1. Khái quát chung sự ra đời của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

Những người tham gia thương trường đầu tiên có lẽ là những cá nhân mong muốn tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ. Giống như các chủ thể khác của luật dân sự, những cá nhân này phải chịu trách nhiệm đến cùng, hay nói cách khác, bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ, có nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với những hành vi thương mại của mình. Đây là một tính chất điển hình của thương nhân mà, có lẽ sau này, người ta, vì thế, đã tìm kiếm các giải pháp khắc phục bằng các loại hình công ty thông qua chế độ trách nhiệm. Cá nhân kinh doanh thường được gọi là thương nhân đơn lẻ hay doanh nghiệp cá thể (sole trader hay sole proprietorship). Nhưng ở Việt Nam con đường hình thành các thương nhân đơn lẻ có đôi điều khác biệt.
Một số đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân?
Ở thời kỳ trước khi người Pháp xâm chiêm, đời sông nông nghiệp, chính sách bế quan tỏa cảng, và sự ảnh hưởng của Khổng giáo, cũng như chế độ đại gia đình gia trưởng khiến thương mại không phát triển. Do vậy các hình thức kinh doanh có lẽ không được chú ý. Có chăng trong quan hệ buôn bán, hộ gia đình là thành phần lấn át. Khi xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, vói chế độ công hữu hóa tư liệu sản xuất, tầng lớp thương nhân mói nhen nhóm đã vụt tắt. Còn lại chăng chỉ là những người chạy chợ lo toan bát cơm, manh áo hàng ngày
và một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở một số ngành nghề liên quan tới tiêu dùng hoặc những thành phần đang trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa. Khi đường lối đổi mới được thực thi, bằng sự nỗ lực chủ quan của Nhà nước, tầng lớp thương nhân dần dà được hổi sinh mà trong đó trước tiên là các cá nhân kinh doanh hay thượng,nhân thế nhân. Vì vậy các thương nhân ở Việt Nam hiện hay (kể cả thựơng nhân thể nhân và thương nhân pháp nhân) mang đậm dấu tích của sự nỗ lực chủ quan của Nhà nước, khác phần nào đó với các thương nhân được hình thành một cách tự nhiên, bình thường ở các nước có truyền thông kinh tế thị trường mà ở đó họ chỉ bị nhà nước kiểm soát. Vì vậy việc nghiên cứu sự nỗ lực chủ quán này giúp hiểu biết rõ hơn về thương nhân ở Việt Nam. Nó.không chỉ có ý nghĩa cho hoạt động thực tiễn, mà còn có ý nghĩa cho công cuộc cải cách pháp luật.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, việc cải tạo công thương nghiệp để xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cập đã dẫn tới rất nhiều vân đề nan giải của nền. kinh tế. Nhân dân tủng thiêù, đói kém. Đứng trước tình hình đó đã phân tích nguyên nhân và xây dựng đường lôi, chính sách để khắc phục. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đưa ra giải pháp: "‘Khuyên khích phát triển kinh tế gia đình. Sử dụng khả năng tích cực của kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, đổng thời vận .dụng và tổ chức những người lao động cá thể vào các hình thức làm ăn tập thể đề nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; sắp xếp, cải tạo và sử dụng tiểu thương, giúp đỡ những người không cần thiết trong - lĩnh vực lưu thông chuyển sang sản xuất và dịch vụ. Sử dụng kinh tế tư bản tư nhân (tư sản nhỏ) trong một sô' ngành, nghề, đi đôi với cải tạo họ từng bước bằng nhiều hình thức tư bàn nhà nước, xóa bỏ thương nghiệp tư bản tư nhân. Mở rộng nhiều hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế theo nguyên tăc cùng có lợi, bình đăng trước pháp luật".
Thi hành đường lôi của Đại hội VI, tại Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, trong lời khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói: "Không phải ngẫu nhiên mà đề tài trung tâm của Hội nghị Trung ương lần thứ hai là vân đề phân phối, lưu thông. Từ năm 1981 đến nay, đã nhiều lần Trung ương bàn bạc và quyết định, nhưng tình hình chẳng những không được cải thiện, mà ngày càng trầm trọng hơn. Hiện nay, nó đang là vân đề cấp bách và cơ bản, là tụ điểm của những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế nước ta. Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ VI đã giao cho Ban Chấp hành Trung ương mới tập trung sức giải quyết vân đề này. Trách nhiệm của chúng ta, của mỗi ủy viên trung ương và toàn thể Ban Chấp hành Trung ương là phải trả lời thẳng vào những vân đề bức xúc nói trên của cuộc sống, đáp ứng được lòng mong đợi nóng bỏng và chính đáng của nhân dân". Tiêp đó Báo cáo của Bộ Chính trị về giải quyết những vân đề câp bách về phân phối, lưu thông đã kiến nghị như sau: "Ban hành văn bản thể chế hóa và cụ thể hóa chính sách đối vói kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI để họ an tâm bỏ vốn sản xuất, kinh doanh... Đổi với các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp (tập thể, gia đình, cá thể, và tư bản tư nhân), Nhà nước bán vật tư, mua sản phẩm theo giá thỏa thuận thông qua họp đồng kinh tế trên nguyên tắc bình đẳng".
Hội nghị đã ra Nghị quyết chỉ đạo: "Thể chế hóa và cụ thể hóa chính sách đôi với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng để mọi người yên tâm bỏ vốn sản xuất, kinh doanh. Theo hướng dẫn của Trung ương, các tinh, thành phô’ quy định những ngành nghề và phạm vi hoạt động của các thành phẩn kinh tếnói trên. Khuyên khích các hình thức hùn vốn, hợp tác, làm ăn tập thể từ thấp đến cao và các hình thức liên kết với các thành phần kinh tếxã hội chủ nghĩa" .
Để đáp ứng nhu cầu bức bách của toàn xã hội, ngay sau Hội nghị, Hội đồng Bộ trưởng lúc đó đã ra Nghị định sô' 27 - HĐBT ngày 9/3/1988 ban hành Bản quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải "Để thể chế hóa các chủ trương mới đã nêu trong Nghị quyết Đại lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Châ'p hành Trung ương Đảng đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải; Để giải phóng mọi lực lượng sản xuất, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, huy động khả năng của nhân dân phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ sản xuất phục vụ đời sống và phục vụ xuất khẩu; Để phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kết họp chặt chẽ kinh tếcá thể, kinh tế tư doanh với kinh tếquôc doanh và kinh tế tập thế" (Lời nói đầu của Nghị định).
Nghị định này đưa ra các tuyên ngôn có tính cách mạng rằng:
(1) Công nhận sự tổn tại và các tác dụng lâu dài của các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh;
(2) Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế này hoạt động và phát triển;
(3) Nhà nước công nhận và bảo hộ quyêh sở hữu, quyền thừa kê'tài sản và thu nhập hợp pháp của các đơn vị kinh tếvà của công dân thuộc thành phần kinh tếnày;
(4) "Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân của các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế này trong xã hội" (Điều 1, Bản quy định ban hành kèm theo Nghị định 27 - HĐBT). Các tuyên ngôn này, sau một thời gian không ngắn, đã thực sự lâ'y được lòng tin của người đầu tư. Ba tuyên ngôn đầu có ý nghĩa rất lớn cả về mặt chính trị pháp lý, và cả về mặt kỹ thuật pháp lý. Tuy nhiên tuyên ngôn thứ tư rất khó hiểu. Có lẽ cần phải lần tìm lại quan niệm vể tư cách pháp nhân thời bâỳ giờ trong đời sôhg dân dã. Có lẽ tư cách pháp nhân lúc đó được nhận thức đon giản là tư cách tham dự vào các giao dịch. Thực ra hẩu hết các hình thức kinh doanh lúc bâỳ giờ không phải là pháp nhân như quan niệm của các nước trên thế giới và quan niệm của Việt Nam hiện nay.
Theo Bản quy định ban hành kèm theo Nghị định 27 - HĐBT, các đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh được xem là các đơn vị kinh tế tự quản có tư liệu sản xuất và các vốn khác, tự quyết định mọi vân đề sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về thu nhập, lỗ lãi. Các đơn vị kinh tế này được tổ chức theo những hình thức:
(1) Hộ cá thể;
(2) hộ tiêù công nghiệp;
(3) xí nghiệp tư doanh.
Từ các hình thức này dần dà tiến tới hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân và các công ty ngày nay ở Việt Nam.
Hộ cá thể, theo Bản quy định này, có các điều kiện sau:
(i) Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc quyển sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh;
(ii) chủ đăng ký kinh doanh phải là người lao động trực tiếp;
(Ịii) những người lao động khác phải là bố mẹ, vợ chổng, con hoặc những người thân khác có tên trong sổ đăng ký hộ khẩu của người đứng tên đăng ký kinh doanh;
(iiii) thu nhập sau khi đóng thuế thuộc quyền sở hữu của chủ hộ. Có thể hiểu đây chính là cá nhân kinh doanh hay thương nhân thể nhân tiến hành hoạt động kinh doanh cho chính mình. Và thậm chí cho đến ngày nay, người ta vẫn gọi cá nhân kinh doanh là "hộ kinh doanh".
Hộ tiểu công nghiệp, theo Bản quy định này, khác hộ cá thể ở chỗ: Là các công xưởng hay các cửa hàng; được thuê mướn lao động theo hợp đồng giữa chủ và người làm thuê; và chủ hộ có thể là người đóng vai trò chính về kỹ thuật sản xuất và tự điều hành sản xuất kinh doanh. Bản chãt của hộ tiểu công nghiệp cũng là cá nhân kinh doanh hay thương nhân thể nhân, nhưng có sản nghiệp thương mại hay cơ sở kinh doanh.
Xí nghiệp tư doanh, theo Bản quy định này, là các tổ chức sản xuất kinh doanh cùng tính chất như công ty tư doanh, công ty cổ phần, tổ hợp tư doanh. Xí nghiệp tư doanh có thể có một chủ sở hữu hoặc nhiều chủ sở hữu được gọi chung là "chủ xí nghiệp". "Những người góp cổ phần tự lựa chọn người đại diện để đăng ký kinh doanh và quản lý xí nghiệp". Quy định này rất khó hiểu. Có lẽ việc "góp cổ phần" ở đây chỉ đơn thuần là việc đưa vốn vào để kinh doanh. Và việc đăng ký kinh doanh theo tư cách của người đại diện chứ không phải theo tư cách của xí nghiệp. Hình thức tổ chức kinh doanh này có lẽ xuất phát từ ý tưởng tạo lập các thương hội như các thương hội có tư cách pháp nhân. Nhưng Bản quy định lại xác định: "Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc sở hữu của chủ xí nghiệp", chứ không phải là thuộc quyêh sở hữu của xí nghiệp. Do đó có thể hiểu các xí nghiệp này không có tư cách pháp nhân. Cũng có cách hiểu khác là quy định như vậy làm cho người đẩu tư thời đó an tâm, bởi quan niệm chung về pháp nhân thời đó rất hạn hẹp.

2. Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người và trong đó không có sự phân biệt pháp lý giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh. Chủ sở hữu kiểm soát trực tiếp tất cả các yếu tố và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với tài chính của doanh nghiệp đó và điều này có thể bao gồm các khoản nợ, cho vay, thua lỗ, v.v. Một thương nhân cá thể không nhất thiết phải làm việc 'một mình' mà có thể thuê người khác. Hộ kinh doanh có các đặc điểm pháp lý sau:

2.1 Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Các phân tích ở trên cho thâỳ, hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập có bản chất là cá nhân kinh doanh, do đó không thể là pháp nhân. Nó khác vói .công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một thực thể tách biệt vói chủ sở hữu của nó. Trong khi đó hộ kinh doanh không phải là một thực thể tách biệt với cá nhân thành lập nên nó. Mọi tài sản trong của hộ kinh doanh đều là tài sản của cá nhân tạo lập nó. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh hưởng toàn bộ lợi nhuận (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thanh toán theo quy định của pháp luật) và gánh chịu mọi nghĩa vụ. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ án liên quan tới hoạt động của hộ kinh doanh.
Trường họp hộ kinh doanh được tạo lập bởi hộ gia đình, thì hộ kinh doanh có bản chất là hộ gia đình kinh doanh. Do đó hộ kinh doanh cũng không phải là pháp nhân. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay đổ dồn tâ't cả quyền lợi và gánh nặng quản trị hộ gia đình vào chủ hộ.
Hộ kinh doanh được tạo lập bởi một nhóm người cũng không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên có vân đề rắc rôì cần lưu ý rằng: Người đứng ra đăng ký kinh doanh có được xem là người đại diện đương nhiên cho nhóm tạo lập ra hộ kinh doanh hay không, hay chỉ là người đại diện cho nhóm để đăng ký kinh doanh? Câu trả lời có ý nghĩa quan trọng đối với chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh, vân đề tư cách tham gia tổ tụng và vân đề quản trị hộ kinh doanh. Câu trả lời phụ thuộc phần nào vào việc giải thích các quy định về thành lập và đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh mà sẽ được nói tói trong một chừng mực nhất định dưới đây.

2.2 Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mô rất nhỏ

Đặc điểm này không xuất phát từ bản chất bên trong của hình thức kinh doanh này mà xuất phát từ các quy định của pháp luật Việt Nam căn cứ vào số lượng lao động được sử dụng trong hộ kinh doanh. Điều này gây tốn kém không thật cần thiết cho người kinh doanh, và có thể trái với ý chí và khả năng kinh doanh của họ. Việc buộc hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp có lẽ chưa tính đến đạc trưng của từng ngành nghề kinh doanh. Với một cửa hàng cơm bình dân con sô' người phục vụ có thể lên tới hàng chục với các công việc như nâù ăn, chạy chợ, phục vụ bàn, vệ sinh, trông xe...

2.3 Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, tách biệt vói chủ nhân của nó. Nên về nguyên tắc chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối vói khoản nợ của hộ kinh doanh, có nghĩa là chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh đô'i với các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh của hộ kinh doanh thì còn rất nhiều vân đề phải bàn, người ta có thể hiểu có năm yếu tổ để xác định hộ kinh doanh như sau: (1) Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ; (2) hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm; (3) hộ kinh doanh sử dụng không quá mười lao động; (4) hộ gia đình không có con dâù; và (5) hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh . Về nguyên lý pháp lý khi kinh doanh, thương nhân dù là thể nhân hay pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đôi với các khoản nợ của mình. Chẳng hạn một công ty dù là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đều phải bỏ toàn bộ tài sản của mình ra để trả nợ. Khi nói tới chếđộ trách nhiệm vô hạn, có nghĩa là nói tới việc các thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với các khoản nợ của công ty mà mình làm thành viên. Vì vậy định nghĩa về hộ kinh doanh của Nghị định sô' 43/2010 NĐ-CP làm phát sinh nhiều vân đề phải bàn về chế độ trách nhiệm. Cần lưu ý rằng việc bàn luận này phải gắn chặt vói việc phân tích bản chất của hộ kinh doanh.
Nêu hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, thì người ta có thể quy kết ngay rằng cá nhân làm chủ đó phải chịu trách nhiệm vô hạn đối vói các khoản nợ của hộ kinh doanh ngoài việc đưa tài sản kinh doanh ra để trả nợ, bởi trong trường hợp này hộ kinh doanh có bản chất là cá nhân kinh doanh hay thương nhân thể nhân.
Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ, thì ngoài việc đưa tài sản kinh doanh ra để trả nợ, việc xác định trách nhiệm của các và từng thành viên hộ gia đình cần tói các quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Theo Bộ luật này, hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ đề thực hiện nghĩa vụ chung thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Như vậy hộ kinh doanh trong trường họp này rất gần với công ty hợp danh (mà sẽ được nghiên cứu sau).
Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì vân đề có lẽ trở nên phức tạp hon nhiều, bởi chế độ trách nhiệm của thành viên trong nhóm không được pháp luật quy định cụ thể mà phụ thuộc vào sự giải thích. Nếu xem hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ là một công ty họp danh không có tư cách pháp nhân như trên đã nói thì các thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh.

3. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm pháp lý sau:

3.1 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Bản chất pháp lý thực sự của doanh nghiệp tư nhân như trên đã lý giải là thương nhân thể nhân. Nó được xác định một cách dễ dàng hơn so với bản chất pháp lý của hộ kinh doanh, mặc dù Luật doanh nghiệp 2020 có đưa ra một định nghĩa gây tranh cãi rằng; "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh". Định nghĩa này một mặt không làm rõ được các đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp hay công ty; mặt khác có thể làm người ta hiểu lầm doanh nghiệp tư nhân là một thực thể tách biệt với chủ nhân của nó. Hiện nay có luật gia rất phân vân về bản chất pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. Anh ta không dám mạnh dạn xem doanh nghiệp, tư nhân là cá nhân kinh doanh hay thương nhân thể nhân bởi định nghĩa trên, và bởi các quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, cũng như bởi doanh nghiệp tư nhân có tên riêng, có mã số thuế riêng, có con dấu riêng và có uy tín kinh doanh dựa trên sản nghiệp dường như tách bạch khỏi sản nghiệp của chủ nhân của nó . Có thể vì lý do hạch toán trong kinh doanh, pháp luật thường hỗ trợ cho các cá nhân kinh doanh đưa một phần tài sản của mình vào kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hay thương nhân đơn lẻ hoặc doanh nghiệp cá thể. Phần tài sản đưa vào kinh doanh này tạo thành một tổ hợp tài sản mà chi là phần mở rộng hoặc nối dài của sản nghiệp riêng của cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân. Từ đó có thể ví von doanh nghiệp tư nhân là cánh tay nối dài của cá nhân chủ sở hữu của nó. Trường họp này gần với trường hợp một công ty tự tạo lập ra công xướng, trung tâm hay xí nghiệp trực thuộc hạch toán nội bộ.
Không ít người xuất phát từ việc doanh nghiệp tư nhân có con dấu riêng, nên băn khoăn về việc doanh nghiệp tư nhân có phải là một thực thể riêng biệt hay không. Có lẽ con dấu không nói lên giá trị pháp lý của văn bản giao dịch bởi người ta có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói, bằng cử chỉ hoặc thông qua các phương tiện điện tử. Con dấu cũng không nói lên tổ chức có nó là một pháp nhân, mặc dù góp phần vào việc xác định tính cá biệt của tổ chức đó và góp phần vào việc xác nhận lại một cách chắc chắn hơn hành vi của tổ chức đó.

3.2 Tài sản của doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân

Đối với các công ty, khi thành lập, thành viên công ty phải góp vốn bằng cách chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho công ty. Như vậy thành viên hay chủ sở hữu của công ty không còn là chủ sở hữu của tài sản góp vào công ty nữa. Công ty trở thành chủ sở hữu của tài sản đó. Nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân, câu chuyện có sự khác biệt. Bới chi là cánh tay nối dài của cá nhân tạo lập nó, nên doanh nghiệp tư nhân không có quyền sở hữu tài sản mà chủ nhân của nó đẩu tư vào kinh doanh. Quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp tư nhẵn thuộc về cá nhân tạo lập nó. Vì vậy, Luật doanh nghiệp 2020 quy định chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quy định này cho thâỳ chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền định đoạt tài sản của doanh nghiệp hoàn toàn theo ý chí của mình, chứ không chỉ định đoạt bản thân doanh nghiệp tư nhân như bán hoặc cho thuê doanh nghiệp.

3.3 Chủ doanh nghiệp tư nhãn chịu trách nhiệm vô hạn đối với cấc khoản nợ phát sinh

trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân

Kính doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân trở thành thương nhân. Khác thể chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không phải là thương nhân mặc dù chỉ một mình người này đầu tư thành lập nên công ty đó, trừ khi người này là một thương nhân pháp nhân. Hành vi đầu tư như vậy tạo lập nên một pháp nhân (chính là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) có sản nghiệp riêng biệt với sán nghiệp của người thành lập nó. Nên chính nó là một thương nhân. Vì vậy đều là người tạo lập nên doanh nghiệp một chủ, nhưng chủ doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm khác với chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Như trên đã nói thương nhân phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với các hành vi thương mại của mình. Theo nguyên lý thông thường, tài sản hiện có hoặc sẽ có trong tương lai của con nợ đều là tài sản bảo đảm chung cho các chủ nợ. Vì vậy thương nhân phải bỏ toàn bộ tài sản của mình ra để trả nợ. Doanh nghiệp tư nhân không phải là thực thể riêng biệt mà chi là cánh tay nối dài hay phương tiện của chủ nhân của nó. Nên chủ doanh nghiệp tư nhân (thương nhân thể nhân) phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ trong quá trình kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân. Nhung nếu ạnh ta chuyến đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, thì anh ta lại được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn và không còn tư cách thương nhân nữa. Tuy nhiên việc chuyển đổi như vậy phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan tới các khoản nợ phát sinh trước khi chuyển đổi.
Khi doanh nghiệp tư nhân lâm vào tình trạng phá sản, thì sản nghiệp phá sản là toàn bộ sản nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân, không chỉ là sản nghiệp thuộc nghiệp vụ kinh doanh của anh ta.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê