1. Khái niệm đại hội thành viên của hợp tác xã

Điều 30 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định:

- Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có 100 thành viên, hợp tác xã thành viên trở lên có thể tổ chức đại hội đại biểu thành viên.

- Số lượng đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do điều lệ quy định nhưng phải bảo đảm:

  • Không được ít hơn 30% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có từ trên 100 đến 300 thành viên, hợp tác xã thành viên;
  • Không được ít hơn 20% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có từ trên 300 đến 1000 thành viên, hợp tác xã thành viên;
  • Không được ít hơn 200 đại biểu đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trên 1000 thành viên, hợp tác xã thành viên.

 

2. Quyền hạn của đại hội thành viên

Quyền hạn nhiệm vụ liên quan đến hoạt động được quy định tại điều 32 Luật hợp tác xã 2012 gồm:

  • Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
  • Phê duyệt báo cáo tài chính, kết quả kiểm toán nội bộ;
  • Phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; lập, tỷ lệ trích các quỹ; phương án tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động đối với hợp tác xã tạo việc làm;
  • Phương án sản xuất, kinh doanh;
  • Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;
  • Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; tham gia liên hiệp hợp tác xã, tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn;
  • Xác định giá trị tài sản và tài sản không chia;
  • Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Việc thành viên hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
  • Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tăng, giảm số lượng thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát;
  • Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản cố định;
  • Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
  • Mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định của điều lệ;
  • Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này;
  • Những nội dung khác do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đề nghị.

 

3. Thẩm quyền triệu tập đại hội thành viên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Hội đồng quản trị triệu tập họp đại hội thành viên. Đại hội thành viên thường niên được họp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội thành viên bất thường do hội đồng quản trị triệu tập. Ngoài ra còn có ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên triệu tập.

 

4. Các trường hợp họp đại hội thành viên bất thường

Các trường hợp họp đại hội thành viên bất thường được quy định như sau:

 

4.1 Thẩm quyền triệu tập họp của Hội đồng quản trị

- Hội đồng quản trị triệu tập đại hội thành viên bất thường trong những trường hợp sau đây:

  • Giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của hội đồng quản trị;
  • Hội đồng quản trị không tổ chức được cuộc họp định kỳ sau hai lần triệu tập;
  • Theo đề nghị của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
  • Theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên, hội đồng quản trị phải triệu tập đại hội thành viên bất thường.

 

4.2 Thẩm quyền triệu tập họp của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Trường hợp quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên mà hội đồng quản trị không triệu tập đại hội thành viên bất thường hoặc quá 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà hội đồng quản trị không triệu tập đại hội thường niên thì ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có quyền triệu tập đại hội thành viên.

 

4.3 Thẩm quyền triệu tập họp của thành viên đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có quyền triệu tập mà không triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền triệu tập đại hội.

 

5. Chuẩn bị đại hội thành viên

Người triệu tập đại hội thành viên phải lập danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên. Và đại biểu thành viên có quyền dự họp. Ngoài ra còn chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và dự thảo nghị quyết. Xác định thời gian, địa điểm và gửi giấy mời đến những người trong danh sách dự họp. Giấy mời họp phải kèm theo chương trình, tài liệu liên quan đến nội dung đại hội thành viên. Ít nhất 7 ngày trước ngày đại hội thành viên khai mạc.

Nội dung chương trình đại hội có thể thay đổi. Khi có ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên trở lên kiến nghị điều chỉnh về cùng một nội dung. Kiến nghị bằng văn bản. Nội dung kiến nghị phải được gửi đến người triệu tập họp chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc. Kiến nghị phải ghi rõ tên thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên và nội dung kiến nghị đưa vào chương trình. Người triệu tập đại hội thành viên sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Trong trường hợp từ chối thì phải báo cáo trước đại hội thành viên trước khi quyết định chương trình họp.

 

6. Tiến hành đại hội thành viên của hợp tác xã

– Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự; trường hợp không đủ số lượng thành viên thì phải hoãn đại hội thành viên.

– Trường hợp cuộc hợp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của đại hội thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có ít nhất 50% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự.

– Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của đại hội thành viên được tiến hành không phụ thuộc vào số thành viên tham dự.

Biểu quyết trong đại hội thành viên

Việc biểu quyết trong đại hội thành viên là một trong những sự khác biệt cơ bản giữa loại hình hợp tác xã và loại hình doanh nghiệp. Đối với loại hình doanh nghiệp, quyền quyết định việc quản lý công ty thường thuộc về cổ đông, thành viên chiếm số vốn lớn hơn, hay nói cách khác, quyền lực thuộc về người góp nhiều vốn. Ngược lại, đối với loại hình hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có quyền bình đẳng và biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã.

Về tỷ lệ biểu quyết thông qua các quyết định, Điều 34 Luật Hợp tác xã đã có quy định cụ thể như sau:

Các nội dung sau đây được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành:

a) Sửa đổi, bổ sung điều lệ;

b) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Các nội dung không thuộc các trường hợp nêu trên được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.

 

7. Hội đồng quản trị hợp tác xã, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị hợp tác xã

Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Hợp tác xã thì nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.

Việc họp Hội đồng quản trị hợp tác xã được quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 35 Luật Hợp tác xã. Theo đó, Hội đồng quản trị hợp tác xã hợp định kỳ theo quy định của điều lệ nhưng ít nhất 03 tháng một lần do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên hội đồng quản trị được chủ tịch hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm. Trân trọng./