Mục lục bài viết
1. Quy định về bao gói, ghi nhãn nước giải khát
Căn cứ theo quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12828:2019 quy định bao gói và ghi nhãn nước giải khát như sau:
Bao gói: Sản phẩm phải được đóng gói trong bao bì đảm bảo an toàn thực phẩm, không thấm nước và kín khí.
Ghi nhãn: Việc ghi nhãn sản phẩm phải theo quy định hiện hành và các yêu cầu sau đây:
- Tên sản phẩm:
+ Tên sản phẩm cần mô tả được bản chất của sản phẩm mà không lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
+ Tên sản phẩm có thể được kèm theo các thuật ngữ mô tả thích hợp (ví dụ “không ga” hoặc “có ga”).
- Ghi nhãn sản phẩm bao gói sẵn để bán lẻ cần ghi các thông tin sau:
+ Tên sản phẩm;
+ Đối với sản phẩm có chứa đường, phải công bố hàm lượng đường.
+ Đối với nước uống tăng lực, phải công bố năng lượng tổng số. Ngoái ra, đối với nước uống tăng lực có chứa cafein, phải công bố hàm lượng cafein.
+ Đối với nước uống điện giải: phải công bố hàm lượng (nồng độ) các chất điện giải.
+ Khuyến cáo so sánh dinh dưỡng (nếu có)
Thành phần | Nội dung công bố | Điều kiện |
1. Năng lượng | Năng lượng thấp | Không lớn hơn 20 kcal/100 ml (80 kJ/100 ml) |
| Không năng lượng | Không lớn hơn 4 kcal/100 ml |
2. Đường | Không có đường |
|
| (Không chứa đường) | Không lớn hơn 0,5 g/100 ml |
3. Natri | Hàm lượng natri thấp | Không lớn hơn 0,12 g/100 ml |
| Hàm lượng natri rất thấp | Không lớn hơn 0,04 g/100 ml |
| Không chứa natri (Không có natri) | Không lớn hơn 0,005 g/100 ml |
4. Vitamin và chất khoáng | Là nguồn bổ sung vitamin và chất khoáng | Cung cấp không nhỏ hơn 7,5 % giá trị nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (NRV) trong 100 ml hoặc không nhỏ hơn 5 % NRV trong 100 kcal (12 % NRV/MJ) |
| Hàm lượng vitamin và chất khoáng cao | Cung cấp không nhỏ hơn 15 % NRV trong 100 ml hoặc không nhỏ hơn 10 % NRV trong 100 kcal (24 % NRV/MJ) |
5. Chất xơ | Là nguồn bổ sung chất xơ | Không nhỏ hơn 3 g/100 ml hoặc 1,5 g/100 kcal |
| Hàm lượng chất xơ cao | Không nhỏ hơn 6 g/100 ml hoặc 3 g/100 kcal |
- Ghi nhãn bao gói không dùng để bán lẻ:
+ Tên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu và hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn;
+ Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.
2. Có những loại nước giải khát nào theo tiêu chuẩn hiện hành?
Theo quy định tại Mục 3.1 TCVN 12828:2019 về Nước giải khát có giải thích nước giải khát như sau:
- Sản phẩm pha sẵn để uống với mục đích giải khát, được chế biến từ nước, có thể chứa đường, phụ gia thực phẩm, hương liệu, có thể bổ sung các thành phần nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, vitamin và khoáng chất, có ga hoặc không có ga.
Bên cạnh đó từ Mục 3.2 đến Mục 3.8 TCVN 12828:2019 về Nước giải khát có quy định các loại nước giải khát như sau:
- Nước giải khát có ga (carbonated water-based beverages: Nước giải khát (3.1) được bổ sung khí cacbonic (cacbon dioxit).
- Nước uống tăng lực (energy beverages/ energy drinks): Nước giải khát (3.1) được bổ sung các thành phần dinh dưỡng thích hợp và/hoặc các thành phần đặc thù khác cung cấp năng lượng hoặc tăng cường tốc độ giải phóng hoặc hấp thu năng lượng.
- Nước uống điện giải (electrolyte beverages/ electrolyte drinks): Nước giải khát (3.1) được bổ sung các khoáng chất thiết yếu (chất điện giải).
- Nước uống thể thao (sport beverages/ sport drinks): Nước giải khát (3.1) được bổ sung các chất dinh dưỡng và thích hợp với nhu cầu sinh học của những người tham gia các hoạt động thể chất.
- Nước giải khát có chứa chè (tea beverages): Nước giải khát (3.1) có chứa bột chè/trà (Camellia sinensis (L). Kuntze), chè hòa tan, chất chiết từ chè hoặc dịch cô đặc của chất chiết từ chè.
- Nước giải khát có chứa cà phê (coffee beverages): Nước giải khát (3.1) có chứa cà phê bột, cà phê hòa tan, chất chiết từ cà phê hoặc dịch cô đặc của chất chiết từ cà phê.
- Nước giải khát có chứa nước trái cây (fruit beverages): Nước giải khát (3.1) có chứa nước trái cây hoặc nước trái cây cô đặc với hàm lượng nước trái cây hoặc nước trái cây cô đặc hoàn nguyên tối thiểu 5,0 % (thể tích)."
Như vậy, nước giải khát bao gồm nước giải khát có ga, nước uống tăng lực, nước uống điện giải, nước uống thể thao, nước giải khát có chứa chè, nước giải khát có chứa cà phê và nước giải khát có chứa nước trái cây.
3. Điều kiện thực hiện thủ tục tự công bố nước giải khát?
- Các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát cần tuân thủ và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật liên quan, đảm bảo tính an toàn và chất lượng của sản phẩm. Điều này bao gồm việc tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người.
- Ngoài các quy định về an toàn thực phẩm, từng loại nước giải khát còn phải tuân thủ một hoặc một số quy định khác như về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, bao gói và ghi nhãn theo các tiêu chuẩn quy định.
- Trong quá trình bảo quản, nước giải khát cần được lưu trữ ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh nắng mặt trời, nhằm bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
- Đối với phương tiện vận chuyển, chúng phải được đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, không có mùi lạ và không gây ảnh hưởng đến chất lượng của nước giải khát.
- Các sản phẩm nước giải khát cần được đóng gói trong bao bì kín, chuyên dùng cho thực phẩm, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chất lượng và tính an toàn của sản phẩm.
Việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn này giúp bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm nước giải khát trên thị trường.
Để thực hiện thủ tục tự công bố nước giải khát, cá nhân hoặc tổ chức cần tuân thủ hai bước chính sau đây:
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm nước giải khát
Trước hết, việc quan trọng nhất là tiến hành kiểm nghiệm chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm nước giải khát. Quá trình này bao gồm một loạt các bước như lấy mẫu, phân tích, đo lường để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng thực phẩm. Kết quả của quá trình kiểm nghiệm sẽ được ghi lại trong Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm. Đây là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt buộc phải có trong hồ sơ công bố nước giải khát.
Bước 2: Thực hiện thủ tục tự công bố nước giải khát
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và có kết quả kiểm nghiệm, cá nhân hoặc tổ chức có thể tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm nước giải khát. Quy trình này bao gồm việc chuẩn bị và nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan khác. Trong hồ sơ công bố, bao gồm cả Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, cần có đầy đủ thông tin về sản phẩm, nhãn hiệu, thành phần, quy trình sản xuất, và các thông tin liên quan khác.
Xem thêm: Bán nước giải khát tại nhà có cần đăng ký kinh doanh không?
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Có những loại nước giải khát nào theo tiêu chuẩn hiện hành? mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!