Mục lục bài viết
1. Cơ sở pháp lý về điều lệ trường mầm non
- Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường mầm non.
2. Trường mầm non là gì?
Trường mầm non là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
3. Điều lệ trường mầm non phải có những nội dung gì?
Trong thực tiễn đời sống, chúng ta thường nghe nhiều nhất về điều lệ có lẽ là "Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam", "Điều lệ Đoàn viên","Điều lệ công ty". Pháp luật Việt Nam cũng không có quy định chun nào quy định cụ thể đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị nào thì phải có điều lệ mà điều này được ghi nhận trong từng văn bản quy phạm pháp luật thuộc các ngành, lĩnh vực cụ thể.
Điều lệ không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng được cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành trên cơ sở quy định pháp luật và được xem như là luật nội bộ trong quan, tổ chức, đơn vị. Nội dung thông thường sẽ ghi nhận những vấn đề quan trọng cơ bản trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: cơ cấu, tổ chức, quản lý, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn ...của các cá nhân được tác động.
Theo quy định tại Nghị định số 69/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ giáo dục và đào tạo:
Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường mầm non. Theo đó, Điều lệ trường mầm non được ban hành quy định về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức trường mầm non; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tài chính, tài sản; giáo viên và nhân viên; trẻ em; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Kèm theo Thông tư này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ của trường mầm non, Điều lệ này được áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.
Theo Điều lệ được ban hành tại Thông tư này thì Điều lệ trường mầm non phải có những nội dung sau:
Phần thứ nhất, là quy định chung. Ở phần này nêu cụ thể phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, vị trí của trường mầm non, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, các loại hình của trường mầm non, tên trường, biển tên trường, phân cấp quản lý nhà nước.
Phần thứ hai, trình bày nội dung về tổ chức và quản lý nhà trường. Ở phần này trình bày các nội dung về điều kiện, thủ tục thành lập, điều kiện hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường mầm non; Cơ cấu tổ chức của trường mầm non; Hội đồng trường; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn; Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong nhà trường; Tổ chuyên môn; Tổ văn phòng và Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Ở phần này, mỗi trường mầm non tùy thuộc vào loại hình hoạt động của mình, trên cơ sở quy định của pháp luật mà trình bày nội dung cụ thể, tương ứng đảm bảo đầy đủ các mục chính nêu trên.
Phần thứ ba, trình bày nội dung về tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chắm sóc, giáo dục tại trường mầm non. Ở phần này trình bày cụ thể kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện của nhà trường; Đồ dùng, đồ chơi, học liệu; Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe; Hoạt động giáo dục; Đánh giá kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục; Hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
Phần thứ tư, trình bày nội dung về tài sản và tài chính của nhà trường gồm các mục cụ thể: Địa điểm, quy mô, diện tích; Cơ sở vật chất của trường mầm non; Thiết bị giáo dục; Quản lý tài chính, tài sản.
Phần này mỗi trường mầm non sẽ có những thông tin khác nhau và trình bày chi tiết.
Phần thứ năm, trình bày nội dung về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, nhân viên. Với các nội dung cụ thể: Nhiệm vụ của giáo viên, Nhiệm vụ của nhân viên; Quyền của giáo viên, nhân viên, Trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên; Hành vi, ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên.
Phần thứ sáu, trình bày nội dung về trẻ em. Cụ thể gồm: Tuổi và sức khở vủa trẻ em mầm non; Quyền của trẻ em; Nhiệm vụ của trẻ em.
Phần cuối cùng, trình bày nội dung về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bao gồm các mục: Ban đại diện cha mẹ trẻ em; Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Có thể thấy nội dung điều lệ được ban hành tại Thông tư này là mẫu chung để các trường mầm non áp dụng, song thông tin cụ thể trình bày trong Điều lệ sẽ là khác nhau tùy từng trường.
Để biết thông tin chi tiết nội dung trong Điều lệ trường mầm non mời bạn xem tại Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi, hy vọng thông tin sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của quý khách. Trường hợp bạn đọc có vướng mắc pháp lý nào khác cần giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.6162 để nhận được tư vấn hỗ trợ pháp luật trực tuyến từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!