Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê, mọi vướng mắc vụ lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP quản lý và sử dụng con dấu (Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp ) có quy định như sau: 

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
7. Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.

Như vậy, hành vi chiếm giữ, chiếm đoạt con dấu trái phép là hành vi trái pháp luật. Vậy như thế nào được gọi là hành vi chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu

Theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp, quy định về việc quản lý và sử dụng con dấu như sau: Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty. 

Như vậy, Luật Doanh nghiệp không quy định rõ đối tượng được quản lý và sử dụng con dấu trong công ty mà thay vào đó, luật để cho công ty tự quy định. Do đó, tùy vào Điều lệ công ty quy định chức danh cụ thể trong công ty được quản lý và sử dụng con dấu thì thực hiện theo Điều lệ công ty đó. 

Đồng thời, Luât Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định, Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được sử dụng con dấu để thực hiện nhiệm vụ của mình. 

Điều 97. Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên

9. Hội đồng thành viên sử dụng bộ máy điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và con dấu của công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình

Như vậy, Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn có thẩm quyền sử dụng con dấu công ty tuy nhiên chỉ trong thẩm quyền của mình. Thẩm quyền của thành viên Hội đồng thành viên phải được quy định trong Điều lệ công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp. Do đó, trong trường hợp này cần phải xét thẩm quyền của các thành viên của Hội đồng thành viên để xem xét việc chiếm giữ, sử dụng con dấu của thành viên đó có bị coi là trái pháp luật hay không. 

Con dấu là tài sản chung của doanh nghiệp, pháp luật cho phép doanh nghiệp tự quyết định về hình thức, nội dung, số lượng của con dấu tuy nhiên phải đảm bảo những yêu cầu sau: 

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

a) Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.

b) Số lượng con dấu.

c) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Do con dấu là tài sản chung của doanh nghiệp, do đó không thành viên nào trong Hội đồng thành viên được chiếm giữ, chiếm đoạt con dấu vì mục đích cá nhân. Do đó, trong trường hợp của bạn, nếu thành viên còn lại trong công ty của bạn chiếm giữ, chiếm đoạt con dấu thì đó đã là hành vi trái pháp luật. Nếu bạn và thành viên đó không thể  tiến hành hòa giải thì bạn cần nộp đơn khởi kiện lên Tòa án yêu cầu được giải quyết. 

Lưu ý: Việc quản lý và sử dụng con dấu có nhiều thay đổi sau khi có Luật doanh nghiệp năm 2020 thay thế Luật doanh nghiệp năm 2014 trước đó. Do vậy, Bạn có thể tham khảo thêm một số quy định mới nhất liên quan đến con dấu của doanh nghiệp tại: Những quy định mới về con dấu của doanh nghiệp đầy đủ, chi tiết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.