Mục lục bài viết
1. Cấu thành tội đánh bạc theo Luật Hình sự ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900 6162
Trả lời:
Theo Nghị quyết số 01/2010/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự, hành vi đánh bạc được quy định như sau:
“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp
Thứ nhất, Căn cứ Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:
"Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn có tham gia chơi ba cây tiền với một số người, khi đó trên chiếu bạc có tổng trị giá là 6.200.000 đồng. Căn cứ quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự thì tổng số tiền trên xới bạc trên 5 triệu đồng thì phải chịu trách nhiệm hình sự.Do đó, đối với trường hợp của bạn sẽ thuộc Khoản 1 Điều 321 Bộ Luật Hình sự 2015.
Thứ hai, Các tình tiết giảm nhẹ.
Căn cứ Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:
"Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
....
Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp việc bạn phạm tội lần đầu và ăn năn hối cải thuộc các trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Tái phạm tội đánh bạc bị phạt thế nào ?
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Đánh bạc là được thua bằng tiền hay một vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất. Do vậy đánh bạc dựa trên 3 yếu tố: sự tính toán, cơ hội và giải thưởng.
Thông thường, các kết quả hay biến cố nói trên sẽ biết được rõ ràng, trong thời gian ngắn, chẳng hạn như việc lắc xúc xắc hoặc quay bi trên bàn roulette; tuy vậy có các biến cố xa hơn, như đánh bạc cho kết quả của cả một mùa giải thể thao.
Đánh bạc cũng là một hoạt động thương mại quốc tế lớn, với các thị trường cờ bạc hợp pháp với tổng giá trị ước tính khoảng 335 tỷ USD vào năm 2009. Trong các hình thức khác, việc đánh bạc có thể được thực hiện với các vật liệu có giá trị, nhưng không phải là tiền thật. Ví dụ, người chơi trò chơi Marble có thể đánh cược bi, và tương tự như vậy trò chơi của Pogs hay Magic: The Gathering có thể được chơi với nhiều bộ sưu tập game (tương ứng, các đĩa nhỏ và thẻ bài) dùng làm vật để cược.
Pháp luật Việt Nam không cho phép các cá nhân tổ chức đánh bạc trái phép, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Trường hợp này là bạn đã bị xử lý về tội đánh bạc nay là tội tổ chức đánh bạc vậy nên thuộc quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015 điều chỉnh. Các hình thức đánh bạc phổ biến tại Việt Nam hiện nay là chơi bài lá, cá cược, đánh lô, đề trái phép,...
Thứ hai: Căn cứ theo Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau:
"Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý."
Vậy nên trong trường hợp này bạn đã bị kết án về tội đánh bạc mà chưa được xóa án tích mà nay bạn lại vi phạm thì được coi là tái phạm. Một hành vi vi phạm chỉ được coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm chứ không cùng lúc áp dụng cả hai tình tiết tăng nặng này đối với hành vi vi phạm của bạn.
3. hình thức xử lý đối với tội đánh bạc ?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 có quy định
Điều 321. Tội đánh bạc
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;
c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
Hành vi đánh bạc được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ Luật hình sự:
1. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Đồng thời, Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định:
3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Do đó, bạn có hành vi rủ rê người khác đánh bài, đồng thời chính bản thân bạn cũng có hành vi đánh bài. Số tiền thu được trên người bạn là 2,8 triệu - đây là Tiền thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc (Điểm b Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP). Tuy nhiên đây không phải là số tiền thỏa mãn dấu hiệu quy mô lớn theo Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP:
Điều 2. Về một số quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự
1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:
a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại... để trợ giúp cho việc đánh bạc;
Đồng thời, bạn chưa bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 249 và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm nên bạn không phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, mà bạn phạm tội đánh bạc theo quy định tại Khoản 1 Điều 248 BLHS, hình phạt là bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Đây là tội phạm ít nghiêm trọng. Đồng thời, bạn phạm tội lần đầu nên đây là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo Điểm h Điều 46 BLHS Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Do đó, bạn có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162
4. Trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc ?
Luật sư trả lời:
Điều 321 Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về tội đánh bạc như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
Theo đó, Điều 322 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định:
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;
Như vậy, nếu đây là lần đầu tiên bạn chơi bạc và tổng số tiền bạn chơi là mấy chục nghìn thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính trong trường hợp này.
Căn cứ theo Khoản 1, 2 điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ - CP thì người nào có hành vi đánh bạc thì bị xử phạt như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
5. Dấu hiệu của tội tổ chức đánh bạc.
Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;
c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Tội phạm này có hai hành vi khách quan khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau, đó là hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc.
Tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Khi xác định hành vi tổ chức đánh bạc cần phân biệt với trường hợp phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự và là yếu tố định khung hình phạt quy định tại một số điều luật. Hành vi tổ chức đánh bạc cũng tương tự như một số hành vi tổ chức phạm tội khác, tuy nhiên, đối với tội tổ chức đánh bạc thì người phạm tội phải tổ chức ít nhất từ hai người trở lên đánh bạc, vì việc đánh bạc phải có từ hai người trở lên mới đánh bạc được, không ai đánh bạc với chính mình cả.
Hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi tổ chức việc đánh bạc, người đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nhưng cũng có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nhưng người tổ chức việc đánh bạc nếu đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức đánh bạc thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc.
Nếu người có hành vi tổ chức ra việc đánh bạc để thỏa mãn việc đánh bạc của mình và cùng tham gia đánh bạc với những người mà mình tổ chức để đánh bạc thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc
Gá bạc là dùng địa điểm (nhà ở, cửa hàng, khách sạn, phòng trọ, tàu, xe, thuyền, bè...) đang do mình quản lý sử dụng để cho người khác đánh bạc thu tiền (tiền hồ). Hành vi gá bạc có nơi còn gọi là chứa gá bạc hoặc chứa bạc. Nếu chỉ căn cứ vào việc dùng địa điểm mà mình đang quản lý sử dụng cho người khác đánh bạc thì hành vi này tương tự như hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có thể lấy tiền hoặc không lấy tiền, còn hành vi gá bạc (chứa chấp việc đánh bạc) nhất thiết phải là lầy tiền (tiền hồ) thì mới bị coi là gá bạc; nếu vì nể nang mà cho người khác dùng địa điểm đang do mình quản lý, sử dụng để đánh bạc thì không bị coi là gá bạc. Như vậy, dấu hiệu bắt buộc để xác định có hành vi gá bạc hay không là có thu tiền hồ hay không.
Người có hành vi gá bạc có thể đồng thời là người tổ chức đánh bạc, nhưng có thể người tổ chức đánh bạc và người gá bạc khác nhau.
Nếu người gá bạc mà còn cùng tham gia đáng bạc thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội đánh bạc trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng!
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê