Khi ra viện họ nhờ người thân xin giúp giấy ra viện có thương tật. Vậy, xin luật sư cho viết Em cần làm gì trước sự việc như vậy? có cách nào để giám định lại thương tật không?
Xin cảm ơn luật sư!
Trân trọng./.
Người gửi: Tuan Nguyen
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục
Trong trường hợp này, để kết luận tội danh của mẹ bạn, cần phải tiến hành họat động tố tụng qua nhiều giai đoạn như khởi tố, điều tra, truy tố, và xét xử. Vì vậy, nếu mẹ bạn không có hành vi gây thương tích nặng cho người kia, sẽ không đơn giản để buộc tội. Pháp luật luôn anh minh và nhìn nhận một cách khách quan.
Trước tiên, tôi muốn khẳng định, tờ giấy tỷ lệ thương tật mà người kia đang nắm giữ không có giá trị pháp lý. Chỉ cơ quan công an mới là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định giám định thương tích, và chỉ kết luận này mới có giá trị pháp lý làm căn cứ để kết luận mẹ bạn có vi phạm pháp luật hay không.
Bộ luật tố tụng hình sự 2004 quy định về giám định thương tật như sau:
Điều 155. Trưng cầu giám định
1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.
Điều 156. Việc tiến hành giám định
1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định.
Điều tra viên, Kiểm sát viên có quyền tham dự giám định, nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
2. Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết.
Như vậy, bạn và mẹ bạn yên tâm, cơ quan công an sẽ nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất để giải quyết vụ việc.
Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê
--------------------------------------
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;