1. Đáp án đề thi ngữ văn lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025

Dựa theo Kế hoạch Tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông và tuyển sinh lớp 6 phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được ban hành kèm theo Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2024, vào sáng ngày 13/6/2024, các thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại tỉnh Thanh Hoá năm học 2024-2025 sẽ phải làm bài thi môn Ngữ Văn trong khoảng thời gian là 120 phút, theo hình thức tự luận.

Đề thi ngữ văn lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025:

Đáp án đề thi ngữ văn lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025

Đáp án đề thi ngữ văn lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025

Đáp án đề thi ngữ văn lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025:

Dưới đây là đáp án đề thi môn Ngữ văn của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại tỉnh Thanh Hoá năm học 2024-2025:

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Câu 2.

Cách giải:

Tác giả cho rằng dưới bầu trời mưa luôn có người vui, người buồn vì:

- Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lạnh sau cơn mưa giông chiều. Người vui vì nhanh như thổi trên đồi.

- Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần trong làn mưa. Người buồn vì nước mắt rơi trên cánh đồng muối hòa theo hạt mưa rơi.

Câu 3.

Cách giải:

Điệp ngữ: làm sao để ...

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ:

+ Tạo nhịp điệu, tăng sức biểu đạt cho câu văn.

+ Nhấn mạnh những trăn trở của tác giả trước mặt trái mặt phải của cuộc sống.

Câu 4.

Cách giải:

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình với quan điểm vì: Biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác thể hiện việc con người từ bỏ được thói ích  cá nhân, biết sống vì người khác, vì cộng đồng, bao dung, tử tế.

- Không đồng tình với quan điểm vì: Mọi thứ ta nỗ lực làm ra thì bản thân xứng đáng được hưởng thành quả, được hưởng những gì tốt đẹp nhất. Nếu chỉ lo nghĩ cho người khác thì bản thân sẽ thiệt thòi, không được sống là chính mình.

- Đồng tình không hoàn toàn:

+ Biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác thể hiện việc con người từ bỏ được thói ích  cá nhân, biết sống vì người khác, vì cộng động, bao dung, tử tế.

+ Đôi khi trưởng thành cũng là khi con người dám sống là chính mình dám sống vì mình, nỗ lực và trân trọng bản thân mình và những gì mình tạo ra.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Cách giải:

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của việc biết sống vì người khác.

- Nêu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc biết sống vì người khác.

- Bàn luận vấn đề:

+ Sống vì người khác là việc con người biết nhìn nhận, suy nghĩ cho cảm xúc cũng như lợi ích của người khác trước khi hành động.

+ Sống vì người khác thể hiện một trái tim giàu lòng trắc ẩn, biết cho đi, biết yêu thương và vô cùng bao dung.

+ Sống vì người khác giúp chúng ta tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, tăng cường khả năng gắn kết cộng đồng.

+ Sống vì người khác là một hành động sống đẹp góp ích vào sự phát triển của xã hội.

Lưu ý: HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

+ Phê phán những người sống vị , chỉ lo nghĩ cho lợi ích bản thân.

+ Sống vì người khác không có nghĩa là quên bản thân mình. Sống vì người khác sống cũng cần có trách nhiệm với bản thân mình như thế cuộc sống mới cân bằng và tốt đẹp.

- Kết luận: tổng kết vấn đề nghị luận.

Câu 2.

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản phim nổi tiếng.

- Giới thiệu khái quát tác phẩm: Chiếc lược ngà (1966) là tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm cha con cảm động và sâu sắc trong chiến tranh.

2. Thân bài

a. Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích:

- Tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận.

+ Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

+ Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác chia li, giây phút này em thèm biểu lộ tình yêu với ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đã làm ba buồn khiến em không dám bày tỏ.

- Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến, nói ấm áp “thôi, ba đi nghe con!”.

+ Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả ông Sáu, Thu thốt lên tiếng kêu thét “Ba...a...a...ba!”.

+ “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người nghe thật xót xa”.

+ Đó là tiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như “vỡ tung ra từ đáy lòng nó”.

+ Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của nhiều năm xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba.

- Đi liền với tiếng gọi là những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu.

+ Như một con sóc, nó chạy xô tới, nhảy thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho ba đi...

+ Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Phút giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình".

→ Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim đứa trẻ luôn khao khát tình cha.

- Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.

b. Ý nghĩa tình cha con trong cuộc sống

- Tình cảm cha con là một thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng.

- Tình cha con tạo nên sức mạnh tinh thần lớn nâng đỡ những đứa con trên bước đường tương lai đầy khó khăn trắc trở.

- Tình cha con luôn tồn tại một cách vĩnh hằng, là thứ tình cảm đáng được trân trọng nhất.

- Con cái phải luôn dành tình yêu thương, sự kính trọng đối với cha của mình, luôn cố gắng đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha.

3. Kết bài

-  quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

- Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích và toàn bộ tác phẩm.

2. Cách tính điểm xét tuyển vào vào lớp 10 THPT tỉnh Thanh Hóa năm học 2024 - 2025

Theo Kế hoạch Tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông và tuyển sinh lớp 6 phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, được ban hành kèm theo Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2024, quy định chi tiết về điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT tỉnh Thanh Hoá như sau:

Đối với tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lam Sơn:

- Mỗi thí sinh phải làm 04 bài thi, gồm:

+ 03 bài thi môn chung (Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh).

+ 01 bài thi môn chuyên theo NV đăng ký. Thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên nào thì phải làm bài thi môn chuyên đó. Riêng môn chuyên của lớp chuyên Tin học, thí sinh có thể chọn thi bằng môn Tin học hoặc môn Toán.

- Thí sinh thực hiện các bài thi theo hình thức tự luận. Đối với bài thi chuyên môn Tiếng Anh, còn thi thêm kỹ năng nghe; bài thi chuyên môn Tin học thi bằng hình thức Lập trình trên máy tính.

- Tất cả các bài thi được chấm điểm theo thang điểm 10.

- Hệ số điểm của từng bài thi như sau:

+ Bài thi môn chung tính hệ số 1.

+ Bài thi môn chuyên tính hệ số 2.

- Điểm xét tuyển chuyên (ĐXTC) được tính như sau:

ĐXTC = 2 × Điểm môn chuyên + (Điểm môn Toán + Điểm môn Ngữ văn + Điểm môn Tiếng Anh).

Đối với tuyển sinh lớp 10 THPT công lập:

- Mỗi thí sinh phải làm 03 bài thi, bao gồm: Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh.

- Tất cả các bài thi được tính theo thang điểm 10; hệ số điểm của bài thi như sau:

+ Bài thi Toán và Ngữ văn tính điểm hệ số 2.

+ Bài thi Tiếng Anh tính điểm hệ số 1.

Điểm xét tuyển (ĐXT) được tính như sau:

ĐXT = 2 × (Điểm môn Toán + Điểm môn Ngữ văn) + Điểm môn Tiếng Anh + Điểm ưu tiên (nếu có).

Xem thêm: Khi nào có điểm thi lớp 10 ở Thanh Hóa năm 2024?

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Đáp án đề thi ngữ văn lớp 10 Thanh Hóa năm 2024-2025 mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất.