1. Đối tượng không được bảo hộ với chỉ dẫn địa lý?

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

  1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
  2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
  3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
  4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Ngược lại với vấn đề trên, quy định điều kiện, thời gian bảo hộ bạn có thể xem tại bài viết sau: Điều kiện và thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định mới nhất

 

2. Mắm tôm Hậu Lộc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Mắm tôm Hậu Lộc là loại mắm đầu tiên vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Như vậy, chỉ có mắm tôm sản xuất ở huyện Hậu Lộc thuộc tỉnh Thanh Hóa mới được dùng tên “Mắm tôm Hậu Lộc”. Mắm tôm sản xuất ở nơi khác không được dùng tên này.

Danh sách 17 chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam:

Theo báo Pháp luật TP.HCM, mắm tôm Hậu Lộc được sản xuất từ moi biển, không lẫn các hải sản khác như tôm, cua, ốc, mực... Vùng biển huyện Hậu Lộc gần cửa lạch nên con moi nhanh lớn và chất lượng tốt hơn. Điểm đặc biệt ở vùng này là độ mặn của nước biển thấp hơn nên moi mỏng vỏ mà chắc thịt. Nhờ điều kiện địa lý cộng thêm kinh nghiệm truyền thống đã tạo nên sự khác biệt cho mắm tôm Hậu Lộc. Mắm có hương vị và mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đằm có hậu. Mắm tôm màu sim chín, mịn, không còn lẫn muối hạt. Đặc biệt, mắm tôm Hậu Lộc sền sệt nên có thể vun mắm thành đống, sau đó mới xẹp dần.

Tính cả mắm tôm Hậu Lộc thì hiện đã có 17 chỉ dẫn địa lý trong nước được đăng ký như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng, vải thiều Thanh Hà, chè Tân Cương, xoài cát Hòa Lộc... Ngoài ra, có hai chỉ dẫn địa lý nước ngoài là rượu Cognac (của Pháp) và rượu Pisco (của Peru) cũng được công nhận.

Chỉ dẫn địa lý là gì và điều kiện được bảo hộ?

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

Chỉ dẫn địa lý cũng có thể gồm cả yếu tố về con người : bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Luật sở hữu trí tuệ qui định về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là:

  1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Cũng theo qui định tại Luật Sở hữu trí tuệ, các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

  1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam. Ví dụ : “sông nước Cửu Long” để chỉ khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Doanh nghiệp không thể lấy tên gọi này để làm tên hàng hóa của mình.
  2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
  3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm. Ví dụ : đã có nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc thì không thể đăng ký chỉ dẫn địa lý là Nước mắm Phú Quốc 2 – “tương tự”.
  4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. 

>> Xem thêm: Quyền sử dụng đối với chỉ dẫn địa lý có được chuyển giao không?

 

3. Nón lá Huế được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nón lá "Huế". Theo đó, nguyên liệu để sản xuất nón lá Huế là cây lá nón có tên khoa học là Licuala Fatoua Becc, được trồng ở huyện A Lưới, Nam Đông.

Đây là vùng có lượng mưa lớn, độ ẩm cao nên phù hợp với sự phát triển của cây lá nón. Lá nón nguyên liệu được sử dụng là lá không quá non cũng không quá già - lá đang còn búp vừa đủ một tháng tuổi và phát triển hết chiều dài, chiều ngang, chưa chuyển sang màu xanh đậm, các bẹ lá ôm khít với nhau, chưa bung ra, có độ mềm với chiều dài khoảng 40-50cm... UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị có trách nhiệm tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm nón lá.

 

4. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” cho sản phẩm bưởi quả

Ngày 09 tháng 11 năm 2010, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số2180/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00022cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch nổi tiếng. Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý bưởi “Phúc Trạch”.

Phúc Trạch là tên của một xã nằm ở vùng thượng huyện của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, gần giáp với Quảng Bình. Bưởi Phúc Trạch là một trong những đặc sản luôn gắn liền với tên gọi của huyện Hương Khê từ rất lâu, trước năm 1867, dưới triều vua Tự Đức. Theo chuyện dân gian, cách đây gần 200 năm, trong vườn nhà của một gia đình ở xã Phúc Trạch có một cây bưởi đơn đột biến tự nhiên cho những quả vàng ươm, ăn ngon khác lạ. Người dân trong vùng bắt đầu chiết cành giâm trồng từ cây bưởi này. Đến nay, giống bưởi này đã thành đặc sản của vùng và được gọi là bưởi Phúc Trạch, tên của xã nơi xuất xứ giống bưởi này.

Bưởi Phúc Trạch nổi tiếng trên thị trường bởi chất lượng đặc biệt thơm ngon.

Về cảm quan, quả bưởi Phúc Trạch có hình cầu dẹt hoặc tròn, phần sát cuống phẳng.Vỏ quả khi chín có màu vàng chanh. Cùi quả có màu trắng hoặc phớt hồng, dai, khi bóc tách ít bị gãy, dễ bóc tách. Múi quả có kích thước đều nhau, vách múi giòn, lưng các múi kết với nhau tạo nên mặt cầu phẳng. Tép múi có màu trắng hoặc phớt hồng, hình tép thẳng suôn đều, ráo và giòn. Quả có nhiều hạt chắc, từ 50 đến 80 hạt/quả. Khi nếm bưởi Phúc Trạch có vị ngọt thanh xen lẫn chua nhẹ, không đắng, he nhẹ.

Về chất lượng, chất lượng của Bưởi Phúc Trạch là kết quả của sự kết hợp hài hòa các yếu tố bao gồm hàm lượng đường tổng số trên 7,46%, độ Brix trên 10, hàm lượng axit hữu cơ thấp vừa phải (0,26-0,79%), hàm lượng vitamin C từ 32,29 đến 75 mg/100g và đi kèm vị he rất nhẹ. Sự kết hợp các yếu tố này đã tạo nên vị ngọt thanh dễ chịu, chua nhẹ, để lại dư vị sau ăn khá lâu.

Chất lượng đặc biệt của Bưởi Phúc Trạch có được là nhờ điều kiện tự nhiên đặc thù của khu vực địa lý. Khu vực địa lý được phân bốtrong địa hình lòng chảo, trên những dải đất có độ cao 10 – 40m, độ dốc dưới15o, được bao bọc bởi 2 dãy núi Trường Sơn và Trà Sơn. Điều kiện khí hậu của khu vực địa lý đặc biệt thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bưởi Phúc Trạch. Nhiệt độ của khu vực địa lý trong các tháng phát triển và tích lũy quả cao. Lượng mưa của khu vực địa lý trong các tháng phát triển và tích lũy quả thấp, lượng mưa tương đương với lượng bốc hơi. Tốc độ gió Lào thấp, dưới 1,5m/s. Ngoài ra, khu vực địa lý còn phân bố trên đất có nguồn gốc phát sinh từ phù sa bồi hàng năm, phù sa cổ, đất xám feralit hình thành trên đá phiến sét, đất xám feralit hình thành trên đá mác ma và trên phù sa cổ.

Bên cạnh các điều kiện tự nhiên đặc thù, các bí quyết canh tác và bảo quản bưởi của người dân địa phương cũng là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng đặc thù của bưởi Phúc Trạch. Các bí quyết gồm có bí quyết nhân giống bằng phương pháp chiết cành, bón vôi và bón phân chuồng làm tăng chất lượng quả bưởi Phúc Trạch, phủ gốc cho cây bưởi từ tháng 6 -8 để chống hạn cho cây và làm mát gốc bưởi, che nắng phía Tây để chống nám quả bưởi, trồng cây bưởi chua và cây bóng mát xung quanh vườn đồng thời kết hợp rung sương vào sáng sớm trong giai đoạn ra hoa đậu quả, thụ phấn bổ sung bằng hạt phấn của cây bưởi chua để tăng khả năng đậu quả. Để bảo vệ quả bưởi khi chưa thu hoạch, người dân dùng lá cọ kết thành từng tấm che để hạn chế bớt ánh nắng từ phía Tây chiếu trực tiếp vào quả bưởi. Bưởi sau khi thu hoạch được bảo quản bằng cách bôi vôi vào cuống để lên sàn nhà hoặc bôi vôi vào cuống và vùi ½ quả bưởi vào cát.

Khu vực địa lý bao gồm các xã Hương Trạch, xã Phúc Trạch, xã Hương Đô, xã Lộc Yên, xã Gia Phố, xã Hương Giang, xã Hương Thủy, xã Phú Phong, xã Hương Xuân, xã Phú Gia, xã Hương Bình, xã Hương Long, xã Phúc Đồng, xã Hà Linh, xã Hương Vĩnh, xã Hòa Hải, xã Hương Trà, xã Phương Mỹ, xã Phương Điền, xã Hương Liên thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

(Nguồn: Phòng Chỉ dẫn địa lý - Theo:http://noip.gov.vn)

 

5. Dịch vụ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư của Công ty luật Minh Khuê qua số: 0986.386.648 để được Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại hoặc gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn