1. Chủ nhiệm hợp tác xã là gì?

Chủ nhiệm hợp tác xã là người có quyền điều hành cao nhất của hợp tác xã, do đại hội xã viên bầu trực tiếp từ số xã viên của mình hoặc được ban quản trị bổ nhiệm hoặc kí hợp đồng thuê.

Theo Luật hợp tác xã năm 1996 thì chủ nhiệm hợp tác xã do đại hội xã viên bầu từ số xã viên của mình. Chủ nhiệm hợp tác xã là một thành viên của ban quản trị với hai chức năng là lãnh đạo ban quản trị và lãnh đạo tập thể hợp tác xã. Chủ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã. Theo Luật hợp tác xã năm 2003 thì hợp tác xã có thể thành lập một bộ máy vừa quản lí vừa điều hành hoặc thành lập riêng bộ máy quẩn lí và bộ máy điều hành. Phù hợp với từng mô hình thì vị trí, vai trò của chủ nhiệm hợp tác xã được quy định khác nhau. Trong mô hình tổ chức bộ máy vừa quản lí vừa điều hành thì chủ nhiệm do đại hội xã viên bầu trực tiếp; chủ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã. Trong mô hình tổ chức riêng bộ máy quản lí và bộ máy điểu hành thì chủ nhiệm do ban quản trị bổ nhiệm hoặc kí hợp đồng thuê, chủ nhiệm hợp tác xã không phải là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã.

Chủ nhiệm hợp tác xã có nhiệm vụ, quyền hạn: tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều hành công việc hàng ngày của hợp tác xã, tổ chức thực hiện các quyết định của ban quản trị; trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên ban quản trị hợp tác xã, để nghị với ban quản trị về phương án bố trí cơ cấu tổ chức hợp tác xã, tuyển dụng lao động theo uỷ quyền của ban quản trị; chịu trách nhiệm trước đại hội xã viên và ban quản trị về công việc được giao.

 

2. Xã viên hợp tác xã là gì?

Xã viên hợp tác xã là người góp vốn, góp sức tham gia hợp tác xã.

Quy định về xã viên hợp tác xã

Xã viên hợp tác xã là công dân Việt Nam phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tán thành điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã. Hộ gia đình, pháp nhân cũng có thể trở thành xã viên theo quy định của điều lệ hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, hộ gia đình, pháp nhân phải cử một thành viên trong hộ đủ điều kiện theo luật định làm đại diện. Xã viên hợp tác xã là hộ gia đình bình đẳng với xã viên khác về quyền lợi và nghĩa vụ. Một người có thể là xã viên của nhiều hợp tác xã không cùng ngành, nghề nếu điều lệ hợp tác xã không quy định khác.

Xã viên hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ cơ bản như có nghĩa vụ góp vốn theo quy định của điều lệ hợp tác xã; chịu trách nhiệm về các khoản lỗ của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp, bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã; có quyền được ưu tiên làm việc cho hợp tác xã và được trả công lao động, hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; được tham gia quản lí hợp tác xã; được chuyển -vốn góp và các quyển và nghĩa vụ của mình cho người khác; có quyền xin ra hợp tác xã và được trả lại vốn góp khi ra hợp tác xã...

 

3. Ban quản trị hợp tác xã là gì?

Ban quản trị hợp tác xã là cơ quan do đại hội xã viên trực tyếp bầu ra có chức năng quản li hoặc vừa quản lí, vừa điều hành hoạt động của hợp tác xã.

Nội dung khái niệm về ban quản trị hợp tác xã:

Luật hợp tác xã năm 1996 quy định ban quản trị là cơ quan quản lí và điều hành mọi công việc của hợp tác xã. Với hợp tác xã dưới 15 xã viên có thể chỉ bầu chủ nhiệm hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản trị. Theo Luật hợp tác xã năm 2003 thì hợp tác xã có thể thành lập một bộ máy vừa quản lí vừa điều hành hoặc thành lập riêng bộ máy quản lí và bộ máy điều hành để tách bạch chức năng quản lí của ban quản trị với chức năng điều hành hoạt động hàng ngày của chủ nhiệm hợp tác xã.

Ban quản trị gồm trưởng ban quản trị và các thành viên khác với số lượng do điều lệ hợp tác xã quy định. Thành viên ban quản trị phải là xã viên hợp tác xã, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực quản lí hợp tác xã và không được đồng thời là thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng, thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột của họ.

Ban quản trị họp ít nhất 1 lần mỗi tháng do trưởng ban quản trị hoặc thành viên ban quản trị được ủy quyền triệu tập và chủ trì. Ban quản trị có thể họp bất thường khi có 1/3 thành viên ban quản trị hoặc trưởng ban quản trị, trưởng ban kiểm soát, chủ nhiệm hợp tác xã yêu cầu. Các cuộc họp hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên ban quản trị tham dự. Ban quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.

Ban quản trị có các nhiệm vụ và quyền hạn: bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lí quan trọng của hợp tác xã và kiểm tra, đánh giá công việc điều hành của họ; tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội xã viên; chuẩn bị báo cáo về hoạt động của hợp tác xã trình đại hội xã viên; xét kết nạp xã viên mới và giải quyết việc xã viên ra khỏi hợp tác xã, vv.

4. Luật hợp tác xã là gì?

Luật hợp tác xã là văn bản luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật, quy định và điều chỉnh về điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của hợp tác xã trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Tìm hiểu quy định về luật hợp tác xã:

Luật hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX, kì họp thứ 9 thông qua ngày 20.3.1996, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.1997.

Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật hợp tác xã là các quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Hợp tác xã được hiểu là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra the0 các quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một nét đặc trưng tiêu biểu của pháp luật về hợp tác xã là trên cơ sở các quy định của Luật, Chính phủ được giao ban hành các điều lệ mẫu hướng dẫn các hợp tác xã hoạt động phù hợp với tính chất ngành, nghề, linh vực hoạt động của từng hợp tác xã.

Từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, các hợp tác xã đã có sự biến đổi cơ bản, từ số lượng 100.000 hợp tác xã lúc cao trào (1986- 1988) đã giảm mạnh chỉ còn 25.000 (1995-1996). Với cơ chế kinh tế mới, hình thức và tính chất của hợp tác xã đã có nhiều thay đổi. Khi muốn chuyển đổi, các hợp tác xã gặp nhiều lúng túng, vì cơ sở pháp lí không đủ để mở rộng các hình thức hợp tác đa dạng. Trước yêu cầu này, việc ban hành Luật hợp tác xã, đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời và khẳng định tư cách pháp lí của những mô hình kinh tế hợp tác có đủ điều kiện để trở thành hợp tác xã, đồng thời, tạo điều kiện để Nhà nước quản lí hợp tác xã theo pháp luật. Luật hợp tác xã xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân hợp tác xã, khuyến khích phát triển hợp tác xã trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật hợp tác xã cũng khẳng định rõ đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi hợp tác xã là một thành phần kinh tế quan trọng để cùng với kinh tế nhà nước, tạo ra động lực mới thu hút đông đảo quần chúng lao động tích cực tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.

Luật hợp tác xã năm 1996 gồm có 10 chương với 56 điều. Chương I - Những quy định chung, gồm 11 điểu, quy định về hợp tác xã, phạm vi điều chỉnh, chính sách của Nhà nước đối với hợp tác xã, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ, tên và biểu tượng của hợp tác xã. Chương II - Thành lập và đăng kí kinh doanh, gồm 10 điều, quy định về các điều kiện thành lập và thủ tục đăng kí kinh doanh hợp tác xã. Chương lÌl - Xã viên, gồm 4 điều, quy định về điều kiện để trở thành xã viên hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ của xã viên, các căn cứ để chấm dứt tư cách xã viên. Chương IV - Tổ chức và quản lí hợp tác xã, gồm 10 điều, quy định về Đại hội xã viên, Ban quản trị, Ban Kiếnh soát, Chủ nhiệm hợp tác xã. Chương V - Tài sản và tài chính của hợp tác xã, gồm 8 điều, quy định về vốn góp của xã viên, chế độ huy động vốn, về các quỹ, tài sản của hợp tác xã, cách xử lí vốn, tài sản khi hợp tác xã giải thể, việc phân phối lãi và xử lí các khoản lỗ của hợp tác xã. Chương VI, gồm

4 điều, quy định về hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản hợp tác xã. Chương VII, gồm 2 điều, quy định về liên hiệp hợp tác xã và tổ chức liên minh hợp tác xã. Chương VIII - Quản lí nhà nước đối với hợp tác xã, gồm 3 điều, quy định về nội dung quản lí nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp đối với hợp tác xã, quy định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và vai trò của các tổ chức này đối với hợp tác xã. Chương IX - Khen thưởng, xử lí vi phạm, gồm 2 điều. Chương X - Điều khoản thi hành, gồm 2 điều, quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật hợp tác xã. So sánh Luật hợp tác xã năm 1996 của Việt Nam với luật hợp tác xã một số nước trên thế giới và khu vực cho thấy, các quy định của Luật hợp tác xã năm 1996 đã gần hơn về bản chất hình thức kinh tế tập thể đối với quy định của pháp luật các nước trên thế giới, đặc biệt là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã. Hợp tác xã được ghi nhận là một loại hình doanh nghiệp hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trước pháp luật.

Sau 5 năm thi hành, Luật hợp tác xã năm 1996 đã được thay thế bằng Luật hợp tác xã mới được Quốc hội khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

5. Điều kiện, thủ tục thành lập hợp tác xã?

Kính chào Luật Minh Khuê,Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi muốn thành lập hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh doanh hàng tiêu dùng... Các thành viên tự nguyện góp đất nông nghiệp (trồng lúa) để làm trụ sở và kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông nghiệp và chuyển đất trồng lúa sang làm trang trại theo hình thức VAC (vườn ao chuồng).
Vậy xin hỏi chúng tôi có được góp đất nông nghiệp để thành lập hợp tác xã và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất trang trại và làm trụ sở được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.T.L

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Về quyền góp đất nông nghiệp để thành lập hợp tác xã: theo quy định của Luật đất đai 2013:

"Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;"

Do đó, nếu quyền sử dụng đất của bạn là hợp pháp thì bạn có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thành lập hợp tác xã. Tuy nhiên, việc góp vốn để thành lập hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của Luật hợp tác xã 2012 như sau:

"Điều 17. Góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp

1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.

3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp."

Về chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất trang trại và làm trụ sở: Theo quy định của Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có quyền chuyển mục đích sử dụng đất tuy nhiên trường hợp của bạn phải xin phép cơ quan có thẩm quyền:

" Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp."

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai​ như sau:

Bước 1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Bước 2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bạn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và thực hiện nghĩa vụ tài chính để được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Thời gian chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với yêu cầu của bạn.  Trân trọng./.