Tuy nhiên, có đa số người vẫn không chịu di dời về chợ mới, họ vẫn tiếp tục kinh doanh, buôn bán tại các nhà ngay chợ cũ, người không có nhà thì thuê hoặc mượn nhà của người dân gần chợ cũ để buôn bán. Họ buôn bán nhỏ lẻ, thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh, lại buôn bán trong nhà (không phải buôn bán lòng, lề đường, họ buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng rau, củ, quả, vài con cá, ít ký mực tươi, hay tôm...). Nếu họ không có giấy chứng nhận kiến thức về ATTP hay giấy cam kết đảm bảo vệ sinh ATTP, vệ sinh môi trường, thì cũng chỉ nhắc nhở họ thôi.

Vậy xin hỏi luật sư, có cơ sở pháp lý nào để nghiêm cấm họ ngừng buôn bán kinh doanh hay không? (tôi cũng đã xem nghị định 39/2007/NĐ-CP nhưng không biết phải áp dụng tại điều khoản nào là hợp lý).

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật doanh nghiệp của công ty Luật Minh Khuê.

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ:Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

Nội dung phân tích:

Điều 4 Nghị định số 37/2011/NĐ-CP quy định về Áp dụng pháp luật có liên quan:

"Hoạt động th­ương mại của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo quy định của Nghị định này, pháp luật về th­ương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan."

Điều này có nghĩa là những cá nhân buôn bán nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định mà không phải là thương nhân sẽ phải tuân quy định tại nghị định này và pháp luật có liên quan.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định này cũng quy định Phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như sau:

1. Trừ tr­ường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm sau đây:

a) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;

b) Khu vực các cơ quan nhà n­ước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;

c) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn d­ược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn d­ược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;

d) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các ph­ương tiện vận chuyển;

đ) Khu vực các tr­ường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ng­ưỡng;

e) Nơi tạm dừng, đỗ của ph­ương tiện giao thông đang tham gia l­ưu thông, bao gồm cả đ­ường bộ và đ­ường thủy;

g) Phần đ­ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung c­ư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đ­ường, lề đ­ường của đ­ường đô thị, đ­ường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho ng­ười và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ­ường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động th­ương mại;

h) Các tuyến đ­ường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan đ­ược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại;


i) Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.

Như vậy, trường hợp của bạn nếu khu vực chợ cũ có biển cấm cá nhân hoạt động thương mại và các tổ chức hay cá nhân ở đó không cho cá nhân hoạt động thương mại thì bạn mới có thể đưa ra quy định cấm thực hiện các hoạt động kinh doanh, bán buôn tại nhà ngay tại chợ cũ. Nếu việc kinh doanh của những cá nhân đó không làm ảnh hưởng đến giao thông, không ảnh hưởng đến người khác cũng như dân cư sống quanh khu vực đó thì bạn cũng không thể cấm được.

Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là lý do tại sao những người kinh doanh đó không chịu vào chợ mà vẫn thuê những gian hàng ngoài ở gần chợ cũ? Trường hợp bạn muốn những người kinh doanh này chuyển vào khu vực chợ thì chỉ có thể thực hiện bằng biện pháp tìm ra lý do để khắc phục hậu quả (ví dụ như chợ mới có kết cấu không dễ dàng cho việc vận chuyển hừng hóa, giá thuê quầy đắt hơn ở chợ cũ, không còn tiện đường như khi ở chợ cũ,...), đồng thời bạn cần đưa ra biện pháp khuyên nhủ, khuyến khích họ thực hiện bằng cách hỗ trợ cho những cá nhân nào di chuyển vào chợ mới,...

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật doanh nghiệp.