1. Khái niệm cạnh tranh thế kỷ 19
Do ảnh hưởng kết hợp của nhiều lý thuyết gia kinh tế, đặc biệt là Cournot và Walras, “sự cạnh tranh” trong thế kỷ 19 mang ý nghĩa hoàn toàn khác xa so với ý nghĩa mơ hồ do kinh tế học Cổ Điển đưa ra. Sử dụng thuật ngữ ban đầu đơn thuần mang nghĩa hành vi kình địch (như Adam Smith), nói cách khác, từ hai đối tác trở lên tìm kiếm một giá như nhau, thường mang nghĩa lợi nhuận kinh tế. Ảnh hưởng khó thấy nhưng kéo dài của Coumot và Walras là phải thay đổi khái niệm này từ những gì về cơ bản được mô tả như một quá trình đối với những gì được mô tả như tình huống. Không còn nhấn mạnh vào môi trường định chế và nhân tính nữa mà chuyển sang điều kiện phải được thực hiện để thu được kết quả cân bằng. Vì thế khái niệm “cạnh tranh hoàn toàn” xuất hiện, khái niệm tóm tắt bằng các điều kiện sau:
(1) hiểu biết đầy đủ về mọi hàm hiệu dụng liên quan của cả người mua lẫn người bán và tất cả giá liên quan,
(2) số lượng lớn vô hạn người mua, người bán,
(3) thâm nhập và xuất khẩu hoàn toàn, công khai của mọi doanh nghiệp,
(4) dự đoán liên tục và
(5) sản phẩm đồng nhất.
Khi những điều kiện này hoạt động, thì “cân bằng cạnh tranh” diễn ra - nghĩa là, giá đồng hạng đối với từng hàng hóa, mức lợi nhuận “bình thường” dành cho mỗi nhà sản xuất, tối đa hóa hiệu dụng dành cho mỗi người tiêu dùng, và không có khuynh hướng thay đổi nữa. Vì thế, giả định cạnh tranh không gì khác ngoài những điều kiện cần thiết để làm sự cân bằng “xác định”.
2. Mức độ cạnh tranh
“Mô thức cạnh tranh” được phác họa ngắn gọn ở đây thể hiện dịch vụ của tiểu điền chủ trong sự tiến hóa lý thuyết kinh tế vì nó có khả năng đưa ra lời giải thích chính xác diễn tiến các sự kiện kinh tế cùng với sự hỗ trợ của tổng hợp khoa học. Trong nghiên cứu phân tích bất kỳ, những tác động mà tác dụng của chúng được hiểu phải được tách biệt với những tác động không biểu lộ nguyên tắc đồng dạng. Biện pháp thỏa mãn duy nhất nhận biết và giải thích ảnh hưởng của tác động không đồng dạng trong thế giới thực là phải nghĩ rằng không có chúng và quan sát điều gì xảy ra khi không có chúng. Phương pháp bỏ đi và so sánh này cũng đưa ra hy vọng tốt nhất rằng dần dần chúng ta mở rộng dải hiện tượng qua đó chúng ta có thể tiến hành tổng hợp. Nhưng rõ ràng kỹ thuật này đòi hỏi phải nhận thức liên tục về hạn chế cũng như sức mạnh của nó.
Thật không dễ khi thuyết phục người ta bằng phương pháp khám phá thực tế thông qua tính chất không thực - thế nhưng là những gì mà mô thức cạnh tranh Tân cổ Điển đòi hỏi phải có. Người Áo hiện đại đưa ra phương pháp thay thế mang ý nghĩa thực tế hơn vì cố gắng kết hợp các khía cạnh nhân tính trong mô thức “cơ giới”, Tân cổ Điển loại trừ. Nói chung tiếp cận Áo tìm cách giải quyết dứt khoát đối với cá nhân:
(1) hiểu biết về sở thích và cơ hội có sẵn,
(2) giải thích sự kiện hiện hành và các hành động của người khác,
(3) dự đoán về các sự kiện và hành vi tương lai và
(4) cảnh giác trước cơ hội mới mà trước đây chưa nhận biết.
Trong quan điểm Áo, hiểu biết mấu chót về cạnh tranh là người khác hiểu vấn đề khác. Thị trường là một quá trình phân tán và thông tin thường mâu thuẫn nhau được đồng hóa và chuyển sang những người tham gia thị trường cá nhân, theo lời Hayek, quá trình thị trường cạnh tranh là một quá trình khám phá. Sự cạnh tranh - không phải trong nghĩa kỹ thuật “cạnh tranh hoàn toàn”, mà nên hiểu theo nghĩa kình địch trước kia - là một cỗ máy buộc quá trình thị trường đi theo con đường kết hợp kế hoạch cá nhân (khái niệm cân bằng của Ao).
Hayek không hề mệt mỏi khi chỉ rõ tất cả những gì cần phải biết đều đã biết thì mỗi quyết định về thị trường sẽ dự đoán chính xác mọi quyết định khác và thị trường tự động đạt đến sự cân bằng hoàn toàn. Thị trường đúng ra là cần thiết vì đây là một công cụ định chế để huy động sự hiểu biết hiện có và làm cho nó có giá trị đối với người tham gia thị trường vốn không phải thông suốt mọi sự. Đưa lập luận đi thêm một bước mới, người Áo cho rằng quá trình thị trường cạnh tranh nhất thiết không chỉ huy động sự hiểu biết hiện có mà còn tạo ra nhận thức những cơ hội mới. Sự khám phá những cơ hội mới này là các nhà doanh nghiệp, những người trong mô thức Áo đảm nhận vai trò trọng yếu hơn vai trò kinh tế học cổ Điển hay Tân cổ Điển dành cho họ trước đây. Thật ra, trong khuôn khổ Áo, quá trình cạnh tranh qua chính bản chất của nó là một quá trình của nhà doanh nghiệp.
3. Lợi nhuận
Lý thuyết Tân cổ Điển tiêu chuẩn sử dụng khái niệm “tiết kiệm”, hay tối đa hóa vấn đề hiệu dụng đối với sở thích và giá cả nhất định, vẫn không đủ để lý giải việc tìm kiếm cơ hội mới, cho dù chúng có bao gồm những sản phẩm mới hay thay đổi các sản phẩm hiện có hay không. Cũng như thế, thuật ngữ “giá cả” và “lợi nhuận” có định nghĩa hạn chế hơn trong sử dụng tiêu chuẩn. Lý thuyết quy ước cho rằng doanh nghiệp đang đối mặt với phí tổn và khả năng lợi nhuận nhất định đã biết. Tối đa hóa lợi nhuận không đòi hỏi khám phá cơ hội lợi nhuận, đơn thuần chỉ đòi hỏi hành động tính toán để lý giải các cơ hội hiện có và đã thừa nhận. Theo quan điểm Áo, vấn đề này được công nhận như vậy là quá mức. Quan điểm tiếp cận Áo xem giá cả như tỉ lệ trao đổi (mất cân bằng) tượng trưng những khám phá không đầy đủ và sai sót hiện tại do các nhà doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận hình thành. Vì thế giá thị trường đưa ra cơ hội để có lợi nhuận thuần túy, đối với các nhà doanh nghiệp cảnh giác phải phát hiện ra những cơ hội này và chuẩn bị nắm bắt.
Quan điểm lợi nhuận này, không có gì phải làm với sức mạnh độc quyền. Nó chỉ đơn thuần là phần thưởng cho việc lưu ý một số thiếu vắng kết hợp trong thị trường. Như thế, đây là động cơ cần thiết cho việc khám phá hiểu biết mới chứ không như trong lý thuyết tiêu chuẩn, chi trả tối thiểu cho một tác nhân kinh tế tách rời với bằng phát minh có giá trị.
4. Những đóng góp của Antoine Augustin Cournot
Antoine Augustin Cournot chủ yếu là một nhà toán học, nhưng đã có một số ảnh hưởng đến kinh tế học. Các lý thuyết của ông về độc quyền và duopolies vẫn còn nổi tiếng. Năm 1838, cuốn sách Nghiên cứu về các nguyên tắc toán học của lý thuyết về sự giàu có được xuất bản, trong đó ông sử dụng ứng dụng của các công thức và ký hiệu toán học trong phân tích kinh tế. Cuốn sách này đã bị chỉ trích rất nhiều và không thành công lắm trong suốt cuộc đời của Cournot. Anh ấy đã cố gắng viết lại nó hai lần. Tuy nhiên, nó vẫn có ảnh hưởng trong kinh tế học ngày nay. Ngày nay, nhiều nhà kinh tế tin rằng cuốn sách này là điểm khởi đầu cho việc phân tích kinh tế hiện đại. Cournot đã giới thiệu những ý tưởng của hàm và xác suất vào phân tích kinh tế. Ông đã suy ra công thức đầu tiên cho quy luật cung và cầu như một hàm của giá cả và trên thực tế là người đầu tiên vẽ đường cung và cầu trên biểu đồ, dự đoán công trình của Alfred Marshall là khoảng ba mươi năm. Các duopoly Cournot mô hình phát triển trong cuốn sách của ông cũng đã giới thiệu các khái niệm về một (chiến lược tinh khiết) cân bằng Nash, các chức năng phản ứng và động lực tốt nhất đáp ứng.
Cournot tin rằng các nhà kinh tế học chỉ phải sử dụng các công cụ của toán học để thiết lập các giới hạn có thể xảy ra và để diễn đạt các dữ kiện kém ổn định hơn bằng các thuật ngữ tuyệt đối hơn. Ông cũng cho rằng các ứng dụng thực tế của toán học trong kinh tế học không nhất thiết phải liên quan đến độ chính xác về số lượng nghiêm ngặt.
Ngày nay, công trình của Cournot được công nhận trong kinh tế lượng. Ông cũng là một giáo viên kinh tế chính trị và toán học cho Auguste Walras, cha của Léon Walras. Cournot và Auguste Walras thuyết phục Léon Walras thử kinh tế học chính trị. Cournot cũng được cho là một trong những nguồn cảm hứng cho Léon Walras và lý thuyết cân bằng của ông.
Trong lĩnh vực kinh tế, ông được biết đến với công việc của mình trong lĩnh vực lý thuyết độc quyền Cạnh tranh Cournot được đặt theo tên của ông.
5. Cạnh tranh Cournot
Cạnh tranh Cournot là một mô hình kinh tế được sử dụng để mô tả một cấu trúc ngành trong đó các công ty cạnh tranh về số lượng sản lượng mà họ sẽ sản xuất, mà họ quyết định một cách độc lập với nhau và đồng thời. Nó được đặt tên sau khi Antoine Augustin Cournot (1801-1877), người được lấy cảm hứng bằng cách quan sát sự cạnh tranh trong một nước suối duopoly. Nó có các tính năng sau:
-Có nhiều hơn một hãng và tất cả các hãng đều sản xuất một sản phẩm đồng nhất, tức là không có sự khác biệt về sản phẩm;
- Các hãng không hợp tác, tức là không có sự thông đồng;
- Các công ty có sức mạnh thị trường, tức là mỗi quyết định về sản lượng của mỗi công ty ảnh hưởng đến giá của hàng hóa;
- Số lượng các công ty là cố định;
- Các công ty cạnh tranh về số lượng, và lựa chọn số lượng đồng thời;
- Các công ty hợp lý về mặt kinh tế và hành động có chiến lược, thường tìm cách tối đa hóa lợi nhuận theo quyết định của đối thủ cạnh tranh của họ.
Một giả định thiết yếu của mô hình này là "không phải phỏng đoán" mà mỗi công ty nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, dựa trên kỳ vọng rằng quyết định sản lượng của chính mình sẽ không ảnh hưởng đến quyết định của các đối thủ. Giá là một hàm giảm thường được biết đến của tổng sản lượng. Tất cả các công ty đều biết N, tổng số công ty trên thị trường và lấy sản lượng của các công ty khác như đã cho. Mỗi công ty có một hàm chi phí . Thông thường, các hàm chi phí được coi là kiến thức chung. Các hàm chi phí có thể giống nhau hoặc khác nhau giữa các công ty. Giá thị trường được đặt ở mức sao cho cầu bằng tổng số lượng sản phẩm của tất cả các công ty. Mỗi công ty lấy số lượng đặt ra bởi các đối thủ cạnh tranh, đánh giá nhu cầu còn lại của mình, và sau đó hoạt động như một công ty độc quyền.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)