1. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 có đáp án mới nhất - Đề số 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tuổi thơ chở đầy cổ tích 

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào 

Đưa con đi cùng đất nước 

Chòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hát 

Cánh cò trắng, dải đồng xanh 

Con yêu màu vàng hoa mướp 

"Con gà cục tác lá chanh".

[...]

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, “Con gặp trong lời mẹ hát" những hình ảnh nào gợi về kỉ niệm tuổi thơ? 

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các dòng thơ:

Thời gian chạy qua tóc mẹ 

Một màu trắng đến nôn nao.

Câu 4. Em hiểu nội dung của các dòng thơ sau như thế nào? 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống 

Cho con ngày một thêm cao.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi 

Phả vào trong gió se 

Sương chùng chình qua ngõ 

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng 

Chim bắt đầu vội vã 

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.70)

Đáp án: 

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính trong tác phẩm là biểu cảm.

Câu 2:
Trong lời mẹ hát, con cảm nhận được những hình ảnh gợi nhớ về hoa mướp và con gà kỷ niệm tuổi thơ, đó là: cánh cò trắng, dải đồng xanh, và màu vàng rực rỡ.

Câu 3:
Biện pháp nhân hóa được sử dụng là: thời gian chạy.
Hiệu quả:

- Câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Nhấn mạnh sự trôi nhanh của thời gian, kéo theo sự già đi của mẹ, gợi nên cảm xúc nôn nao, buồn bã khi chứng kiến mẹ ngày càng thêm tuổi. Qua đó, thể hiện tình yêu thương sâu sắc và lòng biết ơn đối với công lao của mẹ.

Câu 4:
Học sinh có thể tự bày tỏ cảm nhận của mình, dưới đây là gợi ý:

- Nhấn mạnh sự vất vả và hy sinh của người mẹ.

- Thể hiện lòng biết ơn và trân trọng những hi sinh của mẹ.

- Bày tỏ tình thương và yêu mến dành cho mẹ.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của sự tha thứ với mỗi con người.

- Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa lòng biết ơn.

- Giải thích

Biết ơn: là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình.

=> Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này.

- Bàn luận

Ý nghĩa của lòng biết ơn:

+ Thể hiện thái độ trân trọng

Lòng biết ơn là biểu hiện rõ nét nhất của sự trân trọng từ người được giúp đỡ đối với những nỗ lực và sự hỗ trợ của người khác. Khi mỗi cá nhân cảm nhận được giá trị của sự giúp đỡ, họ sẽ có động lực để tạo dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp. Một xã hội nơi mà con người thường xuyên hỗ trợ lẫn nhau và thể hiện lòng biết ơn sẽ trở nên ấm áp và tràn ngập tình yêu thương. Điều này không chỉ khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn mà còn tạo ra môi trường sống tích cực, đáng sống hơn.

+ Biểu hiện của nhân cách tốt đẹp

Lòng biết ơn và hành động đền ơn không chỉ thể hiện sự biết ơn mà còn phản ánh nhân cách của con người. Những ai biết ơn thường có phẩm chất tốt, tôn trọng người khác và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Họ hiểu rằng mỗi hành động nhỏ bé đều có giá trị và sức mạnh lớn lao, góp phần tạo nên một xã hội văn minh và nhân ái.

+ Rèn luyện đức tính tốt đẹp

Lòng biết ơn không chỉ dừng lại ở cảm xúc mà còn dẫn đến những hành động thiết thực. Khi con người nhận thức được ý nghĩa của lòng biết ơn, họ sẽ có định hướng và hành động đúng đắn, từ đó rèn luyện những đức tính như sống có ích, yêu thương và sẻ chia. Những hành động nhỏ, như việc cảm ơn hay giúp đỡ người khác, đều tạo ra những tác động tích cực trong cộng đồng.

+ Dẫn chứng minh họa

Có nhiều ví dụ về những người sống với lòng biết ơn, như những bác sĩ, giáo viên hay những người làm công tác xã hội. Họ không ngừng cống hiến cho cộng đồng, luôn ghi nhớ và tôn trọng những gì mình nhận được từ xã hội. Sự biết ơn của họ không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua những hành động cụ thể, làm cho cuộc sống xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.

Phê phán những người sống vô ơn:

+ Những người vô ơn sẽ khó xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, khiến họ cô đơn và không có sự hỗ trợ khi cần thiết.

+ Họ cũng dễ dàng mất đi sự tôn trọng từ cộng đồng và người xung quanh.

- Tổng kết vấn đề: Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng biết ơn, đồng thời rút ra a bài học và liên hệ bản thân mình.

Câu 2.

++ Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được v vấn đề

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

++ Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Sang thu.

- Giới thiệu khổ thơ 1,2.

Thân bài:

++ Những tín hiệu báo mùa thu sang.

Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:

- “Hương ổi”: Từ “bỗng” tạo cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng, như một sự xuất hiện bất ngờ. “Phả” gợi lên hình ảnh làn hương ngọt ngào, sánh đậm của ổi chín, như mùi hương được cô đọng lại, hòa quyện vào không gian mùa thu. Hương ổi không chỉ gợi nhớ đến quê hương, mà còn mở ra không gian thân thuộc của làng quê Việt Nam, với những vườn cây trĩu quả, tạo nên hương sắc riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

- “Gió se”: Hình ảnh này gợi lên ngọn gió heo may, dịu nhẹ, thoảng chút se lạnh, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi. Gió se như một tín hiệu của mùa thu, mang lại cảm giác thanh mát, trong trẻo, làm cho không khí trở nên tươi mới hơn.

- “Sương chùng chình”: Nghệ thuật nhân hóa tạo nên hình ảnh làn sương như cố ý chậm lại, thể hiện tâm trạng lưu luyến của mùa hè chưa muốn rời xa. Hình ảnh này làm nổi bật sự giao thoa giữa hai mùa, khi mùa hè vẫn còn hiện hữu nhưng mùa thu đã đến gần.

- Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình không khí se lạnh đầu thu và nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời, tạo nên một bức tranh sinh động, đầy sắc thái.

- “Hình như”: Lối nói giả định này mang đến sự không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa. Những cảm nhận ấy không chỉ đến từ giác quan mà còn cần một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để nhận ra những dấu hiệu tinh vi của mùa thu.

- Âm điệu trong khổ thơ mang đến tiếng reo vui, ngỡ ngàng trước sự đổi thay của thiên nhiên. Sự ngạc nhiên ấy không chỉ là cảm xúc đơn thuần mà còn là niềm hạnh phúc khi mùa thu đến.

++ Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:

- Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động:

+ “Sông” “dềnh dàng”: Hình ảnh con sông mùa thu được tái hiện một cách chân thực và sống động. Từ “dềnh dàng” không chỉ mô tả sự êm đềm, tĩnh lặng của dòng nước mà còn gợi cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau những bão giông của mùa hè, thể hiện sự hồi phục và bình yên. Hình ảnh này cũng là ẩn dụ cho con người, những người đã trải qua chiến tranh, lửa đạn, giờ đây tìm thấy sự bình yên và cho phép mình được nghỉ ngơi sau những đau thương.

+ “Chim” “vội vã”: Hình ảnh những cánh chim bay vội về phương Nam không chỉ là sự tái hiện thực tế mà còn biểu hiện cho những lo toan, vội vã trong cuộc sống hàng ngày của con người. Chim bay về tránh rét cũng như con người luôn tất bật, bận rộn với những nỗi lo toan của cuộc sống. Điều này tạo ra một không khí vừa thực tế vừa gợi cảm.

+ Phép đối “dềnh dàng” và “vội vã” làm nổi bật sự tương phản giữa hai động thái trái ngược của thiên nhiên. Một bên là sự bình yên, chậm rãi của con sông, bên kia là sự tất bật, vội vã của những cánh chim. Sự đối lập này không chỉ phản ánh sự vận động của thiên nhiên trong quá trình giao mùa mà còn là một cách nhìn sâu sắc về cuộc sống: giữa sự tĩnh lặng và nhộn nhịp, mỗi cá nhân đều có những nhịp sống riêng.

- Được khắc họa rất ấn tượng:

+ “Đám mây mùa hạ”: Được hữu hình hóa một cách độc đáo, đám mây vừa thực vừa hư, thể hiện nhịp điệu của thời gian. Hình ảnh này không chỉ là một chi tiết thiên nhiên mà còn là biểu tượng của sự chuyển giao, là chiếc cầu nối giữa những ngày cuối hạ và đầu thu. Điều này tạo ra một cảm giác liên tục, không đứt đoạn trong sự thay đổi của mùa, phản ánh quy luật tự nhiên trong cuộc sống.

+ Đám mây còn mang trong mình lớp nghĩa sâu sắc về đời sống con người, gợi lên trạng thái giao thời từ chiến tranh sang hòa bình. Hình ảnh đám mây không chỉ đơn thuần mô tả cảnh sắc thiên nhiên mà còn là biểu hiện cho những biến chuyển trong tâm hồn con người, làm nổi bật khoảnh khắc giao mùa rất tinh tế và sống động. Những câu thơ dày đặc chất tạo hình đã đưa người đọc vào không gian của sự chuyển giao đầy ý nghĩa.

- Nhận xét về nét riêng trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh:

- Hữu Thỉnh cảm nhận mùa thu qua những đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với hình ảnh gió se và sương mù, mang lại một cảm giác thân thuộc, gần gũi. Ông sử dụng những hình ảnh bình dị nhưng độc đáo như “hương ổi” để làm nổi bật vẻ đẹp của mùa thu, khắc họa sâu sắc hơn sự hòa quyện giữa thiên nhiên và đời sống.

- Cảm xúc trong thơ của Hữu Thỉnh đi từ sự ngỡ ngàng “hình như” đến niềm vui vẻ “sang thu”. Sự chuyển biến này không chỉ thể hiện trong tâm trạng của tác giả mà còn phản ánh sự biến đổi trong không gian và thời gian, tạo nên một dòng chảy cảm xúc liên tục và phong phú.

Có thể thấy đây là sự cảm nhận độc đáo, tinh tế

Kết bài: Tổng kết vấn đề.

 

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 có đáp án mới nhất - Đề số 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): 

Đọc hai đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

Trích 1:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi."

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo com o dục Việt Nam, 2020, tr. 70)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 điểm) Tìm những từ chỉ thiên nhiên trong đoạn thơ trên. Câu 3. (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về hình ảnh “hàng cây đứng tuổi"?

Trích 2:

“Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, thì đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giữa hằng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng.”

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2019, tr. 217)

Câu 4. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 5. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu “Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng."

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Từ nội dung trong đoạn trích 2 (phần đọc hiểu), hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về cách nuôi dưỡng ước mơ của em.

Câu 2. (4,0 điểm) Phân tích hai khổ thơ sau:

"Ta làm con chim hót 

Ta làm một cành hoa 

Ta nhập vào hoà ca 

Một nốt trầm xao xuyến. 

Một mùa xuân nho nhỏ 

Lặng lẽ dâng cho đời 

Dù là tuổi hai mươi 

Dù là khi tóc bạc."

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 56)

Đáp án: 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU 

Câu 1.

- Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm: Sang thu

- Tác giả: Hữu Thỉnh.

Câu 2.

Cách giải:

Những từ ngữ t chỉ thiên nhiên trong đoạn thơ trên bao gồm: nắng, thiên ph con mira, sấm, hàng cây.

Câu 3.

Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" có thể hiểu là: phép nhân hóa gợi cái những con người đã trưởng thành, trầm tình và vững vàng hơn. xế chiều của đời người, gợi hình ảnh

Câu 4.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Nghị luận.

Câu 5.

Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ: 

- Nhấn mạnh thành quả của sự cố gắng.

- Tăng sức gợi cho câu văn.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

Cách giải:

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc đoạn, thân đoạn, kết đoạn. lỗi diễn đạt, dùng tử. Đảm bảo đủ 3 phần: mở

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của sự tha thứ với mỗi con người.

Nêu vấn đề nghị luận: Cách nuôi dưỡng ước mơ của em.

Bàn luận:

- Nuôi dưỡng ước mơ là quá trình giữ cho niềm tin về mục tiêu trong cuộc sống luôn được phát triển và sống động. 

- Cách nuôi dưỡng ước mơ:

+ Để nuôi dưỡng ước mơ, trước hết chúng ta cần phải xác định được ước mơ của bản thân là gì?

+ Khi đã xác định được ước muốn của bản thân, con người cần nỗ lực vì ước muốn đó bằng nhiều cách: Trau dồi kĩ năng, tích cực học hỏi, tích cực trải nghiệm,...

+ Đối với những khó khăn thử thách trong quá trình thực hiện ước mơ cần kiên nhẫn vượt qua.

+ Luôn để ngọn lửa ước mơ trong mình không lụi tắt bằng cách như: lắng nghe bên trong, lắng nghe những diễn giả truyền cảm hứng.....

- Liên hệ bản thân.

Câu 2.

++ Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

++ Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

Mở bài:

Giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Hoàn cảnh bài thơ ra đời

Khái quát lại vị trí khổ 4,5 cần phân tích.

Thân bài:

a. Khổ 4: Khát vọng hóa thân thành những vẻ đẹp của cuộc đời

- Nội dung của khổ 4 chính là tiếng lòng của tác giả muốn được hòa nhập với khao khát được mang lại niềm vui cho cuộc đời này: ens công cũng

Ta làm con chim hót,

Ta làm một nhành hoa.

Ta nhập vào hoà ca.

Một nốt trầm xao xuyến.

- Khổ thơ 4 được nhà thơ sử dụng nghệ thuật điệp từ “ta làm” kết hợp với nhịp thơ nhanh, bồi hồi. Điều này thể hiện khát khao mãnh liệt của tác giả muốn được cống hiến cho đời:

+ Ước mơ trở thành con chim cất tiếng hót trong trẻo tặng cho đời cùng niềm hân hoan vĩnh cửu. 

+ Ước mơ trở thành một nhành hoa đem tới hương thơm, sắc thắm và tạo nên vẻ đẹp cho đời. Rõ ràng, đang là người bệnh, nhưng ông vẫn không ngừng hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp.

+ Khao khát trở thành nốt trầm trong bản nhạc không ồn ào, không cao điệu nhưng đầy lắng đọng. Tác giả muốn cống hiến một cách lặng thầm để hòa vào khúc ca mừng xuân về của dân tộc.

- Những ước mơ tưởng chừng như nhỏ bé, giản dị ấy nhưng đều mang những ý nghĩa cao đẹp góp phần tô thắm thêm cuộc đời tươi đẹp. Bên cạnh đó, việc sử dụng đại từ "ta" lặp lại thể hiện rằng khát khao đó không chỉ là của riêng ông mà là của toàn thể mọi người dân Việt Nam.

Kết luận: Khổ thơ 4 làm nổi bật lên khát khao sống mãnh liệt của nhà thơ muốn dâng trọn cuộc đời cho nghệ thuật, của một người chiến sĩ cách mạng muốn cống hiến cho đất nước.

b. Khổ 5: Khát vọng hóa thân thành mùa xuân vĩnh hằng

- Nội dung khổ thơ thứ 5 thể hiện ước nguyện được cống hiến chân thành của nhà thơ. Niềm khát khao ấy không bị giới hạn bởi bất kỳ thời gian hay không gian nào:

Một mùa xuân nho nhỏ

… 

Dù là khi tóc bạc.

Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ được nhắc tới ở ở đây chính là ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người. Mỗi chúng ta có thể âm thầm, lặng lẽ chọn những cách sống, cách cống hiến khác nhau nhưng đều không ồn ào, hướng về mục tiêu mùa xuân đại thắng của toàn dân tộc.

- Nhà thơ đã dùng hai từ láy “lặng lẽ" và "nho nhỏ” để diễn tả một cách rất khiêm tốn và chân thành về nhân cách sống.

- Từ những điều trên, ta thấy được nhà thơ có một lối sống, cách sống vô cùng cao đẹp. Không ồn ào, đao to búa lớn mà ông chỉ ao ước một cách lặng lẽ, âm thầm trở thành một mùa xuân nho nhỏ, góp chút sức lực dù là nhỏ nhất để dâng hiến cho cuộc đời.

- Trong khổ thơ nhà thơ đã liên tục sử dụng điệp ngữ “dù là" nhằm thể hiện thái độ chân thành, tự nguyện. Dù cho ở bất cứ hoàn cảnh nào, ông vẫn không nản lòng và bỏ cuộc.

- Sự cống hiến không phân biệt độ tuổi nào như khi ta còn trẻ đang tuổi đôi mươi hay lúc tóc đã bạc. Chỉ cần còn sống nhà thơ vẫn muốn đóng góp cho sự nghiệp chung của toàn dân tộc.

=> Nhận xét về lẽ sống đẹp: sống và cống hiến những điều đẹp đẽ nhất cho cuộc đời.

c. Đặc sắc nghệ thuật

- Sử dụng điệp ngữ.

- Vận dụng từ láy linh hoạt.

- Hình ảnh tươi sáng, giàu tính nhân văn.

- Nhịp thơ nhanh 

Kết bài 

Tóm tắt lại giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ 4, 5. 

 

3. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 có đáp án mới nhất - Đề số 3

Câu 1. (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ:

Dù ở gần con, 

Dù ở xa con, 

Lên rừng xuống bể, 

Cò sẽ tìm con, 

Cò mãi yêu con. 

Con dù lớn vẫn là con của mẹ, 

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

(Chế Lan Viên, Con cò, Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Thực hiện các yêu cầu sau:

a) Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?

b) Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

c) Từ hiểu biết về đoạn thơ và những trải nghiệm trong cuộc sống, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình mẹ con.

Câu 2. (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng...

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.

Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom... 

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xẻ không khí, lao và rít vô hình trên đầu.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi.

Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 

a) Người kể chuyện trong đoạn trích là ai? Kể về chuyện gì?

b) Viết bài văn nghị luận trình bày điều em cảm nhận sau khi đọc đoạn trích trên.

Đáp án: 

Câu 1.

a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do

b. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ đã ì thể hiện một quy luật tình cảm bền vững và thiêng liêng của tình mẫu tử: tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ với đứa con thân yêu. Dù cho con có ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn thì mẹ vẫn đồng hành bên con, hết lòng thương yêu che chở.

c.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về tình mẹ con con

- Giới thiệu vấn đề: Suy nghĩ về tình mẹ con

- Bàn luận: Suy nghĩ về tình mẹ con

- Biểu hiện tình mẹ con:

+ Mẹ là người sinh ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn, trưởng thành.

+ Mẹ là người bạn, người đồng hành giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

+ Dành cả cuộc đời lo lắng cho các con mà không mong một sự đáp đền, bởi niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được nhìn thấy các con hạnh phúc, trưởng thành.

- Ý nghĩa của tình mẫu tử:

+ Tình mẫu tử là nguồn sức mạnh kỳ diệu giúp con người vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống. Tình yêu và sự lo lắng của mẹ giúp ta tự tin và kiên định trước mọi khó khăn.

+ Tình mẫu tử làm cuộc đời của chúng ta trở nên ấm áp hơn. Mẹ luôn tạo ra môi trường yêu thương và sự hiểu ra biết, giúp ta phát triển tốt hơn cả về tinh thần và thể chất. 

- Là một người con chúng ta cần biết yêu quý, kính trọng cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ những công việc trong khả năng của bản thân, … 

- Phê phán những hành động như: lạm dụng con cái, vứt bỏ con; Hoặc con cái bất hiếu, ngược đã cha mẹ, 

- Tổng kết vấn đề.

Câu 2

a. Người kể chuyện trong đoạn trích là Phương Định 

Kể về quá trình phá bom trên cao điểm của các cô gái thanh niên xung phong.

b.

Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Tác giả tham gia thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.

- Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.

- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nói về khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định cùng hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường mòn Trường Sơn. Khung cảnh đó đã được nhà văn tái hiện một cách chân thực và sinh động qua đoạn trích trên. Nhân vật Phương Định trong đoạn trích đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc bởi lòng quả cảm, không sợ hy sinh.

Thân bài

- Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, nguyện dâng hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước.

- Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hy sinh. Tâm lý Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát.

- Lúc đến gần quả bom:

+ Mặc dù đã quen thuộc với công việc này, nhưng lần nào tới gần quả bom cô cũng thấy hồi hộp, căng thẳng “thần kinh căng như chão”. Bởi khung cảnh ẩn chứa sự nguy hiểm “im lặng đến phát sợ", cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ, không khí ngột ngạt báo hiệu điềm chẳng lành, sự sống trở nên mong manh. Nhưng khi nghĩ đến ánh mắt của những chiến sĩ đang dõi theo từng cử chỉ của mình Phương Định không thấy sợ nữa, cô quyết định đi thẳng thay vì đi khom lưng.

Đây là lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi sự tự trọng khiến cô bình tĩnh và can đảm.

- Lúc đặt mìn, phá bom:

+ Ở bên cạnh quả bom, kề sát với cái chết im lìm, bất ngờ cảm giác của cô trở nên sắc nhọn để bình tĩnh, quyết đoán thực hiện các thao tác phá bom “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom... thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng sắc nhọn đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình". Cái rùng mình ấy của Phương Định chính là thử thách đối với mỗi con người. + Nhưng ngay sau đó cô đã nhận định “Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành". Suy nghĩ ấy đã cho ta thấy sự can đảm, bản lĩnh, dũng cảm của Phương Định khi đối mặt với cái chết. Để sau đó cô chạy đua với thời gian thực hiện chính xác từng thao tác phá bom.

- Lúc chờ bom nổ và cảnh bom nổ:

+ Toàn bộ tâm trí hướng vào quả bom, Phương Định hồi hộp đến mức tim đập không rõ.

+ Cảm giác căng thẳng, lo lắng khi nhìn kim đồng hồ chạy “một cách bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung", khi thấy “lửa đang chui vào cái dây mìn".

+ Nhưng ngay cả cảm giác ấy cũng trở nên quá quen thuộc bởi công việc nguy hiểm đến khủng khiếp này như bóp nghẹt trái tim Phương Định không chỉ một lần trong đời mà là hàng ngày "Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít, 3 lần".

+ Lúc này Phương Định nghĩ về cái chết nhưng nó chỉ là một khái niệm mở nhạt. Bởi trong tâm trí cô chỉ băn khoăn một câu hỏi duy nhất: "Liệu bom có nổ không? Nếu không thì làm thế nào để châm lần thứ hai". Phương Định hiện lên là một người có tinh thần trách nhiệm cao.

+ Và giây phút chờ đợi đã qua "Thật may bom đã nổ. Thắng rồi". Phương Định đã hoàn thành công việc. Đây quả là một cuộc đấu trí gan góc, kiên cường. Từ đó ta thấy tình thần, ý chỉ và lòng dũng cảm của người con gái nhỏ bé, bình dị nhưng không bao giờ chịu khuất phục.

- Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lý khí nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật - tâm lý Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính...

Kết bài

Đoạn trích đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá bom để từ đó làm nổi bật phẩm chất anh hùng dũng cảm của cô cũng như của cả thế hệ trẻ Việt Nam - thế hệ dàn hàng gánh trên vai đất nước. Đoạn trích cũng như toàn bộ tác đã khơi gợi trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta càng thêm cảm phục trước tài năng của nhà văn Lê Minh Khuê, càng thêm yêu mến, trân trọng những con người đã cống hiến cho độc lập dân tộc. 

Bài viết liên quan: Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh có đáp án mới nhất