Mục lục bài viết
I. Giới thiệu vài nét thuyết phân tâm học và Sigmund Freud
1. Giới thiệu Sigmund Freud
Sigmund Freud (tên đầy đủ của ông là Sigismund Schlomo Freud; ông sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856 – mất vào ngày 23 tháng 9 năm 1939).
Nhà tâm lý học Sigmund Freud sinh ở Freiburg (một thị xã nhỏ ở Moravia, hiện nay là phần thuộc cộng hoà Czech) và mất tại London, ông là cha đẻ của phân tâm cổ điển.
Freud theo học trường y khoa, chuyên về thần kinh học và đã học một năm tại Paris với Jean-Martin Charcot. Ông chịu ảnh hưởng bởi Ambroise-August Liebault và Hippolyte-Marie Bernheim, cả hai đều dạy ông thôi miên khi ông ở Pháp. Sau khi học tập ở Pháp, Freud quay trở về Vienna và bắt đầu công việc lâm sàng với những bệnh nhân Hysteria. Vào khoảng từ năm 1887 đến 1897, công việc của ông với những bệnh nhân này dẫn đến việc phát triển phân tâm học.
Ông Sigmund Freud nguyên là một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo. Ông là người đặt nền móng và phát triển học thuyết phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX.
=> Vậy nhà tâm lý học, nhà sinh lý học và nhà tư tưởng vĩ đại nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20, Sigmund Freudđược ví như cha đẻ của phân tâm học. Ông đã xây dựng một số lý thuyết trong suốt cuộc đời của mình bao gồm các khái niệm về tình dục trẻ sơ sinh, sự kìm nén và tâm trí vô thức. Freud cũng khám phá cấu trúc của tâm trí, và phát triển một khung trị liệu nhằm mục đích hiểu và điều trị các vấn đề tâm thần đáng lo ngại. Mục đích của Freud là thiết lập một 'tâm lý học khoa học' và mong muốn của ông là đạt được điều này bằng cách áp dụng vào tâm lý học những nguyên tắc tương tự về quan hệ nhân quả vào thời điểm đó được coi là có giá trị trong vật lý và hóa học. Với phạm vi nghiên cứu và tác động của các lý thuyết của ông đối với khái niệm phân tâm học của thế giới hiện đại, rõ ràng là phần lớn các nguyên tắc này bắt nguồn từ các tác phẩm ban đầu của Freud.
2. Thuyết phân tâm học
Phân tâm học được định nghĩa là một chuỗi các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn gốc từ những công trình và học thuyết của Sigmund Freud. Ý tưởng chủ đạo của phân tâm học chính là niềm tin cho rằng tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn, và ký ức ẩn sâu trong vô thức.
Bằng cách chuyển những nội dung vô thức sang vùng ý thức, con người ta sẽ có thể trải nghiệm sự “thanh tẩy” tâm trí và hiểu sâu sắc hơn về trạng thái tâm lý hiện tại của bản thân. Qua quá trình này, con người ta sẽ có thể tìm thấy sự giải thoát khỏi những sự khó chịu và vướng bận về mặt tâm lý.
Phân tâm học đã được giải thích là vừa cấp tiến vừa bảo thủ. Vào những năm 1940, nó đã được coi là bảo thủ bởi cộng đồng trí thức châu Âu và Mỹ. Các nhà phê bình bên ngoài phong trào phân tâm học, cho dù ở cánh tả hay cánh hữu đều coi Freud là một người bảo thủ, cụ thể:
- Fromm đã lập luận rằng một số khía cạnh của lý thuyết phân tâm học phục vụ lợi ích của phản ứng chính trị trong cuốn The Fear of Freedom (1942) của ông, một đánh giá được xác nhận bởi các nhà văn thông cảm ở cánh hữu.
- Trong Freud: The Mind of the Moralist (1959), ông Philip Rieff lại miêu tả Freud là một người thúc giục con người làm điều tốt nhất cho số phận bất hạnh không thể tránh khỏi và đáng được ngưỡng mộ vì lý do đó.
- Ở những năm 1950, Herbert Marcuse đã thách thức cách giải thích phổ biến lúc đó cho rằng Freud là một người bảo thủ trong Eros và Civilization (1955), cũng như Lionel Trilling trong Freud và Cuộc khủng hoảng văn hóa của chúng ta và Norman O. Brown trong Cuộc sống chống lại cái chết (1959).
- Đối với Eros và Civilization, hai nhà triết học này lại đã giúp đưa ra ý tưởng rằng Freud và Karl Marx đang giải quyết các câu hỏi tương tự từ các quan điểm khác nhau đáng tin cậy ở cánh tả.
- Còn đối với Marcuse – ông đã chỉ trích chủ nghĩa xét lại tân Freud vì đã loại bỏ những lý thuyết có vẻ bi quan như bản năng chết, cho rằng chúng có thể bị biến thành một hướng không tưởng.
- Ngoài ra, các lý thuyết của Freud cũng ảnh hưởng đến toàn bộ trường phái Frankfurt và lý thuyết phê phán….
II. Đánh giá thuyết phân tâm học
1. Ưu điểm của thuyết phân tâm học
- Mặc cho những chỉ trích thì phân tâm học vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tâm lý học. Nó ảnh hưởng lên cách ta tiếp cận điều trị cho các vấn đề sức khỏe tâm thần và tiếp tục ảnh hưởng lên tâm lý học trong thời điểm hiện tại.
- Phân tâm học của S.Freud là chìa khóa cho bộ môn tâm lí phát triển. Freud đã đưa ra một lí thuyết trọn vẹn về nhân cách, nó đầy dủ và cho phép giải quyết nhiều vấn dề tâm lý có ứng dụng thực tế mà đến nay vẫn còn được ứng dụng.
Freud còn được đánh giá cao khi là người đã khám phá ra một lĩnh vực nghiên cứu mới của tâm lý học: vô thức. Ông có công lớn trong việc nghiên cứu động lực hành vi vủa con người là động cơ vô thức, và đưa ra những khái niệm: Sự dồn nén, cơ chế tự vệ, sự đồng nhất hoá, xung đột, sự xã hội hoá…Vấn đề các động cơ bị che giấu của bệnh nhân trong lâm sàng và ý nghĩa của nhân tố này đối với các nhà lâm sàng. Ông cũng là người đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn phát triển nhân cách…
Mặc cho những chỉ trích thì phân tâm học vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tâm lý học. Nó ảnh hưởng lên cách ta tiếp cận điều trị cho các vấn đề sức khỏe tâm thần và tiếp tục ảnh hưởng lên tâm lý học trong thời điểm hiện tại.
– Mặc dù hầu hết các thuyết tâm động học đều không dựa trên nghiên cứu thực nghiệm nhưng những phương pháp và học thuyết trong tư duy phân tâm học đóng góp vào sự phát triển của tâm lý học thực nghiệm.
– Nhiều học thuyết nhân cách được phát triển bởi các nhà tư tưởng tâm động học vẫn còn sức ảnh hưởng đến tận ngày nay, bao gồm học thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erikson và học thuyết phát triển tâm lý tính dục của Freud.
– Phân tâm học mở ra góc nhìn mới về bệnh lý tâm thần, nêu rõ rằng nói chuyện về vấn đề với một người chuyên gia có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tâm lý khó chịu.
2. Hạn chế của thuyết phân tâm học
- Phân tâm học phát triển tầm ảnh hưởng của mình trong suốt những năm đầu thế kỷ XX, nhưng cũng không thiếu những phê bình dành cho nó.
Phân tâm của Freud cũng có những hạn chế của nó. Do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, ông đã không thấy được mặt bản chất trong ý thức con người, không thấy được bản chất xã hội – lịch sử của các hiện tượng tâm lý người. Do đó, con người trong phân tâm học là con người cơ thể, con người sinh vật bị phân ly ra nhiều mảng, con người với những mong muốn chủ yếu là thỏa mãn các đam mê tính dục, đối lập với xã hội.
– Các học thuyết của Freud quá đặt nặng tâm trí vô thức, tình dục, sự hung hăng và trải nghiệm thời thơ ấu.
– Nhiều quan niệm do các nhà phân tâm học đưa ra rất khó để đo lường và định lượng.
– Hầu hết các ý tưởng của Freud đều dựa vào các nghiên cứu ca bệnh và quan sát tại phòng khám thay vì nghiên cứu khoa học, thực nghiệm.
Do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, S.Freud đã ko thấy được mặt bản chất trong ý thức con người, không thấy được bản chất xã hội – lịch sử của các hiện tượng tâm lý người. Cho nên, vai trò của ý thức không được chú trọng, không xem ý thức là đối tượng của tâm lý học.
Có một số ý kiến chỉ trích phân tâm học. Một số người cho rằng phân tâm học không có hiệu quả điều trị như các liệu pháp khác. Một phần lý do khiến nhiều người còn hoài nghi về phân tâm học ngày nay đó là vì bằng chứng ủng hộ tính hiệu quả của nó thường bị coi là khá yếu.
3. Một số ủng hộ đối với thuyết phân tâm học
Có một số nghiên cứu về tính hiệu quả của phân tâm học đã dấy lên làn sóng ủng hộ cho phương thức điều trị này. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã thấy rằng phân tâm học có thể có hiệu quả như các phương pháp khác. Một số nghiên cứu khác cho rằng phân tâm học có thể điều trị hiệu quả trầm cảm, lệ thuộc chất gây nghiện, và rối loạn hoảng sợ.
Trong một bài tổng quan xem xét tính hiệu quả của phân tâm học, nhà nghiên cứu và nhà phân tâm học Peter Fonagy cho rằng liệu pháp tâm động học có thể có hiệu quả trong điều trị trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn triệu chứng thực thể, và một số rối loạn lo âu.
Phân tâm học thường đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, tiền bạc và công sức. Một vấn đề khác là phân tâm học nói chung là một nhiệm vụ lâu dài. Chúng ta đang sống trong một thời đại nơi con người ta tìm kiếm kết quả một cách nhanh chóng và những phương pháp đưa đến hiệu quả được tính theo ngày, tuần hay tháng – trị liệu phân tâm học thường đòi hỏi khách hàng và trị liệu viên phải khám phá vấn đề trong khoảng thời gian nhiều năm.
Có nhà tâm lý học Susan Krauss Whitbourne phát biểu trong một bài báo trên trang Psychology Today, cụ thể: “Nếu sử dụng hệ thống phân loại dành cho điều trị dựa trên bằng chứng, trong thực tế, bản thân phân tâm học truyền thống không được công nhận là một liệu pháp điều trị cho nhóm lớn các rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, bác bỏ đóng góp của Freud cho ngành tâm lý học, như (bài báo trên tờ New York Times) đã nói, là lối suy đơn giản hóa quá mức.”
(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).