Mục lục bài viết
1. Khái niệm
Thừa kế thế vị được hiểu theo nguyên tắc chung trong luật thừa kế tài sản, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm thừa kế.
Nhưng pháp luật thừa kế nước ta còn quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống.
Nếu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những trường hợp này được gọi là thừa kế thế vị.
Căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Vậy thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà ( hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).
Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản đối với những người thừa kế khác.
2.Điều kiện được hưởng thừa kế thế vị
hừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị gồm:
Một là, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị). Như vậy, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).
Hai là, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.
Ba là, giữa họ phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).
Bốn là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Xuất phát từ lý luận người đã chết không thể có năng lực chủ thể để tham gia vào bất kỳ quan hệ pháp luật nào, do đó, pháp luật Việt Nam đã quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì người đó phải là người đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và phải sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế.
Năm là, khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).
Sáu là, bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015.
Như vậy, thừa kế thế vị chỉ xảy ra ở hàng thừa kế thứ nhất (Điều 652 BLDS). Trong hàng thừa kế thứ nhất, người thừa kế thế vị được hưởng di sản chỉ có thể là cháu hoặc chắt. Tức là sự thế vị chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc trực hệ đến đời thứ ba với điều kiện cháu phải sống vào thời điểm ông bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của ông bà, chắt phải sống vào thời điểm cụ chết mới là người thừa kế thế vị của các cụ. Cháu sinh ra khi ông bà chết nhưng đã thành thai khi ông bà còn sống cũng là người thừa kế thế vị tài sản của ông bà (đối với chắt cũng vậy) nhưng khi sinh ra nó phải còn sống. Các thừa kế nhận di sản với tư cách là người thế vị sẽ phải chia nhau (chia đều) phần mà người cha hay người mẹ, người ông hoặc bà chúng nếu còn sống sẽ được hưởng.
>> Xem thêm: Mẫu di chúc thừa kế tài sản, đất đai mới nhất năm 2022
3. Các trường hợp cháu nuôi hưởng thừa kế thế vị
Thứ nhất, cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà.
Một là, nếu giữa các đời đều có quan hệ huyết thống (A sinh ra B và B sinh ra C) thì đương nhiên cháu sẽ được thế vị trong mọi trường hợp nếu có đủ các điều kiện trên.
Thứ hai, chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ
A………..B………C………..D
Trong đó, giữa các chữ được nối liền với nhau bằng nét gạch ngang giữa là chỉ mối quan hệ giữa cha, mẹ và con; (A và B, B và C, C và D); giữa các chữ cách nhau một chữ là chỉ mối quan hệ giữa ông, bà với cháu (A và C; B và D); Giữa các chữ cách nhau hai chữ là chỉ mối quan hệ giữa cụ với chắt (A và D).
Theo quy ước trên, chúng ta xác định chắt được thừa kế thế vị của cụ trong các trường hợp sau:
>> Xem thêm: Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất năm 2022
Khi xác định thừa kế thế vị cần lưu ý các mối quan hệ:
(3) Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất và đời thứ tư đan xen về quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng thì không đặt ra thừa kế thế vị vì các mối quan hệ là không đương nhiên (A nhận nuôi C, C sinh ra E, E nhận nuôi H thì H không đương nhiên là chắt của A).
>> Xem thêm: Quy định mới về phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, nhà ở ?
Như vậy, quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là một chết định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông, bà, cụ mà cháu, chắt không được hưởng lại để cho người khác hưởng. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha, mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.