến họ cảm thấy làm việc là một niềm vui.
6. Phát huy sở trường
Hai tác giả cho rằng, trừ một số ít trưởng hợp ngoại lệ, sản phẩm của các công ty giỏi hầu như đều phát triển theo sở trường của công ty đó. Kinh nghiệm thành công của các công ty giỏi là không cùng một lúc bỏ cả hai chân vào một chậu nước lạ. Nếu muốn thử thì hãy dùng một ngón chân thôi. Khi thấy tình hình không ổn thì lập tức rút ra, không thử nữa. Nói chung, các công ty giỏi đều được mở rộng dần dần, mỗi lần mở rộng một chút, nhất định không làm quá lớn, quá nhiều ngay một lúc.
7. Biên chế gọn nhẹ
Sau khi khảo sát các công ty giỏi, hai tác giả cho rằng, nếu bộ máy quá cồng kềnh thì việc quản lí sẽ phức tạp. Các công ty thành công không bao giờ xây dựng một cơ cấu tổ chức phức tạp. Trên thực tế, hình thức tổ chức của họ rất đơn giản, sơ đồ tổ chức gọn nhẹ, rõ ràng, nhân viên quản lý cấp trên rất ít. Một công ty có doanh số hàng trăm triệu đô la Mỹ nhưng chỉ có không tới 100 nhân viên quản lý cao cấp. Tác giả còn cho rằng, nếu quan niệm về giá trị được thuần nhất thì đó là cơ sở cho sự ổn định và tính thuần nhất của những công ty giỏi, đồng thời còn phải tăng cường công năng của bộ phận sản xuất. Ngoài ra, các công ty giỏi còn sử dụng các hình thức tổ chức lâm thời như thành lập các nhóm chuyên đề. Khi một vấn đề mới xuất hiện thì lập ra một tổ chức lâm thời để giải quyết. Khi vấn đề được giải quyết xong thì tổ chức lâm thời giải thể, nhờ đó tránh được sự thành lập một bộ phận cố định, khiến cho cơ cấu tổ chức trở nên cồng kềnh, phức tạp.
8. Kết hợp giữa tập quyền và phán quyền
Việc quản lý ở các công ty giỏi vừa mang tính tập quyền, vừa mang tính phân quyền. Nhà máy sản xuất và bộ phận nghiên cứu sản phẩm mới đều có quyền tự chủ ở mức cao. Nhưng họ nghiêm khắc tuân theo những quan niệm về giá trị đã lưu truyền từ lâu, tức là đối với những vấn đề mang tính nguyên tắc thì phải kiên trì đến cùng. Quá trình vận dụng nguyên tắc đó là quá trình vừa có sự quản chế chặt chẽ, vừa cho phép các xí nghiệp thành viên phát huy tinh thần tự chủ và sáng tạo, thông qua yếu tố ý thức, tức là quan niệm về giá trị để đạt được mục tiêu. Phần lớn các công ty này đều có những quan niệm về giá trị nghiêm khắc, lấy hành động thực tế làm trung tâm, đặc biệt nhấn mạnh việc trao đổi ý kiến định kỳ và phản hồi nhanh chóng, khiến cho mỗi công việc đều bám sát nguyên tắc lớn.
Trong cuốn sách “Đi tìm công ty giỏi”, Peters và Waterman nhiều lần nói đến “văn hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp”. Trên thực tế, cuốn sách đã có tác dụng rất lớn trong việc phổ cập khái niệm này. Mỗi công ty giỏi đều có một nền “văn hóa doanh nghiệp” mạnh. Đó là những quan niệm về giá trị mà mọi người trong công ty đều tuân theo và cũng là những quy tắc làm việc mà tất cả những công nhân viên tốt đều tự nguyện tiếp thu.