Mục lục bài viết
Trong nền văn học Việt Nam, có lẽ một trong những nhà thơ có cuộc đời ngắn ngủi nhưng những sáng tác của ông để lại cho đời vô cùng đặc sắc đó chính là nhà thơ Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ chính là phong cách sáng tác nổi bật của ông về một khát khao sống.
1. Dàn ý Đây Thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử mẫu 1
A. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ.
B. Thân bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hàn Mặc Tử quê ở tỉnh Quảng Bình là nhà thơ có nhiều đóng góp trong phong trào thơ mới. Đây Thôn Vĩ Dạ được trích trong tập "thơ điên". Trong thời gian này tác giả yêu thầm Hoàng Kim Cúc, khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gửi tặng Hàn Mặc Tử một tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm khỏi bệnh. Tấm bưu thiếp đó đã gợi cho ông những kỷ niệm một thời từng sống ở Huế và bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ ra đời. Bài thơ là bức tranh về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời mượn câu chuyện tình yêu đơn phương của mình để rồi ngắm tình yêu quê hương.
+ Khổ 1 là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật và con người xứ Huế
- Bức tranh được hiện lên qua lời mời gọi nhưng cũng ẩn chứa sự trách móc thân thiết: Sao anh không về chơi thôn Vĩ
- Cảnh vật được hiện lên có vài nét phác họa nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy ấn tượng với màu xanh của buổi ban mai
- Cuối cùng là sự khép lại với hình ảnh của chiếc lá trúc che ngang mặt chữ điền, gợi lên nét tinh nghịch mà dịu dàng, dễ thương ở vùng quê
+ Khổ 2 chính là cảnh buồn qua cái nhìn đầy nội tâm của tác giả
- Những cảnh đẹp thơ mộng nhưng lay lắt và buồn bã trong cảm giác chia lìa
- Với hình thức thơ độc đáo "gió theo lối gió, mây đường mây" dòng sông như tấm gương kiên nhẫn hình ảnh chia lìa nghe buồn thiu "hoa bắp lay", đó như một lời trần tình tội nghiệp
- Ai biết tình ai có đậm đà. Không thể chắc chắn câu thơ ấy thể hiện tình yêu nước của Hàn Mặc Tử như thế nào nhưng chắc chắn Hàn Mặc Tử rất yêu cuộc đời, yêu quê hương xứ sở.
+ Đánh giá:
- Đọc bài thơ chúng ta cảm nhận được những vần thơ đậm đà chan chứa tình yêu quê hương đất nước
- Mặc dù ra đi khi tuổi đời còn trẻ, thế nhưng dấu ấn chắc Hàn Mặc Tử đã ghi đậm trong trái tim của mỗi người về một trái tim nồng nàn cuồng say, khát khao phải yêu cuộc sống
- Cũng như các bài thơ trữ tình khác, bài thơ và cảm xúc cũng thuộc về chủ thể trữ tình riêng Hàn Mặc Tử. Ly biệt dường như là một ám ảnh khôn nguôi trong thơ ông. Phải chăng vì căn bệnh của ông đã ảnh hưởng tới những cảm xúc của nhà thơ.
C. Kết bài
Khái quát giá trị của tác phẩm
2. Dàn ý Đây Thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử mẫu 2
A. Mở bài
Hàn Mặc Tử là một trong số những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn trong phong trào thơ mới. Tuy cuộc đời ngắn ngủi và đau thương, xong ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác đồ sộ với rất nhiều các tác phẩm có giá trị. Những vần thơ của Hàn Mặc Tử luôn đau đáu một tình yêu hướng về cuộc đời. Và Đây Thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông.
B. Thân bài
Khổ 1: Hàn Mặc Tử đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về thôn Vĩ Dạ lúc lúc bình minh
- Với câu hỏi tu từ cùng với cách sử dụng câu thơ, với hàng loạt thanh bằng "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" đặt ở đầu bài thơ vừa như lời trách nhẹ nhàng của một cô gái vừa như là lời tự trách bản thân của Hàn Mặc Tử
- Nhưng dù hiểu câu hỏi ấy theo nghĩa như thế nào đi chăng nữa nó cũng là nguồn khơi dậy trong lòng thi sĩ biết bao kỉ niệm hình ảnh về thôn Vĩ, để rồi trong những câu thơ tiếp theo tác giả đã vẽ lên từng nét tuyệt đẹp từ bức tranh bình minh nơi chốn thôn quê yên bình
- Đầu tiên đó là hình ảnh nắng hàng cau, nắng mới lên. Khi đọc đến đây nhiều người không môi tự hỏi tại sao tác giả lại sử dụng nắng mới lên mà không phải là ánh nắng nào khác
- Việc sử dụng hình ảnh nắng mới lên đó chính là cái nắng đầu ngày còn tươi mới và toát lên vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết, ấm áp
- Bức tranh thôn Vĩ càng trở nên trong trẻo và hoàn thiện hơn với sự xuất hiện của mảnh vườn với những tính từ "mướt quá" cùng biện pháp so sánh "xanh như ngọc" tác giả đã vẽ lên một khu vườn xanh tươi và đầy sức sống
- Để rồi trên cái nền thiên nhiên ấy hình ảnh con người hiện lên thật tự nhiên "lá trúc che ngang mặt chữ điền"
- Chỉ với câu thơ ngắn gọn nhưng cũng đủ để gửi lên một bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp, tràn đầy sức sống, trong trẻo, tinh khiết
- Phải chăng ẩn sau đó chính là tiếng nói rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát khao sống
- Khổ thơ thứ hai là khung cảnh mây trời sông nước hùng vĩ trong đêm trăng
- Khổ thơ thứ hai là cảnh vật không còn đẹp trong trẻo như trước mà đã có sự chia lìa
- Gió và mây luôn là hai hình ảnh gắn liền với nhau, gió thổi mây bay nhưng ở đây tác giả đã nhìn nhận thấy sự chia lìa của mây và gió. Sự chia lìa đó tưởng chừng là vô lý, ngang trái song với ta có thể dễ dàng nhận thấy ẩn sau đó là tâm trạng mang đầy mặc cảm, chia ly của tác giả để nhấn mạnh thêm tâm trạng của mình.
- Hàn Mặc Tử còn sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhằm nhấn mạnh nỗi buồn trĩu nặng "dòng nước buồn thiu" cùng với sự miêu tả chuyển động chậm rãi qua hình ảnh hoa bắp lay.
- Tất cả những hình ảnh thơ ấy giúp chúng ta cảm nhận một cách sâu sắc, thấm thía hơn với nỗi buồn nỗi cô đơn, mặc cảm chia lìa và nỗi lo âu sợ hãi đang tồn tại trong tâm trí ông
- Giữa cái không gian mà cảm giác mình đang bị bỏ rơi ấy, nhà thơ chẳng còn cách nào khác mà cầu cứu từ ánh trăng :Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có trở trăng về kịp tối nay
- Thuyền trăng, bến trăng chính là những hình ảnh sáng tạo nghệ thuật của Hàn Mặc Tử
- Những hình ảnh đó là biểu tượng của cõi mộng, của hạnh phúc lứa đôi
- Đối với Hàn Mặc Tử, ông chờ đợi Trăng cũng chính là chờ đợi niềm hạnh phúc của cuộc đời mình. Để rồi càng chờ lại càng thấy lo âu, sợ hãi
- Chính sự lo âu sợ hãi ấy khiến ông phải thốt lên rằng "có trở trăng về kịp tối nay"?
- Chữ "kịp" ở đây được tác giả sử dụng thật đặc sắc, nó gợi lên một tâm thế sống của nhà thơ. Nhà thơ lo sợ rằng liệu mình có chờ được cái ngày hạnh phúc đấy, không liệu hạnh phúc có kịp đến với mình không
- Hai câu thơ khép lại khổ thơ thứ hai vừa như một sự hoài nghi và một sự mong mỏi, hi vọng của tác giả, khát vọng hòa mình với cuộc đời, với thiên nhiên
- Khổ thơ cuối: chính là mọi nỗi niềm tâm tư của Hàn Mặc Tử gửi cho Xứ Huế, cho Thôn Vĩ Dạ
- Điệp từ khách đường xa được lặp lại hai lần nhưng nhấn mạnh sự xa xôi cách trở
- Cùng với việc sử dụng tính từ độ trắng và biện pháp nghệ thuật hoán dụ đã diễn tả được không gian xa cách đầy nhặt nhòa
- Có lẽ hơn ai hết nhà thơ đã ý thức được sự xa xôi cách trở
- Với lời thơ đa nghĩa "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh" cùng với việc sử dụng câu hỏi tu từ chứ việc từ "ai" lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh một cách sâu sắc sự chia ly và tâm trạng chứa nhiều uẩn khúc một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải, xót xa của tác giả .Đó cũng chính là biểu hiện của khát khao sống khát khao. được giao cảm, được chia sẻ trong thi sĩ.
C. Kết bài
Với việc sử dụng ngôn ngữ và hình tượng thơ đặc sắc tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ là bức tranh miêu tả cảnh đẹp thôn Vĩ Đồng thời đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời tha thiết gắn bó với cuộc sống
Trên đây là một số mẫu dàn ý Đây Thôn Vĩ Dạ luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng Bài viết trên là những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. Chúc các bạn học tốt.