Hiện nay, giáo viên này đã nghỉ làm tại chỗ tôi và tôi muốn đổi tên chủ cơ sở. Tuy nhiên, giáo viên này đã làm đơn xin giải thể cơ sở mầm non của tôi. Vì giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở đều đứng tên giáo viên này nên tôi chấp nhận giải thể, và tôi cũng đang làm hồ sơ xin thành lập cơ sở mới ngay tại địa điểm tôi đang hoạt động.

Vậy trong trường hợp này tôi có được phép tiếp tục hoạt động tại địa điểm cũ của tôi khi mà cơ sở cũ chưa được giải thể hay không? nếu không thì sau bao lâu kể từ khi lớp cũ của tôi giải thể thì tôi được tiếp tục hoạt động và thành lập cơ sở mới?

Rất mong nhận được sự tư vấn của quý công ty.

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: M.L

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật Minh Khuê.

Tư vấn giải thể cơ sở mầm non cũ và thành lập cơ sở mới ? 

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệpgọi số:1900.6162

Trả lời:

Cơ sở pháp lý:

Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục

Thông tư 28/2011/TT-BGDĐT Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nội dung phân tích:

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2011/TT-BGDĐTVề việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT quy định nhà trường, nhà trẻ tư thục giải thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đứng tên xin thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục. Như bạn trình bày, người đứng tên cơ sở mần non của bạn đã làm đơn xin giải thể cơ sở mần non là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật tại điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2011/TT-BGDĐT quy định: "Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể nhà trường, nhà trẻ tư thục." NHư vậy trong thời gian 10 ngày chờ quyết định của UBND huyện, cơ sở mần non của bạn vẫn được tiếp tục hoạt động binh thường cho đến khi nhận được quyết định giải thể hoặc không giải thể sơ sở. Nếu sau mười ngày, UBND ra quyết định giải thể thì cơ sở mần non của bạn phải chấm dứt hoạt động cho đến khi bạn được cấp giấy thành lập cơ sở mần non mới.

Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2011/TT-BGDĐT quy định:

"Nhà trường, nhà trẻ tư thục được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 29 của Quy chế này;

c) Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ tư thục bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;

d) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

đ) Có chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn, đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 20 và Điều 22 của Quy chế này; tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ Trường mầm non;"

Như vậy, cơ sở mần non của bạn có thể hoạt động sau khi đáp ứng đủ những yêu cầu trên.

>> Xem thêm: