Mục lục bài viết
1. Khái niệm về thi đua, khen thường
1.1. Thi đua: Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2. Khen thưởng: Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Danh hiệu thi đua: là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
2. Mục tiêu, hình thức tổ chức phong trào thi đua
2.1. Mục tiêu: Thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2. Hình thức tổ chức phong trào thi đua:
- Thi đua thường xuyên: Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động nhằm thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, đơn vị.
- Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề): Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian xác định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mà nội dung có tính chất đặc biệt để thực hiện những công việc khó khăn, phức tạp.
3. Nguyên tắc, hình thức và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
3.1. Nguyên tắc thi đua
- Tự nguyện, tự giác, công khai.
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
3.2. Hình thức thi đua
* Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quản lý và xét tặng các danh hiệu thi đua sau:
a. Các danh hiệu thi đua được trao hằng năm cho đơn vị Đoàn cấp tỉnh, gồm:
- Cờ thi đua đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh.
- Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh.
- Đơn vị tiên tiến công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh.
b. Các danh hiệu thi đua được trao theo đợt, gồm:
- Đối với các đơn vị Đoàn cấp huyện:
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh niên khối trường đại học, cao đẳng.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thi đua khối lực lượng vũ trang.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh niên khối cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi khối địa bàn dân cư.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi khối nhà văn hóa thanh niên, nhà văn hóa thiếu nhi, nhà thiếu nhi.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi khối các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm thanh niên.
- Đối với các đơn vị Đoàn cấp cơ sở:
+ Đơn vị xuất sắc công tác đội và phong trào thiếu nhi khối trường tiểu học, trung học cơ sở.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh niên khối trung học phổ thông.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh niên khối cơ sở giáo dục nghề nghiệp hệ Trung cấp.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi khối địa bàn dân cư.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi khối lực lượng vũ trang.
+ Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi khối cơ quan, doanh nghiệp.
* Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh quản lý và xét tặng các danh hiệu thi đua sau:
- Cờ thi đua đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp huyện.
- Cờ thi đua đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp cơ sở.
- Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp huyện.
- Đơn vị tiên tiến công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp huyện.
* Ban Thường vụ Đoàn cấp huyện quản lý và xét tặng các danh hiệu thi đua sau:
- Đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.
- Chi đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.
* Ban Chấp hành Đoàn cơ sở quản lỷ và xét tặng danh hiệu thi đua:
- Chi đoàn vững mạnh xuất sắc.
3.3. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
Việc xét tặng danh hiệu thi đua của các cấp bộ đoàn dựa trên những căn cứ, tiêu chuẩn sau:
* Căn cứ theo kết quả chấm điểm Bộ tiêu chí đảnh giả công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhỉ cấp tỉnh; Ý kiến của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định danh hiệu thi đua của các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc hằng năm, cụ thể như sau:
- Cờ thi đua đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh: được trao cho đơn vị đạt danh hiệu xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi có tỷ lệ điểm số từ 80% trở lên theo Bộ tiêu chí đánh giá công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh hằng năm.
- Đơn vị xuất sắc công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh được trao cho các đơn vị có tỷ lệ điểm số từ 70% đến dưới 80% theo Bộ tiêu chí đánh giá công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh hằng năm.
- Đơn vị tiên tiến công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh được trao cho các đon vị có tỷ lệ điểm số từ 60% đến dưới 70% theo Bộ tiêu chí đánh giá công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh hằng năm.
- Không xếp loại danh hiệu thi đua đối với các đơn vị có tỷ lệ điểm số dưới 60% theo Bộ tiêu chí đánh giá công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh hằng năm.
* Tiêu chuấn các danh hiệu thi đua tập thể đối với các khối được trao theo đợt:
- Đối với các đơn vị Đoàn cấp huyện: Các đơn vị Đoàn cấp huyện được Trung ương Đoàn tặng cờ thi đua khi có 03 năm liên tiếp được Đoàn cấp tỉnh trao cờ thi đua đơn vị xuất sắc.
- Đối với các đơn vị Đoàn cấp cơ sở: Các đơn vị Đoàn cấp cơ sở được Trung ương Đoàn tặng cờ thi đua khi có 3 năm liên tiếp được đoàn cấp huyện tặng giấy khen đơn vị xuất sắc dẫn đầu và trong thời gian đó ít nhất 01 năm được Đoàn cấp tỉnh tặng bằng khen.
Riêng đối với các đơn vị Đoàn cơ sở trong Quân đội được Trung ương Đoàn tặng cờ thi đua khi có 03 năm liên tiếp được cấp đầu mối trực thuộc Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tặng bằng khen đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên.
Trường hợp các đơn vị Đoàn cấp huyện, các đơn vị Đoàn cấp cơ sở có thành tích đặc biệt xuất sắc được tập thể Ban Bí thư Trung ương Đoàn xem xét quyết định trao cờ thưởng của Trung ương Đoàn trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Đoàn.
* Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua đổi với Đoàn cấp huyện, Đoàn cấp cơ sở do Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp của cấp đó quy định trên cơ sở hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
4. Các loại hình khen thưởng
4.1. Kỷ niệm chương, Huy hiệu
- Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” (phần thưởng cao quý nhất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh).
- Kỷ niệm chương “Thanh niên xung phong”.
- Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”.
- Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”.
- Huy hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”.
- Huy hiệu “Phụ trách giỏi”.
- Huy hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”.
- Huy hiệu “Thanh niên tình nguyện”.
4.2. Bằng khen
- Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được.
- Khen thưởng theo chuyên đề.
- Khen thưởng đột xuất.
- Khen thưởng đối ngoại.
4.3. Giải thưởng
- Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu.
- Giải thưởng Lý Tự Trọng.
- Giải thưởng Kim Đồng.
- Giải thưởng Lương Định Của.
- Giải thưởng Người thợ trẻ giỏi.
- Giải thưởng Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi.
Các giải thưởng khác (trong các đối tượng thanh niên, trong các lĩnh vực) giao cho Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định phù hợp với điều kiện thực tiễn, báo cáo lại Ban Thường vụ tại kỳ họp gần nhất.
5. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
5.7. Nguyên tắc khen thưởng
- Kịp thời, chính xác, công khai, công bằng.
- Cá nhân, tập thể được khen thưởng phải thực sự tiêu biểu, xứng đáng là gương sáng cho cá nhân, tập thể khác noi theo.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một cá nhân hoặc tập thể (trừ Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”, “Thanh niên xung phong”).
- Kết họp giữa động viên tinh thần và khuyển khích bằng vật chất.
- Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.
- Không xét khen thưởng đối với những trường hợp sau: tập thể, cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong kỳ phát động thi đua; tập thể có cá nhân bị kỷ luật (Đảng, chính quyền, đoàn thể...) từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong kỳ phát động thi đua; hồ sơ đề nghị khen thưởng không đúng thủ tục và thời gian quy định.
5.2. Căn cứ khen thưởng
Ban Bí thư Trung ương Đoàn quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn được tặng các hình thức khen thưởng trong hướng dẫn thực hiện Quy chế thi đua, khen thưởng và trong quy chế của từng loại giải thưởng.
6. Một số kỹ năng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
6.1. Phương pháp, quy trình xây dựng nội dung, tổ chức phát động và thực hiện phong trào thi đua
* Công việc chuẩn bị gồm:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua. Kế hoạch thi đua cần thể hiện được:
+ Xác định ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của phong trào thi đua.
+ Xây dựng mục tiêu, nội dung và các chỉ tiêu thi đua.
+ Chế độ khen thưởng thi đua cho phù họp với điều kiện thực tiễn của cơ sở, phù hợp với các đối tượng tham gia thi đua.
- Lập kế hoạch tuyên truyền: làm cho công nhân viên chức, người lao động hiểu rõ ý nghĩa của phong trào, thấy được trách nhiệm, quyền lợi của bản thân khi tham gia thi đua để họ tự nguyện, tích cực phấn đấu thực hiện tốt những nội dung, chỉ tiêu, nhiệm vụ thi đua được giao.
- Phối hợp với chuyên môn chuẩn bị các điều kiện thi đua gồm: Điều kiện vật chất, kỹ thuật và đời sống phục vụ cho các nhiệm vụ thi đua; xác định thời gian tiến hành đợt thi đua.
- Vận động các cá nhân, tập thể đăng ký thi đua: vận động đăng ký thi đua nhằm đảm bảo tính tự nguyện, tự giác của cá nhân, tập thể khi tham gia phong trào thi đua; vận động đăng kí thi đua phải đi đôi với việc hướng dẫn viết đăng ký thi đua
* Bước phát động thi đua:
Nội dung phát động thi đua gồm:
- Lễ phát động, ký kết giao ước thi đua;
- Tổ chức thực hiện đăng ký thi đua (đăng ký phong trào, đăng ký đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, công trình phần việc thanh niên)
* Kiểm tra, đôn đốc
Kiểm tra, đôn đốc và theo dõi quá trình thực hiện các nội dung của phong trào thi đua. Nhằm giúp đỡ tập thể, cá nhân phấn đấu đạt chỉ tiêu đã đăng ký; ngoài việc thường xuyên nắm bắt tình hình để có biện pháp giúp đỡ, phần quan trọng nhất là làm tốt công tác kiểm tra. Có kiểm tra mới có biện pháp và kế hoạch giúp đỡ thực hiện có hiệu quả.
* Bước tổng kết thi đua:
Quá trình sơ kết, tổng kết phải được tiến hành từ cá nhân, qua các cấp (chi đoàn, phân đoàn) lên đến cơ sở theo nguyên tắc: cá nhân, tập thể tự báo cáo thành tích, tổng kết kinh nghiệm. Tập thể tham gia đóng góp ý kiến. Tập thể suy tôn các danh hiệu.
Trong quá trình tổng kết chú ý đến việc khen thưởng và phải bảo đảm các nguyên tắc trong thi đua, khen thưởng.
6.2. Lập hồ sơ, thủ tục đề nghị xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
* Gửi đăng ký danh hiệu thi đua
Gửi đăng ký danh hiệu thi đua công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hằng năm của địa phương, đơn vị về Ban Bí thư Trung ương Đoàn qua Văn phòng Trung ương Đoàn, 60 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội trước ngày 01/4 hằng năm.
* Nộp đầy đủ hồ sơ khen thưởng theo quy định, gồm:
- Tờ trình khen thưởng kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng (yêu cầu các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc lập danh sách theo đúng mẫu).
- Biên bản họp xét khen thưởng.
- Báo cáo thành tích của tập thể/cá nhân có ý kiến xác nhận của đơn vị, cấp ủy trực tiếp, cấp trên và Danh sách trích ngang thành tích.
- Trong hồ sơ khen thưởng, đề nghị sắp xếp báo cáo thành tích của các cá nhân, tập thể theo đúng thứ tự trong danh sách kèm theo, nếu thiếu một trong các văn bản trên sẽ không đủ điều kiện để xét khen thưởng.
Đối với hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ”: trong danh sách trích ngang yêu cầu ghi rõ năm sinh, thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; thành tích nổi bật và tổng số thời gian tham gia công tác đối với cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp. Báo cáo thành tích phải có xác nhận của đơn vị cấp ủy trực tiếp, Đoàn cấp trên.
Đối với hồ sơ xét tặng cờ thi đua theo khối hằng năm: đề nghị ghi rõ số, ngày, tháng, năm ban hành của 03 Quyết định trong 03 năm liên tiếp, gần nhất được Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện trao cờ thi đua đơn vị xuất sắc trong báo cáo thành tích, đồng thòi gửi kèm theo bản sao của các quyết định (Ví dụ: Năm 2016 đề nghị tặng cờ của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thì phải gửi kèm theo quyết định tặng cờ của Đoàn cấp tỉnh hoặc cấp huyện trong 03 năm: 2014, 2015, 2016). Thời gian xét khen thưởng đối với Cờ thi đua năm học từ tháng 6 - tháng 9 hằng năm; đối với cờ (khối địa bàn dân cư, lực lượng vũ trang, cơ quan doanh nghiệp, Nhà Văn hóa thiếu nhi, Trung tâm dạy nghề) xét vào tháng 12 của năm đến hết Quý I của năm sau.
* Lưu ý về việc gửi Hồ sơ
Hồ sơ thi đua, khen thưởng liên quan đến công tác Đội và phong trào thiếu nhi đề nghị gửi về Ban Công tác thiếu nhi Trung ương Đoàn.
Hồ sơ thi đua, khen thưởng liên quan đến công tác đoàn và phong trào thanh niên trường học đề nghị gửi về Ban thanh niên trường học Trung ương Đoàn.
Lưu ý: Đối với khen thưởng khối đoàn, khối đội đề nghị các tỉnh thành đoàn, đoàn trực thuộc làm riêng từng tờ trình của từng khối (không làm chung trong một tờ trình) và chuyển về đúng đơn vị phụ trách.
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè gửi về ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn được giao làm thường trực Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè của năm.
- Hồ sơ đề nghị xét tặng các Giải thưởng gửi về ban, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn được phân công làm thường trực Giải thưởng đó (Ví dụ: Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Kim Đồng gửi về Ban Công tác thiếu nhi Trung ương Đoàn; Giải thưởng Lý Tự Trọng gửi về Ban Tổ chức Trung ương Đoàn...).
Các ban, ban đơn vị được phân công thường trực sẽ thẩm định, cho ý kiến trước khi trình Hội đồng Thi đua - khen thưởng Trung ương Đoàn xem xét, quyết định (hồ sơ gồm các văn bản như đã nêu ở trên).
Các văn bản đề nghị khen thưởng gửi qua đường công văn và qua thư điện tử địa chỉ: [email protected] để kịp thời giải quyết các thủ tục liên quan.
Lưu ý: Đối với các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị khối trường học, đề nghị xét khen thưởng theo tổng kết năm học (không xét theo tổng kết công tác đoàn và phong trào thành thiếu nhi của năm).