1.

Đi đôi với việc ký kết các điều ước phân định biên giới, mỗi nhà nước còn phải ban hành các luật lệ, quy chế biên giới hoặc ban hành Luật biên giới (như nhiều nước đã thực hiên). Đối với Việt Nam, từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, Luật biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Ngay tại lời nói đầu, Luật này đã khẳng định, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nội dung của Luật biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 6 chương, 41 điều, có giá tri điều chỉnh toàn diện các vấn đề pháp lý về biên giới. Sự hình thành cùa Luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.

Qua quy định của pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế có thể thấy chế độ biên giói của một nước gồm:

- Những nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia;

- Quy chế biên giói như quy chế qua lại, hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng sông suối biên giới, khai thác tài nguyên... ở vùng biên giới;

- Quy chế quản lý, bảo vệ biên giới;

- Quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới.

Về nguyên tắc chung, những vấn đề biên giới-lãnh thổ luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương như quốc hội, chính phủ, theo nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng sự bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia.

Mọi việc kiểm soát biên phòng, hải quan, kiểm tra vệ sinh dịch tễ, thú y, kiểm dịch thực vật... ở cửa khẩu nước nào thì theo quy định của pháp luật nước đó (trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác). Ngoài ra, pháp luật các nước đều quy định chặt chẽ quy chế bảo vệ biên giói quốc gia, chống lại các hành vi xâm nhập biên giới bất hợp pháp cũng như trừng tri nghiêm khắc các hành vi xâm phạm quy chế biên giới.

Cùng với quy định về chế độ biên giới, mỗi quốc gia đều đặc biệt chú trọng việc tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ biên giới quốc gia. Trọng trách nặng nề này thường được giao cho bộ đội biên phòng cùa nước đó đảm nhiệm. Trên thực tế, chế độ pháp lý biên giới càng đầy đủ, tỉ mỉ thì việc xây dựng, phát triển, bảo vê đường biên giới càng có hiệu lực, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và sự hợp tác lâu dài giữa các nước láng giềng ở từng khu vực và khi có tranh chấp lãnh thổ hay biên giới thì nghĩa vụ của các quốc gia là phải giải quyết những tranh chấp ấy bằng biện pháp hoà bình.

Ở Việt Nam, quan hệ biên giới với các nước láng giềng Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà nhân dân Cămpuchia được giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, láng giềng thân thiện và cùng tồn tại hoà bình. Đường biên giới vẽ trên bản đồ của Pháp tương đối phù hợp với đường biên giới thực tế và là căn cứ chung để giải quyết các vấn đề biên giới. Hiện nay, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ngày 18/7/1977 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ngày 24/1/1986. Ngày 16/10/1987 hai bên đã ký Nghị định thư bổ sung ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc. Căn cứ vào những hiệp ước này, về cơ bản, hai nước đã có một đường biên giới chính thức dẳi 2067 km. Ngoài việc ký kết các điều ựởc quốc tế về hoạch định biên giới, Việt Nam và Lào cũng đã ký kết Hiệp định về quy chế biên giới ngày 01/3/1990 và Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới ngày 31/8/1997.

Với Cămpuchia, tình hình giải quyết vấh đề biên giới phức tạp hơn với Lào, bởi giữa hai nước vừa có đường biên giới đất liền, vừa có biên giới biển chung. Ngày 07/7/1982, hai nước ký Hiệp định vùng nước lịch sử chung tại vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Cămpuchia. Ngày 20/7/1983, hai nước đã ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới. Dựa vào thoả thuận đã đật được, ngày 27/12/1985, tại Phnôngpênh, Hiệp ước hoạch định biên giới giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Cămpuchia đã ra đời. Trên thực tế, Việt Nam có chung với Cặmpuchia 1137 km đường biên giới đất liền và tính đến 1988 đã phân giới được 207 Km. Đến tháng 1 năm 1989, theo đề nghị của phía Cămpuchia, hai bên tạm dừng việc cắm mốc. Ngày 10/10/2005, Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia đã được hai bên ký kết. Hiện nay giữa hai nước đang xúc tiến đàm phán tiếp để giải quyết toàn vẹn vấn đề đất liền và biên giới trên biển.

Về quan hệ biên giới giữa Việt Nam -Trung Quốc, lịch sử cho thấy rằng, biên giới giữa hai nước đã hình thành, tồn tại và được tôn trọng từ lâu, mặc dù trước đây các nhà nước phong kiến Việt Nam .và Trung Quốc chưa ký với nhau hiệp ước biên giới nào.

Sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Pháp đã nhân danh nhà nước bảo hộ ký vổi nhà Đại Thanh hai A công ước 1887 và 1895 về phân chia biên giới giữa Bắc kỳ và nhà Thanh.

Mặc dù hai bên ký kết đã có nhiều cố gắng trong phân giới, cắm mốc nhưng trên thực tế vẫn có nhiều đoạn biên giới chưa được quy định rõ ràng và thiếu mốc giới. Sau khi Việt Nam và Trung Quốc giành được độc lập, hai bên thoả thuận tôn trọng đường biên giới lịch sử đo hai công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 để lại và giải quyết mọi tranh chấp bằng đàm phán. Do các bước thăng trầm trong quan hê nên đàm phán biên giới giữa hai nước không tiến triển.

Sau khi bình thường hoá quan hệ năm 1991, hai nước đã nối lại đàm phán về giải quyết tranh chấp biên giới. Ngày 30/12/1999, Hiệp ước về biên giới đất liền Việt - Trung được ký kết tại Bắc Kinh. Ngày 6/7/2000, hai bên đã trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước. Hiệp ước này đã giải quyết trọn vẹn vấn đề hoạch định biên giới giữa hai nước, tạo điều kiện tiến hành công tác phân giới, cắm mốc và góp phần tạo môi trường ổn định, có lợi cho phát triển và quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Đối với biên giới biển giữa Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc bộ, ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000 là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài, dựa trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, càng điều kiên tự nhiên và hoàn cảnh khách quan của vịnh, thể hiên nỗ lực, thiện chí của cả hai bên, đáp ứng mong muốn cũng như lợi ích chính đáng của mỗi nước. Giải pháp phân định mà hai bên đạt được là giải pháp công bằng, có lợi cho việc gìn giữ hoà bình, ổn định và phát triển ở vịnh Bắc bộ, qua đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Ngày 30 tháng 6 năm 2004, tại Hà Nội, đại diện hai nước đã trao đổi thư phê chuẩn để tạo hiệu lực chính thức cho Hiệp định trong quan hệ giữa hai nước về khai thác, sử dụng vịnh Bắc bộ.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)