Mục lục bài viết
1. Đốt nhà người tình đồng giới cấu thành tội danh gì?
Hành vi đốt nhà của người tình đồng giới có thể cấu thành tội danh là " Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc "Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản" tại Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể dưới đây:
Về mặt khách thể: hành vi đốt nhà người tình đồng giới là hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu của chủ tài sản với tài sản bị hủy hoại, mà không ảnh hưởng gì đến quan hệ nhân thân của chủ sở hữu tài sản. Tức, hành vi đốt nhà chỉ xâm phạm làm hư hỏng tài sản mà không ảnh hưởng đến tính mặc, sức khoẻ của người khác nếu có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người khác có thể cấu thành tội danh khác.
Về mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản được thể hiện qua hành vi phạm tội là hành vi “hủy hoại tài sản”. Vậy hành vi đốt nhà được hiểu là hành vi dùng lửa để châm, phóng hoả vào nhà người tình để bén lửa và khiến nó cháy vậy cần hiểu đây hành vi tác động đến tài sản làm cho tài sản bị tan nát, hư hỏng, cháy tài rụi đến mức làm mất hẳn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được nguyên gốc tài sản này.
Hành vi khách quan này là nguyên nhân dẫn đến hậu quả là làm cho tài sản bị biến dạng, tan nát, hư hỏng hoàn toàn, chạy thành tro bụi làm mất hẳn giá trị sử dụng. Hậu quả xảy ra được xác định là yếu tố bắt buộc là căn cứ để xác định tội này, nếu hành vi dốt nhà nhưng chưa ra gây ra hậu quả gây thiệt hại cho tài sản thì chưa thể cấu thành nên tội Hủy hoại tài sản của người khác.
Hành vi đốt nhà người khác phải đáp ứng điều kiện đó là xảy ra hậu quả cụ thể được xác định là thuộc một trong hai trường hợp:
- Giá trị của tài sản bị thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên.
- Hoặc giá trị của tài sản bị thiệt hại dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích, hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ hoặc là di vật, cổ vật.
Về mặt chủ quan của tội Hủy hoại tài sản, người phạm tội này được xác định là người có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Điều đó có nghĩa là bản thân người thực hiện hành vi đốt nhà của người tình đồng giới là hoàn toàn nhận thức được về hậu quả mà hành vi của mình sẽ gây ra việc tài sản sẽ bị hư hỏng, bị huỷ hoại nhưng vẫn cố ý để mặc cho hậu quả đó xảy ra, với mục đích hủy hoại đi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác mà không có ý chiếm đoạt nó. Hành vi đốt nhà của người tình đồng giới có thể xuất phát từ mục đích nhằm thỏa mãn cảm xúc giận dữ hoặc do tư thù cá nhân, mâu thuẫn, ghen tuông hoặc vì động cơ đê hèn nào đó.
Về mặt chủ thể: Nếu người đốt nhà người tình đống giới là người từ đủ 14 tuổi trở lên mà dùng xăng, lửa đốt nhà người tình thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Như vậy, với những yếu tố trên có thể thấy hành vi đốt nhà người tình đồng giới có thể cấu thành " Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc " Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản" thuộc Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015
2. Hành vi rượt chém người tình cấu thành tội danh gì?
Hành vi rượt chém người tình có thể cấu thành "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác" tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc " Tội giết người" tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Về khách thể của tội phạm: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng. Hành vi rượt chém người tình là hành vi đang xâm phạm đến quyền của con người được pháp luật bảo vệ.
Về mặt khách quan: hành vi rượt chém người tình là hành vi có thể tác động vào cơ thể của người tình nếu như người này đuổi kịp người tình của họ hoặc nếu không đuổi kịp thì họ có thể phi dụng cụ để chém bất cứ lúc nào nếu như hành vi đuổi để chém mà gây tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng đáp ứng được các trường hợp mà pháp luật quy định cũng bị coi là tội phạm.
Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi rượt chém người tình có thể dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá,… gây thương tích cho người khác và thực hiện hành vi có tính chất côn đồ mang tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…và mong muốn họ bị thương tích. Căn cứ để để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.
Về mặt chủ quan: người này thực hiện hành vi rượt chém người tình thực hiện với lỗi cố ý, họ nhận thức được rằng việc rượt để chém sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của người tình nhưng vẫn cố tình rượt kịp người tình để thực hiện chém và mong muốn hậu quả xảy ra, trường hợp người này chỉ rượt để đe dọa và k muốn gây tổn hại đến sức khỏe của người tình nhưng không may người tình của họ bị thương thì cũng sẽ rơi vào tội danh này.
Về mặt chủ thể: xét thấy nếu như người thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 134 . Theo đó người phạm tội thuộc khoản 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS
Nếu như hành vi rượt đuổi để chém người tình mà khiến cho người tình chết thì có thể cấu thành Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Như vậy, hành vi rượt chém người tình tùy vào tính chất, mức độ, hành vi, nguyên nhân và hậu quả sẽ có thế cấu thành một trong hai tội là "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác" hoặc "Tội giết người"
3. Khi nào phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại xâm phạm đến sức khỏe của người khác
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm đến sức khỏe của người khác mà gây thiệt hại phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:
- Có hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác;
- Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;
Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do sức khỏe bị xâm phạm.
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm sức khỏe mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Như vậy, nếu có đủ các yếu tố nêu trên thì người xâm phạm sẽ phải bồi thường theo quy định.
Công ty Luật Minh Khuê mong muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích. Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua số hotline 1900.6162. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!
Bài viết liên quan: