Mục lục bài viết
- 1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và quyền đăng ký nhãn hiệu
- 1.1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- 1.2. Quyền đăng ký nhãn hiệu
- 2. Các trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
- 3. Hồ sơ đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
- 4. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- 5. Dịch vụ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty Luật Minh Khuê.
1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và quyền đăng ký nhãn hiệu
1.1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng bảo hộ do cục sở hữu trí tuệ cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được coi là chứng từ pháp lý vô cùng quan trọng để bảo vệ tư cách pháp lý của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu và chứng minh quyền sở hữu hợp pháp duy nhất của chủ sở hữu với nhãn hiệu đã thực hiện đăng ký. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhãn hiệu nhiều lần và mỗi lần có thời hạn là 10 năm.
Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm các thông tin như là: Số giấy chứng nhận, chủ sở hữu giấy chứng nhận bao gồm thông tin tên chủ sở hữu, địa chỉ chủ sở hữu; Thông tin về số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; thông tin về số quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký; thông tin về thời gian hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký.
1.2. Quyền đăng ký nhãn hiệu
Quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể tại điều 87 Luật sở hữu trí tuệ như sau:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ky nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất cới điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu heieuj chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh tại địa phương đó; đối vơi địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý hoặc đặc sản địa phương của người Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không thể tiến hành sản xuất, kinh danh hàng hóa dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc đặc sản địa phương của người Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện như là việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh; việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa dịch vụ
- Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức bằng hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhận được chuyển giao phảo đáp ứng điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Các trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị rách, bị hỏng hoặc mờ đến mức không còn có thể sử dụng được; bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong. Ngoài ra chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng có thể yêu cầu cấp lại trong trường hợp bị mất.
Như vậy giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp lại khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị mất, bị hỏng. bị rách, hoặc là mờ đến mức không còn có thể sử dụng được hoặc là bị tháo rờ không giữ được niêm phong.
3. Hồ sơ đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
Hồ sơ đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận nhãn hiệu: số lượng 02 bản theo mẫu 03-PBVB/GCN tại phụ lục C của thông tư 01. Bản tờ khai thì bao gồm 02 trang chủ đơn khi có yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì cần điền đầy đủ các thông tin về chủ sở hữu, thông tin giấy chứng nhận và lý do phải cấp lại là gì?. Và ghi rõ các tài liệu đi kèm hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Mẫu nhãn hiệu trong hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu nộp kèm phải trùng về kích thước, màu sắc với nhãn hiệu đã được cấp và ghi nhận trên giấy chứng nhận xin cấp lại. Kích thước nhãn hiệu luôn đảm bảo phải nhỏ hơn 8*8 cm và rõ nét
- Bản sao chứng từ phí và lệ phí về việc cấp lại giấy chứng nhận nhãn hiệu: Trong trường hợp nếu chủ đơn thực hiện nộp trực tiếp thì bộ phận tài chính kế toán sẽ thu tiền mặt và phát hành hóa đơn đóng phí. Nếu bạn nộp đon theo đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến thì bạn cân phải có giấy photo bản sao chứng từ để nộp kèm theo.
- Giấy ủy quyền hoặc các tài liệu khác nếu có. Trong trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền.
4. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Để thực hiện xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì cần thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Bước 2; Tiếp nhận hồ sơ và cấp mã đơn
Bước 3: Thẩm định hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận nhãn hiệu. Thời hạn là một tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo quy định, tuy nhiên thì trên thực tế thì thời gian này có thể kéo dài hơn một năm
Bước 4: Thông báo kết quả.
Ra quyết định cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc ra quyết định từ chối cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
Thời gian xử lý hồ sơ và nhận được bản cấp lại của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là nằm trong khoảng từ 02 đến 04 tháng.
5. Dịch vụ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty Luật Minh Khuê.
Các thủ tục liên quan đến pháp lý thì luôn đòi hỏi phải đúng pháp luật và hồ sơ pháp lý đầy đủ, cũng như trong lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung thì cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng đòi hỏi phải chuẩn bị hồ sơ giấy tờ một cách đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật đề ra. Hay là những vấn đề liên quan đến trả lời và bổ sung tài liệu thì cần có một người có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện thủ tục đó.
Bởi nắm bắt và hiểu được những trở ngại khó khăn đó của quý khách hàng trong nhiều năm qua, Minh Khuê luôn tự hào là đơn vị đồng hành cùng với quý khách hàng trong mọi thủ tục pháp lý liên quan đến chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho quý khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Bạn nên lựa chọn công ty Luật TNHH Minh Khuê để hỗ trợ pháp lý bởi lẽ sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí rẻ và nhanh chóng. tránh bị mất quá nhiều thời gian hoặc là gặp những vấn đề trục trặc liên quan đên pháp lý. Minh Khuê sẽ hỗ trợ bạn một cách cụ thể, và tận tình nhất có thể.
Trên đây là toàn bộ vấn đề pháp lý liên quan đến cấp lại giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ liên quan đến vấn đề nhãn hiệu bị mất bị hỏng theo quy định của pháp luật. Thông qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho quý khách hàng những cái nhìn toàn diện nhất về cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ việc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì, điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay là những giấy tờ hồ sơ cần thiết phải có và thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hi vọng bài viết này có thể giúp các bạn trong việc xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và nếu gặp vấn đề khó khăn liên quan đến pháp luật thì quý khách có thể liên hệ với công ty Luật Minh Khuê chúng tôi để được tư vấn một cách chu đáo nhiệt tình và cụ thể nhất có thể.