1. Nâng cao nhận thức của cấp bộ đoàn và đội ngũ cán bộ đoàn về công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên và các cấp bộ đoàn về công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn là việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định, tác động tới toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát của Đoàn, tác động không nhỏ tới việc đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ đoàn. Vì có nhận thức đúng được bản chất của công tác kiểm tra, giám sát, bản chất công việc của người lãnh đạo thì chúng ta mới có hành động đúng. Việc nhận thức đúng, đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn được thể hiện cụ thể là: phải nhận thức rõ mục đích yêu cầu, nội dung của công tác kiểm tra, giám sát; nhận thức rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBKT các cấp của Đoàn đồng thời nhận thức rõ bản chất của công tác kiểm tra, giám sát để từ đó thấy được trách nhiệm của người lãnh đạo, cơ quan lãnh đạo đối với công tác kiểm tra, giám sát, mối liên hệ giữa hoạt động lãnh đạo với hoạt động kiểm tra, giám sát để từ đó chuyển biến thành hành động cụ thể của người lãnh đạo; thực hiện nghiêm túc chế độ lãnh đạo có kiểm tra, kiểm tra có chương trình, kế hoạch. Mỗi cấp bộ đoàn cần nhận thức rõ nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng lãnh đạo của cấp bộ đoàn; biết tổ chức kiểm tra, giám sát phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, biết sử dụng hệ thống các cơ quan kiểm tra, giám sát phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và biết chăm lo bồi dưỡng, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát... Những vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát cần thống nhất nhận thức là:

+ Cần nhận thức rõ mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, giám sát là: kiểm tra, giám sát nhằm giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đoàn, nhằm xây dựng tổ chức, xây dựng cán bộ, xây dựng con người. Kiểm tra, giám sát sẽ đạt được yêu cầu khi sau mỗi lần kiểm tra, giám sát thì tổ chức chặt chẽ hơn, cán bộ, đoàn viên tiến bộ trưởng thành hơn chứ không phải sau mỗi lần kiểm tra, giám sát thì nội bộ mất đoàn kết, cán bộ nản chí không hăng hái, không tích cực làm việc, công tác, cống hiến và học tập.

+ Phải nhận thức rõ được vị trí của công tác kiểm tra, giám sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nhận thức rõ được vị trí của hoạt động kiểm tra, giám sát trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc, nhận thức rõ kiểm tra, giám sát là công việc của lãnh đạo, công việc của cơ quan lãnh đạo “không có kiểm tra coi như không lãnh đạo”. Sau khi có chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác, việc đầu tiên là phải tổ chức triển khai thực hiện, trong quá trình tổ chức thực hiện phải kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chỉ thị, Nghị quyết đó xem có đúng với yêu cầu của chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch, chuơng trình công tác không, nếu không thì phải điều chỉnh và tăng cường các điều kiện, biện pháp để công việc đi đúng hướng.

+ Phải nhận thức rõ được bản chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và hoạt động của Uỷ ban kiểm tra, cơ quan kiểm tra chuyên trách của Đoàn ở các cấp cũng như nhận thức rõ -mối quan hệ giữa Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn với cấp bộ đoàn các cấp. về bản chất, Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn là cơ quan, công cụ của cấp bộ đoàn để thực hiện nhiệm vụ, chức năng kiểm tra, giám sát một nhiệm vụ, một việc làm thuộc hoạt động của công tác lãnh đạo. Đồng thời, nó cũng là một cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của Đoàn (cơ quan này trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Uỷ ban kiểm tra cấp dưới vừa hướng dẫn, định hướng công tác kiểm tra, giám sát cho cấp bộ Đoàn cấp dưới) một cơ quan được lập ra giám sát việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của tổ chức Đoàn do Điều lệ Đoàn quy định.

+ Cần nhận thức rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác kiếm tra của cấp bộ đoàn: do công tác kiểm tra, giám sát là công việc của người lãnh đạo nên trước hết việc tổ chức kiểm tra, giám sát ai? kiểm tra, giám sát nội dung gì? kiểm tra, giám sát ở đâu? là xuất phát từ yêu cầu của công tác lãnh đạo. Ban chấp hàng đoàn các cấp trong từng giai đoạn cần xác định, định hướng rõ trọng tâm, nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát của hoạt động kiểm tra, giám sát của Uỷ bản kiểm tra các cấp của Đoàn. Ngoài việc lãnh đạo, chỉ đạo về nội dung, đối tượng kiểm tra các cấp bộ đoàn, Ban chấp hành đoàn các cấp cần chủ động lãnh đạo cả việc huy động lực lượng tham gia hoạt động kiểm tra, giám sát chủ trương, phương pháp triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát. Trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát phải tích cực phát hiện các mô hình hay, điển hình, cách làm sáng tạo để nhân rộng.

- Các cấp bộ đoàn, Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn phải thường xuyên tổ chức học tập, huấn luyện nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn cho đội ngũ cán bộ đoàn các cấp từ cơ sở trở lên. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh có thể tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn về công tác kỷ luật. Đối với các lớp tập huấn cho cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn cần thiết phải đưa vào nội dung chương trình các kiến thức, kỹ năng cơ bản, cụ thể: công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, công tác đoàn phí, tập xử lý các tình huống xảy ra trong thực tế về thực hiện nguyên tắc tổ chức Đoàn. Trong tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát các cấp bộ đoàn, Uỷ ban kiểm tra các cấp cần chú ý phân công rõ để bảo đảm có nhiều cán bộ được tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát. Trung ương Đoàn tập huấn cho các Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra cấp tỉnh, thành đoàn. Các tỉnh, thành đoàn cần đảm bảo tập huấn cho các uỷ viên Uỷ ban kiểm tra cấp quận, huyện, thị đoàn.

- Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đoàn cần chú trọng xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn cụ thể về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đoàn cũng như các tài liệu hướng dẫn về chấp hành nguyên tắc tổ chức Đoàn. Tăng cường việc tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề cả ở phạm vi rộng (toàn quốc) lẫn phạm vi nhỏ (theo khu vực) hẹp (theo vấn đề)...

 

2. Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát

- Việc tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn phải đảm bảo tính thống nhất, tính mục tiêu, tính kế hoạch và gắn với yêu cầu thực tiễn. Tính thống nhất trong chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát được thể hiện trước hết là thống nhất giữa chỉ đạo của BCH đoàn cùng cấp và UBKT đoàn cấp trên, đồng thời thống nhất giữa nội dung, hình thức công tác kiểm tra, giám sát với nội dung phương pháp chung của công tác đoàn và phong trào thanh niên.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát là hoạt động có tính lãnh đạo nên tính mục tiêu trong hoạt động công tác kiểm tra, giám sát được thể hiện rất rõ không có hoạt động kiểm tra, giám sát chung chung chỉ có những hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm vào những nội dung, vấn đề với những yêu cầu cụ thể vì vậy tăng cường chỉ đạo công tác kiếm tra, giám sát, hoạt động kiểm tra, giám sát trước hết phải là việc xác định rõ các mục tiêu cụ thể cần đạt được của hoạt động kiểm tra, giám sát. Việc xác định rõ mục tiêu cụ thể giúp cho hoạt động kiểm tra, giám sát đi đúng hướng, đồng thời xác định rõ phương pháp, hình thức tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.

- Kiểm tra, giám sát là một quá trình có điểm khởi đầu, có điểm kết thúc thông qua các dữ kiện thu thập được từ thực tiễn mà rút ra các kết luận đánh giá vừa đảm bảo cụ thể, chi tiết vừa đảm bảo tính khoa học (thấy được kết quả, xác định rõ nguyên nhân, đề xuất được các giải pháp khắc phục). Vì vậy, tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát phải trên cơ sở kế hoạch, chương trình kiểm tra cụ thể đồng thời phải đảm bảo không phá vỡ kế hoạch chung của công tác đoàn và việc tổ chức phong trào TN, phải đảm bảo tiếp nhận, nắm được nhiều thực tiễn nhất.

- Trong những thời điểm cần thiết, để tập trung thúc đẩy mặt công tác nào đó, các cấp lãnh đạo có thể bàn, xây dựng nghị quyết chuyên đề về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoặc ban hành chỉ thị với những nội dung cụ thể về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Việc ra nghị quyết chuyên đề hoặc ban hành chỉ thị về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp các cấp bộ đoàn, Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn, cán bộ đoàn, đoàn viên nói chung xác định rõ hơn yêu cầu nhiệm vụ về nghị quyết, chỉ thị vì tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường định hướng rõ về nội dung, phương pháp đồng thời có tính đồng bộ, cụ thể, xuyên suốt toàn hệ thống.

- Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát thông qua việc định hướng, hướng dẫn hoạt động kiểm tra, giám sát trong từng thời gian nhất định như: hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, xác định trọng tâm chương trình công tác 6 tháng, 1 năm. Việc hướng dẫn, xác định trọng tâm công tác kiểm tra, giám sát trong từng khoảng thời gian của cấp bộ đoàn, Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn giúp cấp bộ đoàn và UBKT đoàn cấp dưới xây dựng được chương trình, kế hoạch công tác sát thực hơn, đáp ứng tốt cho công tác chỉ đạo.

- Đe việc định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo được kịp thời, các cấp bộ đoàn, Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn cần chú ý đến thời gian triển khai chương trình, kế hoạch. Đối với trọng tâm kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ cần triển khai ngay khi chỉ đạo Uỷ ban kiểm tra cấp tỉnh thành đoàn tiến hành tống kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ của mình. Đồng thời, ngay khi Đại hội kết thúc, bầu được Uỷ ban kiểm tra khoá mới thì tiếp tục có những hướng dẫn bổ sung. Đối với hướng dẫn chương trình công tác 1 năm cần chú ý triển khai ngay từ cuối năm trước, có thể gắn với việc hướng dẫn tổng kết công tác kiểm tra năm.

- Chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát của từng cấp bộ Đoàn không phải là bất biến nên tuỳ theo yêu cầu công việc của từng thời điểm, BCH, Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp trên có thể trực tiếp điều chỉnh chương trình, kế hoạch hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của cấp bộ đoàn, Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp dưới. Đối với những Hướng dẫn kiểm tra theo chuyên đề khi triển khai cần chú trọng đến các yếu tố về thời điểm kiểm tra, giám sát các yếu tố về lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát.

- Tăng cường phối hợp giữa Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp trên với cấp bộ đoàn cấp dưới trong việc lãnh đạo chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát. Sự phối hợp này trước hết là sự phối hợp trong chỉ đạo nội dung, chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra thường xuyên, chuyên đề hoặc đột xuất. Sự chủ động có thể xuất phát từ một phía song thông thường đều xuất phát từ phía Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp trên vì yêu cầu của tính tổng thể, tính chuyên sâu. Hàng năm, Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp trên còn phối hợp với cấp bộ đoàn cấp dưới trong việc thống nhất nhận định đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát và hoạt động của Uỷ ban kiểm tra cấp đó đồng thời làm tốt công tác cán bộ.

- Duy trì tốt chế độ giao ban phản ảnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ giữa Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp trên với Uỷ ban kiểm trađoàn cấp dưới. Hàng năm, Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đoàn cần tổ chức tốt việc giao ban, phản ảnh, đánh giá, chỉ đạo công tác với Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp tỉnh. Việc tổ chức giao ban có thể làm theo khu vực (Bắc, Trung, Nam) hoặc theo các cụm hoạt động. 6 tháng một lần Uỷ ban kiểm tra cấp tỉnh cần tổ chức tốt việc giao ban với Uỷ ban kiểm tra cấp huyện. Nội dung các cuộc giao ban cần được chuẩn bị kỹ từ Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp trên và đại diện Uỷ ban kiểm tra Đoàn cấp dưới. Bên cạnh các nội dung báo cáo, phản ảnh kết quả công tác, nêu những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị Uỷ ban kiểm tra các cấp của Đoàn tại Hội nghị giao ban cần tham mưu đề xuất, xác định rõ những trọng tâm công tác trong thời gian tới, trao đổi những kinh nghiệm hay, cách làm tốt. Hội nghị giao ban có thể bàn sâu, chuyên đề công tác kiểm tra dưới sự chủ trì chuẩn bị của Uỷ ban kiểm tra Đoàn cấp trên.

- Cấp bộ đoàn cấp trên, Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp trên trong từng khoảng thời gian cần có sự thống nhất đánh giá công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Uỷ ban kiểm tra cấp dưới và làm tốt công tác thi đua, khen thưởng trong toàn hệ thống về công tác kiểm tra. Việc đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình công tác trong từng khoảng thời gian: 6 tháng, một năm, giữa nhiệm kỳ, 1 nhiệm kỳ là một việc làm thường xuyên và trước hết là của cấp bộ đoàn, Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp đó. Để tránh tính đơn lẻ, không khách quan, không toàn diện trong việc đánh giá công tác kiểm tra, giám sát, hoạt động kiểm tra của Uỷ ban kiểm tracác cấp của Đoàn, cấp bộ đoàn cấp trên hoặc giao cho Uỷ ban kiểm tra đoàn cấp trên hàng năm, cuối nhiệm kỳ cần có những đánh giá cụ thể về kết quả việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoặc đánh giá hoạt động của Uỷ ban kiểm tra đoàn.

 

3. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn

3.1. Về đổi mới nội dung

- Đặt ra vấn đề đổi mới nội dung công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn vì kiểm tra, giám sát là công việc của người lãnh đạo. Nội dung, yêu cầu của công tác lãnh đạo chỉ đạo có đổi mới nên đòi hỏi hoạt động kiểm tra, giám sát phải đổi mới, coi đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, nội dung công tác kiểm tra, giám sát là một tiêu chí của đổi mới lãnh đạo. Việc đổi mới nội dung công tác kiểm, giám sát tra trước hết phải không làm chệch hướng lãnh đạo, không có nghĩa là thay thế mới các nội dung công tác này bằng các nội dung công tác khác. Việc đổi mới nội dung công tác kiểm tra, giám sát nằm ngay trong chiều sâu của các cuộc kiểm tra, giám sát trong yêu cầu cần đạt được của từng hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm thiết thực phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

- Công tác kiểm tra, giám sát và hoạt động của UBKT các cấp thường phải bám sát các chỉ thị, Nghị quyết, chương trình công tác lớn của các cấp bộ đoàn, phải bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp để xác định nội dung kiểm tra, giám sát sao cho có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực phục vụ cho việc thúc đẩy thực hiện chỉ thị, nghị quyết. Muốn vậy cán bộ kiểm tra, giám sát phải nắm chắc tinh thần nội dung của chỉ thị, nghị quyết, các mục tiêu, các nội dung, giải pháp của các chương trình, kế hoạch. Nét đổi mới trọng nội dung kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức thực hiện chỉ thị, Nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn ở đây được thể hiện là: khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát phải thấy được các nội dung cụ thể hoá việc thực hiện chỉ thị, Nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác tại cơ sở, thấy được mô hình, cách làm hay, kịp thời động viên khen thưởng, đồng thời coi trọng việc kiểm tra, giám sát gắn với uốn nắn, hướng dẫn tổ chức thực hiện của cơ sở.

- Nội dung công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn còn được xác định trong quá trình nắm bắt tình hình thực tế của một hoặc một sổ cơ sở, chi đoàn khi thấy có những vấn đề nảy sinh hoặc điểm sáng về cách làm hay thì cần kiểm tra làm rõ hoặc kiểm tra trên diện rộng để thấy được xu hướng, mức độ của vấn đề, từ đó kịp thời tham mưu với lãnh đạo Đoàn các cấp các vấn đề cần phải chỉ đạo mới.

- Đổi mới nội dung công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn còn được thể hiện ở việc tăng cường kiểm tra, giám sát các nội dung trọng tâm, trọng điểm của từng năm, kiểm tra các chương trình, đề án của Đoàn, kiểm tra theo các chuyên đề công tác.

- Nội dung công tác kiểm tra, giám sát trong giai đoạn mới này cần hướng tới các vấn đề của người đoàn viên như việc đáp ứng các nhu cầu thiết thực, đặc biệt là nhu cầu về mưu sinh lập nghiệp, trưởng thành như được vay vốn sản xuất, giải quyết việc làm, phổ biến việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, đời sống, việc đáp ứng các nhu cầu về văn hoá tinh thần... điều kiện sinh hoạt, hoạt động như: tụ điểm vui chơi sinh hoạt, nhà văn hoá, câu lạc bộ... và việc đáp ứng các vấn đề của người cán bộ đoàn như việc học tập nâng cao trình độ, sự trưởng thành về mặt chính trị, việc bố trí quy hoạch... vấn đề về phương thức hoạt động, điều kiện, nguồn lực cho sinh hoạt, hoạt động, tài liệu tuyên truyền được cung cấp cho chi đoàn, Đoàn cơ sở, các vấn đề về cơ chế lãnh đạo, sự phối hợp với các cấp, các ngành của các cấp bộ đoàn.

 

3.2. Về đổi mới hình thức, phương pháp tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

- Việc đổi mới hình thức, phương pháp tiến hành kiểm tra, giám sát phải xuất phát từ các hình thức kiểm tra, giám sát cơ bản là kiểm tra, giám sát thường xuyên (hình thức kiểm tra, giám sát theo kế hoạch đã được vạch ra, thường là hoạt động kiểm tra, giám sát có chu kỳ 6 tháng, một năm) kiểm tra, giám sát bất thường, kiểm tra, giám sát chuyên đề (hình thức kiểm tra, giám sát đột xuất khi thấy có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, kỷ luật đoàn hoặc để tổng kết, nghiên cứu một vấn đề, một nội dung công tác nào đó) phải phối kết hợp vận dụng, linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát, các hình thức kiểm tra, giám sát cơ bản trong toàn bộ quá trình tổ chức kiểm tra, giám sát, xác định được khi nào thì kiểm tra, giám sát định kỳ, khi nào thì kiểm tra, giám sát chuyên đề, phải xuất phát từ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể tiến hành kiểm tra, giám sát và của đối tượng được kiểm tra, giám sát. về cách tiến hành, BCH đoàn các cấp có thể trực tiếp tiến hành kiểm tra, giám sát hoặc sử dụng các Ban giúp việc và UBKT cấp mình để tiến hành kiểm tra, giám sát. Các ban tham mưu của Đoàn là những cơ quan giúp việc cho BCH đoàn trên những lĩnh vực cụ thể cũng có trách nhiệm giúp BCH cấp mình kiểm tra, giám sát cấp bộ đoàn cấp dưới thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của Đoàn thuộc phạm vi công tác do ban phụ trách. UBKT các cấp của Đoàn do BCH đoàn các cấp bầu ra, hoạt động theo sự lãnh đạo của BCH và theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đoàn.

- Việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát được tiến hành theo hướng: chọn nội dung kiểm tra, giám sát trọng điểm, không dàn trải. Tuỳ theo yêu cầu của từng hoạt động kiểm tra, giám sát mà chọn nội dung kiểm tra, giám sát cho thích họp. Việc kiểm tra, giám sát toàn diện các mặt công tác nhằm phục vụ cho việc đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đoàn thường làm định kỳ 6 tháng, 1 năm 1 lần. Song ngay cả việc kiểm tra, giám sát toàn diện này cũng cần xác định những nội dung then chốt chủ yếu làm tiêu chí chính cho việc đánh giá. Xác định rõ phạm vi kiểm tra, giám sát, chọn điểm kiểm tra, giám sát, kết họp giữa kiểm tra, giám sát toàn diện với kiếm tra, giám sát chuyên đề; kiểm tra, giám sát theo kế hoạch với kiểm tra, giám sát đột xuất, kiểm tra, giám sát của cấp trên với sự tự kiểm tra, giám sát đánh giá của cấp bộ đoàn và UBKT cấp dưới; kết hợp giữa chủ động kiểm tra, giám sát của ƯBKT với cơ quan kiểm tra và cơ quan chức năng của Đảng và phối hợp với các ban chuyên môn của Đoàn. Cách tiến hành kiểm tra là cụ thể, tỉ mỉ kết hợp giữa nghe báo cáo với khảo sát thực tế cơ sở và kiểm tra trên hồ sơ nội vụ...

- Trong bối cảnh tổ chức Đoàn thường triển khai một lúc toàn diện các mặt công tác với nhiều nội dung hoạt động. Trong khi đó lực lượng cán bộ đoàn chuyên trách lại ít, chủ yếu là cán bộ đoàn không chuyên trách, đặc biệt là cán bộ ở cơ sở nên việc đổi mới gắn bó kết hợp trong một cuộc kiểm tra, giám sát, các nội dung kiểm tra, giám sát thường xuyên với các nội dung của chuyên đề cần kiểm tra sẽ tạo thuận lợi nhiều cho hoạt động kiểm tra, giám sát của Đoàn đặc biệt là khi tiến hành kiểm tra, giám sát tại cơ sở.

 

4. Tăng cường kết hợp công tác giám sát của Đoàn với công tác giám sát của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể

Kết hợp chặt chẽ công tác giám sát của Đoàn với công tác giám sát của Đảng, công tác thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, và công tác giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội khác, phối hợp với các ban ngành có liên quan. Việc phối kết hợp với cơ quan kiểm tra của Đảng, thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân và công tác kiểm tra, giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp và việc phối hợp với các ban ngành có liên quan trong công tác kiểm tra, công tác kỷ luật của Đoàn, đặc biệt là công tác giám sát ủy viên ban chấp hành, cán bộ cùng cấp và tổ chức đoàn cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đoàn sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp, phát huy các điều kiện cơ sở vật chất, sức người với kinh nghiệm của ngành, đơn vị và của cán bộ giám sát thuộc ngành, đơn vị đó phục vụ cho công tác giám sát, đặc biệt trong điều kiện biên chế cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát còn đang hạn hẹp.

 

5. Tăng cường xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát ở các cấp

5.1. Xác định các tiêu chuẩn cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát

Cán bộ là gốc của mọi công việc, những tư tưởng chỉ đạo, những mục tiêu về xây dựng tổ chức Đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn không ngừng lớn mạnh và trưởng thành chỉ có thể đạt được khi chúng ta xây dựng được một đội ngũ cán bộ đoàn nói chung, cán bộ kiểm tra, giám sát nói riêng có đủ năng lực, kiến thức nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có đạo đức cách mạng trong sáng, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhận. Đặc biệt đối với công tác kiểm tra, giám sát là công tác đảm bảo sự lãnh đạo, là công tác xây dựng tổ chức, xây dựng con người thì vấn đề đạo đức cách mạng càng cần được coi trọng và chú ý. Người không có đạo đức tốt không chí công vô tư sẽ dẫn đến thiếu khách quan không trung thực trong xem xét, nhận định đánh giá một sự vật, một hiện tượng và từ đó không tham mưu báo cáo rõ được bản chất vấn đề, bản chất sự việc làm cho các cấp lãnh đạo hiểu không đúng, hiểu không sâu, không rõ và vì vậy các quyết đáp sẽ không đạt được độ chính xác. Bên cạnh đạo đức cách mạng, người cán bộ kiểm tra, giám sát phải thực sự có hiểu biết về công tác kiểm tra, giám sát, phải có kỹ năng nghiệp vụ công tác tốt. Những hiểu biết về công tác kiểm tra, giám sát giúp người cán bộ kiểm tra có quan điểm, phương pháp xử lý đúng hướng, có kỹ năng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát tốt, người cán bộ kiểm tra sẽ có một vũ khí đảm bảo cho việc tìm tòi xác minh được chính xác sự vật hiện tượng, không bị kẻ xấu lừa gạt, che dấu. Đạo đức cách mạng và năng lực kiến thức nghiệp vụ công tác là hai yêu cầu song hành không thể thiếu đối với người cán bộ kiểm tra, nhiều khi còn hỗ trợ bổ sung cho nhau. Bên cạnh những yêu cầu trên, người cán bộ kiểm tra của Đoàn cũng cần phải có những hiểu biết chung về công tác đoàn và phong trào thanh niên, nắm chắc các tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho công tác đoàn và phong trào TN cũng như các chủ trương, chương trình công tác lớn của Đoàn và việc tổ chức phong trào thanh niên.

Trong điều kiện mới hiện nay việc cụ thể hoá tiêu chuẩn người cán bộ kiểm tra là hết sức cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn vừa là mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ mà chúng ta vươn tới; những tiêu chuẩn này dựa ưên những tiêu chuẩn chung của cán bộ theo Quy chế cán bộ đoàn và đòi hỏi cao đối với cán bộ làm công tác kiểm tra của Đoàn, đặc biệt là đối với uỷ viên UBKT các cấp của Đoàn là:

- Gương mẫu thực hiện Điều lệ Đoàn, các chủ trương, nghị quyết của Đoàn, đường lối chính sách, chỉ thị nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Trung thực, liêm khiết, chí công vô tư, tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, thực hiện công bằng xã hội.

- Có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong khiêm tốn, thận trọng được quần chúng tín nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có năng lực nghiệp vụ công tác kiểm tra, công tác xây dựng Đoàn và công tác vận động quần chúng.

 

5.2. Tăng cường bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho đội ngũ cán bộ đoàn

Việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác kiểm tra, giám sát là cần thiết cho tất cả đội ngũ cán bộ đoàn các cấp vì kiểm tra, giám sát là công việc của người lãnh đạo. Song tuỳ điều kiện thời gian, kinh phí cho phép mà việc mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho phù họp (trước hết là về nội dung đối với cán bộ chủ chốt của Đoàn cần quán triệt những quan điểm, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát; quán triệt những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động của UBKT các cấp của Đoàn để nhận thức từ đó, với vai trò là người lãnh đạo công tác Đoàn nói chung, công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn nói riêng, người cán bộ chủ chốt phải biết chỉ đạo, định hướng hoạt động cho các cơ quan kiểm tra của cấp bộ mình nhằm phục vụ cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đồng thời biết tôn trọng tạo điều kiện để ƯBKT cấp mình thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Điều lệ Đoàn quy định. Việc bồi dưỡng về công tác kiểm tra, giám sát cho đội ngũ cán bộ đoàn các cấp không nhất thiết phải mở lóp riêng mà nếu đưa vào trong chương trình tập huấn chung hàng năm, có thể lên lóp phối hợp với nội dung tập huấn về công tác kỷ luật đoàn trong một buổi.

Đối với việc bồi dưỡng, tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát các cấp hàng năm cần phải mở các lớp tập huấn riêng từ 1 đến 3 ngày tuỳ theo điều kiện cho phép, về nội dung phải đòi hỏi sâu hơn, cụ thể hơn việc bồi dưỡng về công tác kiểm tra, giám sát cho lóp cán bộ đoàn nói chung, có thể đưa ra những nội dung là: Những nhận thức cơ bản về công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn, tính tất yếu khách quan, mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát (chú ý có phần liên hệ với tình hình thực tiễn); Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, chế độ công tác, mối quan hệ... của UBKT các cấp của Đoàn; Các hình thức, phương pháp tổ chức kiểm tra, giám sát, việc huy động các lực lượng tham gia phối họp với các ngành, với các ban công tác của Đoàn... Tuỳ theo điều kiện có thể tập huấn thêm các bài có tính chất nghiệp vụ như: việc lập kế hoạch, việc tổ chức kiểm tra, giám sát chuyên đề,...

Bên cạnh các bài lên lớp có tính chất lý thuyết cần có các bài giảng về nguyên tắc tổ chức của Đoàn đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp đưa ra các tình huống thực tế cần xử lý cụ thể nâng cao kỹ năng công tác cho cán bộ.

 

5.3. Xây dựng cơ chế hoạt động, tăng cường các điều kiện cơ sờ vật chất, chính sách cho công tác kiểm tra, giám sát

Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi có nội dung rất phong phú trên mọi mặt đời sống của xẫ hội, có liên quan đến nhiều tổ chức, nhiều người. Cán bộ, đoàn viên vừa là thanh viên của tổ chức Đoàn vừa có thể là thành viên của nhiều tổ chức chính trị xã hội khác. Vì vậy trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên nói chung, công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn nói riêng phải có sự phối kết họp với các tổ chức chính trị xã hội khác và đồng thời trong chính các cơ quan chuyên trách của Đoàn, cấp bộ Đoàn cần xem xét và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của UBKT cấp mình. Quy chế này phải khẳng định được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT; phải xác định được các mối quan hệ giữa UBKT với ban thường vụ, với ban chấp hành Đoàn cùng cấp, mối quan hệ phối hợp giữa UBKT Đoàn cấp trên với cấp bộ Đoàn cấp dưới, xác định được trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các thành viên trong uỷ ban; Đồng thời quy chế xác định được mối quan hệ công tác của UBKT với các ban tham mưu khác của Đoàn; xác định được lề lối, chế độ công tác, yêu cầu và phương pháp làm việc...

Tăng cường sự phối họp giữa UBKT đoàn cấp trên với cấp bộ đoàn và UBKT đoàn cấp dưới trong việc xác định trọng tâm, định hướng và xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát cụ thể hàng năm và từng thời kỳ nhất định. UBKT đoàn cấp trên vào thời điểm đầu năm và giữa năm cần có hướng dẫn trọng tâm công tác kiểm tra, giám sát giữa BCH đoàn, UBKT đoàn cấp dưới, đồng thời công khai một số chương trình kế hoạch công tác khác của mình, đặc biệt là các kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát chuyên đề nhằm tăng cường tính chủ động cho UBKT cấp dưới, từ đó phục vụ tốt hơn cho công tác kiểm tra, giám sát.

Để tăng cường phối kết họp giữa UBKT đoàn cấp trên với cấp bộ đoàn và UBKT đoàn cấp dưới, ngoài việc xác định trọng tâm, chương trình, nội dung công tác, thì cần chú ý phối kết họp tốt giữa UBKT đoàn cấp trên với cấp bộ đoàn cấp dưới trong việc đánh giá phân loại chất lượng hoạt động của UBKT đoàn cấp đó. Việc đánh giá này cần làm thường xuyên hàng năm và phải dựa trên các tiêu chí cụ thể, các tiêu chí đó phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của UBKT các cấp của Đoàn.

Cần tổ chức tổng kết lý luận, thực tiễn mô hình cơ quan thường trực ủy ban kiểm tra ở cấp Trung ương và cấp tỉnh để xác định mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu, chức năng nhiệm vụ và hiệu quả. Từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp đủ về số lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng; có kỹ năng, nghiệp vụ, am hiểu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn; có phương pháp công tác khoa học, khách quan; có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Quan tâm nghiên cứu, đề xuất, áp dụng chế độ chính sách họp lý, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ kiểm tra an tâm công tác và thu hút cán bộ có trình độ, có năng lực làm công tác kiểm tra của Đoàn; đầu tư, tạo điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc bảo đảm cho hoạt động của uỷ ban kiểm tra, cụ thể như: Quy định ủy viên ủy ban kiểm tra chuyên trách được hưởng phụ cấp như phó ban và được đưa vào diện quy hoạch của các cấp bộ đoàn.

Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, học tập, trao đổi, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đoàn. Cần quy định hàng năm, cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát ở các cấp được tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, giám sát.

Luật Minh KHuê (tổng hợp)