1. Chi phí giám định là gì?

Chi phí giám định là so tiền chi trả cho thực hiện công việc giám định trong giải quyết vụ việc dân sự.

Việc buộc các đương sự chịu các chi phí giám định có ý nghĩa bù lại một phần chi phí của Nhà nước cho hoạt động xét xử của toà án, ngoài ra còn có tác dụng buộc các đương sự phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, không được lạm dụng việc thực hiện quyền tố tụng yêu cầu toà án trưng cầu giám định gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án. Chi phí giám định phải là số tiền cần thiết và hợp lí phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật. Toà án không được thu trả chi phí giám định quá số tiền cần thiết và hợp lí phải chi ttả cho việc giám định.

 

2. Cách tính chi phí giám định?

Để thực hiện việc giám định, toà án quyết định đương sự tạm nộp trước một số tiền để chi trả cho tổ chức, cá nhân được toà án trưng cầu giám định, số tiền này được gọi là tiền tạm ứng chi phí giám định. Trường hợp các đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:

- Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định; trường họp các bên đương sự yêu cầu toà án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định;

- Trường hợp toà án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;

- Đương sự, người có yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo đã yêu cầu toà án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tể chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Đối với số tiền tạm ứng chi phí giám định đương sự đã nộp sẽ được toà án quyết định xử lí khi giải quyết vụ việc dân sự theo các nguyên tắc sau:

- Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải nộp chi phí giám định thì người phải nộp chi phí giám định theo quyết định của toà án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;

- Trong trường họp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải nộp chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó; nếu số tiền tạm ứng đã nộp cao hơn chi phí giám định thực tế thì họ được ttả lại phần tiền còn thừa đó.

Khi quyết định giải quyết vụ việc dân sự, toà án phải quyết định nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định của các đương sự. về nguyên tẳc, nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định thuộc về người có lỗi trong việc giám định. Do vậy, trong trường họp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định được xác định theo các nguyên tắc sau:

- Người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ; trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;

- Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám địj)h của đương sự khác phải nộp tiền chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ; trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ;

- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp sơ thẩm do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (điểm c khoản 1 Điều 217) và đình chỉ giải quyết vụ án ở toà án cấp phúc thẩm khi bị đơn đồng ý chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn (điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) thì nguyên đơn phải chịu chi phí giám định;

- Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị (điểm b khoản 1 Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015), người kháng cáo được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt (khoản 3 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định;

- Trường hợp đương sự, người có yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo đã yêu cầu toà án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định (khoản 3 Điều 160 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015), nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định; trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;

- Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.

Hiện nay, định nghĩa chi phí giám định, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, việc xử lí tiền tạm ứng chi phí giám định, việc chi trả giám định được quy định trong các điều từ Điều 159 đến Điều 162 và Điều 169 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Việc thu nộp chi phí giám định được thực hiện theo các quy định này và quy định của văn bản hướng dân thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về chi phí giám định cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến. Trân trọng./.