Mục lục bài viết
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hà Nội có đáp án chi tiết nhất - Đề số 1
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phần 1: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức ... và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của Facebook đối với giới trẻ ngày nay.
II: LÀM VĂN (7 điểm)
Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương để thấy được tấm lòng yêu thương, quý trọng vợ và nhân cách cao đẹp của nhà thơ.
>> Tham khảo chi tiết tại Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hà Nội có đáp án chi tiết nhất - Đề số 2
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :
- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .
Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .
Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :
- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?
Thầy cười nghiêm nghị trả lời :
- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...
( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản .
Câu 2: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra ?
Câu 3: Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên ( tối đa 4 dòng )
Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )
II. LÀM VĂN (6 điểm)
Vì sao đêm đêm chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại cố thức chờ đợi đoàn tàu chạy qua nơi phố huyện? Hãy phân tích ý nghĩa của việc chờ đợi tàu của chị em Liên.
>> Tham khảo chi tiết tại Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ
Bài mẫu tham khảo:
Tuổi thơ, khoảnh khắc thần tiên đánh thức những kí ức chờ đợi, là những tháng ngày đong đầy hương vị của trò chơi vô tận, mong đợi kì nghỉ hè để hòa mình trong niềm vui, chờ đón đêm giao thừa với hy vọng sẽ có bộ quần áo mới, hoặc thậm chí chỉ là mong đợi những viên kẹo nhỏ từ chuyến đi chợ của bà. Trong những khoảnh khắc chờ đợi ấy, chúng ta học được cảm giác hồi hộp, háo hức, và hi vọng - những cảm xúc mà chị em Liên trải qua trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam.
Thạch Lam, một tên tuổi trong văn học lãng mạn thập kỷ 1930-1945, là một người viết thuộc Tự lực văn đoàn, nhưng văn chương của ông không mất mát đi sự thực tế như một số tác giả khác. Thay vào đó, tác phẩm của ông mang đặc điểm nhẹ nhàng, tinh tế, lãng mạn. Trong số những tác phẩm nổi bật của ông, "Hai đứa trẻ" nổi bật với câu chuyện đơn giản về sự chờ đợi của chị em Liên, đặt trong bối cảnh chuyến tàu đêm từ Hà Nội đi qua phố huyện nghèo.
Ngồi đó, thu mình với đôi mắt ướt át, chị em Liên và An chờ đón con tàu từ Hà Nội, nơi đã đánh dấu cuộc sống phồn thịnh của họ. Hà Nội, trong kí ức, trở nên như một đám mây sáng lấp lánh, nhấn mạnh rõ ràng sự chênh lệch giữa quá khứ hạnh phúc và cuộc sống hiện tại u tối, tăm tối. Mặc dù có thể chị em Liên may mắn hơn những người ở phố huyện, nhưng những kí ức tươi đẹp ấy cũng góp phần làm nặng trĩu trái tim Liên, khiến cuộc sống hiện tại trở nên đau lòng hơn.
Chờ đợi tàu không chỉ là việc đơn thuần để kiếm lời hoặc hy vọng vào một món quà nho nhỏ. Đó là sự chờ đợi ánh sáng xa xỉ của Hà Nội, biểu tượng cho quá khứ hạnh phúc mà hai chị em đã từng trải qua. Liên đợi chính là đợi những khoảnh khắc tươi sáng, niềm vui trong cuộc sống, làm phai nhòa bóng tối đang áp đặt lên họ. Khi ngọn lửa xanh biếc của đoàn tàu xuất hiện, niềm vui, sự phấn khích lan tỏa khắp phố huyện, làm cho đêm trở nên sống động và ấm áp.
Mỗi đêm, chị em Liên chờ đợi tàu, không chỉ là một thói quen, mà là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Thạch Lam nhạy bén nắm bắt tâm hồn của họ, thấy những khát khao lãng mạn, niềm tin sâu sắc trong ánh đèn xa xôi. Đợi tàu không chỉ là mong đợi quay trở về quá khứ, mà còn là hy vọng, khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về một tương lai khác biệt. Nhưng cuối cùng, ánh sáng của Hà Nội, con tàu, chỉ là ảo ảnh, không thể thay đổi hiện thực khắc nghiệt mà Liên và An đang phải đối mặt.
Cảnh đợi tàu là bức tranh đậm chất nhân văn, nâng niu sự tận thương, sự hòa mình vào tâm hồn những con người nhỏ bé, đặc biệt là những đứa trẻ. Thạch Lam thông qua văn chương của mình, không chỉ truyền đạt sự đau xót trước cuộc sống khó khăn, bế tắc của họ, mà còn làm tỉnh thức tâm hồn đọc giả về những giấc mơ, khao khát vươn lên ánh sáng của họ.
Cảnh đợi tàu không chỉ là điểm kết thúc nhẹ nhàng của thiên truyện, mà còn là hình ảnh sẽ ghi sâu vào tâm trí của độc giả. Qua tác phẩm, chúng ta được nhắc nhở về một quê hương ấm áp, với những tình cảm chân thành, những khao khát giản dị mà sâu xa. Hai đứa trẻ không chỉ là những nhân vật trong một câu chuyện, mà là những "nhà văn chân chính" đã thành công khi làm tỉnh táo lòng đọc giả với tình cảm trong sáng và ý nghĩa nhân văn.
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Hà Nội có đáp án chi tiết nhất - Đề số 3
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơ…thương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông
(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào? Dùng để diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?
Câu 2: Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?
Câu 3: Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương?
Câu 4: Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của tác giả?
Câu 5: Chữ “tím” trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông” có sự chuyển đổi từ loại như thế nào? Tác dụng của sự chuyển đổi ấy trong việc biểu đạt nội dung?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Em hãy phân tích đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”