1. Quy định pháp luật về công ty cổ phần

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

đ) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên;

e) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;

g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;

i) Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

>> Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp gọi số: 1900.6162

2. Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra đối với công ty.

3. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó.

Đề nghị của cổ đông phải có cam đoan về các nội dung sau đây:

a) Cổ phiếu thực sự đã bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác; trường hợp bị mất thì cam đoan thêm rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếu tìm lại được sẽ đem trả công ty để tiêu huỷ;

b) Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.

Đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên mười triệu đồng Việt Nam, trước khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới.

2. Khái niệm về công ty cổ phần

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác

Như vậy, Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhắm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông.

3. Tổ chức, quản lý của công ty cổ phần ?

Tổ chức quản lý công ty cổ phần là vấn đề rất phức tạp, lịch sử hình thânh và phát triển công ty cổ phần đã từng tồn tại những mô hình quản lý khác nhau. Mô hình quản lý của Anh - Mỹ (theo mô hình quản trị đơn Hội đồng); Mô hình quản lý châu Âu lục địa (theo mô hình quản trị đa Hội đồng); Mô hình quản lý công ty của Nhật Bản có sự kết hợp giữa hai mô hình của Anh - Mỹ và châu Âu lục địa.

Tất cả các mô hình quản lý, mặc dù có những điểm khác nhau, song đều có chung mục tiêu là tạo khả năng để chủ sở hữu (cổ đông) có thể kiểm soát được những người điều hành công ty một cách tốt nhất. Xuất phát từ đặc điểm của công ty cổ phần, các cổ đông là chủ sở hữu công ty, song không trực tiếp điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty, công ty cổ phần có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Quản trị công ty bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ giữa cơ cấu quản lý công ty, hội đồng quản lý công ty, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Quản trị công ty cũng được cung cấp cấu trúc mà thông qua đó các mục tiêu của công ty được thực hiện và những biện pháp để đạt được những mục tiêu và khả năng giám sát là được xác định. Theo OECD, thì pháp luật về quản trị công ty gồm sáu nhóm nguyên tắc cơ bản, đó là:

- Nhóm nguyên tắc quản trị công ty liên quan đến việc đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty có hiệu quả: Nhóm nguyên tắc này gồm những vấn đề như; Khuôn khổ chung về quản trị công ty; Tính minh bạch trong quản trị; Phân chia trách nhiệm rõ ràng; Tính minh bạch các nguồn lực.

- Nhóm nguyên tắc liên quan đến quyền của cổ đông: Nhóm nguyên tắc này gồm những nội dung: Các quyền cơ bản của cổ đông; Quyền tham gia vào các quyết định lớn của công ty; Quyền tham dự các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; Tạo điều kiện thực hiện quyền sở hữu...;

- Nhóm nguyên tắc liên quan đến đảm bảo công bằng cho các cổ đông: Nhóm nguyên tắc này gồm những nội dung cơ bản như: Tất cả các cổ đông phải được đối xử công bằng; cấm giao dịch nội gián; Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc phải công bố thông tin về lợi ích.

- Nhóm nguyên tắc đảm bảo vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty: Nhóm nguyên tắc này có những nội dung: Tôn trọng quyền lợi hợp pháp của các bên có quyền lợi liên quan; Các bên có quyền lợi liên quan được khiếu nại; Công bố thông tin của các bên có liên quan; Thực thi có hiệu quả quyền của chủ nợ; Bảo vệ người tố cáo.

- Nhóm nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch và công bố thông tin: Nhóm nguyên tắc này có một số nội dung đáng chú ý: Chuẩn mực công bố thông tin, Chuẩn mực kế toán và kiểm toán; Kiểm toán độc lập hàng năm; Công bố thông tin kịp thời; Tìm hiểu xung đột về lợi ích;

- Nhóm nguyên tắc liên quan đến trách nhiệm của Hội đồng quản trị: Nhóm nguyên tắc này có những nội dung: Tính trung thực, cẩn trọng; Đối xử công bằng với mọi cổ đông; Áp dụng chuẩn mực đạo đức cao; Nhận định khách quan; Tạo điều kiện để các cổ đông tiếp cận thông tin.

Những nguyên tắc mà OECD đưa ra để các quốc gia tham vấn, dựa vào đó để có những quy định về quản trị công ty có hiệu quả.

4. Mô hình công ty cổ phần

Ở Việt Nam, quy định về quản lý công ty cổ phần nói chung được quy định tại Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, những công ty cổ phần có đủ các điều kiện để trở thành công ty đại chúng thì việc quản trị công ty còn đòi hỏi cao hon và ngặt nghèo hon so với công ty cổ phần nói chung. Điều đó được thể hiện ở chỗ, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về quản trị công ty cổ phần nói chung, công ty đại chúng còn phải tuân thủ quy định cụ thể của Bộ Tài chính áp dụng đối với công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán. Giáo trình này chỉ đề cập đến quản trị công ty cổ phần nói chung theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp Việt Nam vận dụng những thông lệ quốc tế văn minh, tiến bộ về quản trị công ty, nhằm đảm bảo cho công ty phát triển ổn định, bền vững. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp đưa ra hai mô hình tổ chức quản lý để các công ty lựa chọn, về cơ bản, hai mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần mà Luật Doanh nghiệp đưa ra để các công cổ phần lựa chọn giống với mô hình tổ chức quản lý công ty của Anh - Mỹ và mô hình tổ chức quản lý công ty của châu Âu lục địa. Cụ thể:

+ Mô hình thứ nhất gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.

+ Mô hình thứ hai gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ.

Cả hai mô hình trên mặc dù có những điểm khác nhau về cơ cấu tổ chức, song về cơ bản pháp luật đều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan quản lý, nghĩa vụ của người quản lý công ty, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý, với cổ đông và với những người có liên quan đến công ty, những quy định về điều hành, về thủ tục ra các quyết định, hiệu lực của các quyết định, quyền khởi kiện...

5. Cơ cấu của công ty cổ phần

Hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty:

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm soát:

Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ biên tập

------------------

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN: