1. Khái niệm, cách hiểu về đơn kháng cáo

Đơn kháng cáo là văn bản, trong đó, người có quyền kháng cáo thể hiện sự không đồng tình của mình về các quyết định của Tòa án trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án hoặc quyết định đó.

Quy định pháp luật hiện nay về đơn kháng cáo:

- Đơn kháng cáo còn là một cách thức để các đương sự thực hiện quyền tố tụng quan trọng của mình - quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

- Trong tố tụng hình sự, những người có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm là bị cáo, người bào chữa; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của những người đó.

- Trong tố tụng dân sự, người có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm là đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện.

- Nội dung đơn kháng cáo có chứa các thông tin chủ yếu như: ngày tháng năm làm đơn kháng cáo; tên, địa chỉ của người kháng cáo; nội dung phần bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo; lí do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; chữ kí hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

- Đơn kháng cáo phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền trong hạn luật định. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn kháng cáo bản án sơ thẩm phải được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày bản sao bản án được giao hoặc được niêm yết (đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa).

>> Tham khảo: Mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự, dân sự

 

2. Kháng cáo bản án, quyết định của tòa hành chính là gì?

Kháng cáo bản án, quyết định của tòa hành chính là quyền của đương sự tự mình hoặc thông qua người đại diện của mình đề nghị Toà án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Toà ân cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Quy định về kháng cáo bản án, quyết định hành chính:

Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo, trong đó nêu rõ: nội dung phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo; lí do kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo. Thời hạn kháng cáo là 10 ngày, kể từ ngày toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ, thân nhân của họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở, nếu đương sự là cơ quan, tổ chức.

Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể kháng cáo trong thời hạn nêu trên thì thời gian bị trở ngại khách quan khêng tính vào thời hạn kháng cáo. Kháng cáo được gửi đến Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo hoặc kể từ ngày người kháng cáo xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (nếu phải nộp khoản tiền đó), Toà án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo phải gửi cho Toà án cấp phúc thẩm ý kiến của mình về kháng cáo.

Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo; bổ sung chứng cứ mới. Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo. Đương sự kháng cáo được triệu tập tham gia phiên toà phúc thẩm. Trường hợp việc xét xử phúc thẩm nhất thiết phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng thì Toà án cấp phúc thẩm có quyền đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo. Bản = bản án, quyết định phúc thẩm phải được gửi chọ đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.

 

3. Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án trong tố tụng hình sự là gì?

Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án trong tố tụng hình sự là hành vi chống án, yêu cầu Toà án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp đương sự không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định sơ thẩm.

Quy định về kháng cáo bản án, quyết định của tòa án trong thủ tục tố tụng hình sự:

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Người được Toà án tuyên là vô tội có quyền kháng cáo phần lí do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ vô tội. Kháng cáo phải được thực hiện trong thời hạn kháng cáo và theo đúng thủ tục do luật § quy định thì mới được coi là hợp lệ (Xf. Thời hạn kháng cáo). Trong trường hợp có lí do chính đáng thì việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận. Khi có kháng cáo hợp lệ, Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà để xét lại bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.

Các quy định về kháng cáo trong Luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chính xác. Với ý nghĩa này, Luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới đều quy định việc kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Ở Việt Nam, sau khi giành được chính quyền năm 4945, các Toà án quân sự xét xử thì bản án được thi hành ngay, đương sự không có quyền chống án, trừ các bản án tuyên xử tử thì bị cáo có quyển đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm. Đến năm 1946 quyền yết tịch của bị cáo và đương sự được quy định và tồn tại cho đến ngày nay. Trong quá trình đó các quy định về kháng cáo đã được bổ sung, sửa đổi để ngày càng hoàn thiện hơn.

 

4. Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án lao động là gì?

Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án lao động là việc người lao động, người sử dụng lao động, đại diện hợp pháp của người lao động, đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn nơi người lao động trực tiếp làm việc không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án hoặc quyết định của Toà án lao động cấp sơ thẩm đối với giải quyết vụ án lao động, trong thời hạn mà pháp luật quy định gửi văn bản đề nghị Toà án la0 động cấp trên trực tiếp xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Quy định về kháng cáo bản án, quyết định của tòa án lao động:

Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải thể hiện rõ nội dung phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án lao động cấp sơ thẩm bị kháng cáo; lí do kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo. Thời gian kháng cáo theo luật định đối với bản án, quyết định của Toà án lao động là mười ngày kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định.

Kháng cáo được gửi đến Toà án lao động cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, hoặc kể từ ngày người kháng cáo xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nếu người đó phải nộp khoản tiền đó, Toà án lao động cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo cùng toàn bộ hồ sơ vụ án cho Toà án lao động cấp phúc thẩm.

Trong kháng cáo bản án, quyết định của Toà án lao động, phần bản án, quyết định bị kháng cáo chưa có hiệu lực pháp luật; phần bản án, quyết định không bị kháng cáo đương nhiên có hiệu lực pháp luật.

Trước khi xét xử hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và tổ chức công đoàn có quyền bổ sung thêm chứng cứ mới. Toà án lao động cấp phúc thẩm tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành hoặc uỷ thác cho Toà án khác tiến hành xác minh chứng cứ mới được bổ sung. Toà án lao động cấp phúc thẩm chỉ xem xét nội dung kháng cáo và phần bản án, quyết định có liên quan đến nội dung kháng cáo. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Toà án lao động cấp sơ thẩm gửi đến, toà án lao động cấp phúc thẩm phải mở phiên Toà phúc thẩm; trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày. Trước khi xét xử phúc thẩm, Toà án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

Phiên toà phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên toà sơ thẩm.

Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án lao động là quyền được pháp luật thừa nhận. Đảm bảo thực hiện quyền kháng cáo là yêu cầu quan trọng của hoạt động tố tụng trong giải quyết các vụ án lao động nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong giải quyết các tranh chấp lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động; các tổ chức, cá nhân trong quan hệ lao động ở nước ta hiện nay.

 

5. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm?

Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

Khoản 2 Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

"Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định".

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc làm đơn kháng cáo, thủ tục kháng cáo các vụ án, quyết định của tòa án Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn luật trực tuyến. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.