1. Hoạt động thực hành Bài 107 Toán 5 VNEN 

1.1. Câu 1 Trang 119 Toán 5 VNEN Tập 2

Chơi trò chơi "đọc đúng- nối nhanh"

Giải Toán 5 VNEN bài 107: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian

Đáp án đúng

Giải Toán 5 VNEN bài 107: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian

 

1.2. Câu 2 Trang 120 Toán 5 VNEN Tập 2

Tính

24 giờ 9 phút : 3

2 giờ 14 phút x 3

5 phút 18 giây : 2

14 phút 42 giây x 2

15,6 phút : 6 + 1,27 phút x 3

Đáp án đúng:

24 giờ 9 phút : 3 = 8 giờ 3 phút

2 giờ 14 phút x 3 = 6 giờ 42 phút

5 phút 18 giây : 2 = 2 phút 39 giây

14 phút 42 giây x 2 = 28 phút 84 giây = 29 phút 24 giây

15,6 phút : 6 + 1,27 phút x 3 = 2,6 phút + 3,81 phút = 6,41 phút.

 

1.3. Câu 3 Trang 120 Toán 5 VNEN tập 2

Nối mỗi phép tính với kết quả đúng tương ứng

Giải Toán 5 VNEN bài 107: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian

Đáp án đúng:

Giải Toán 5 VNEN bài 107: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian

 

1.4. Câu 4 Trang 120 Toán 5 VNEN tập 2

Đề bài: Lúc 7 giờ 15 phút, một người đi xe máy từ A tới B. Dọc đường người đó có dừng lại nghỉ 25 phút. Tính vận tốc của người đi xe máy, biết rằng người dó đến lúc 9 giờ 40 phút và quãng đường AB dài 64 km?

Đáp án đúng:

Để tính thời gian đi, ta trừ thời gian xuất phát và thời gian nghỉ từ thời gian đến: Thời gian đi = Thời gian đến - Thời gian xuất phát - Thời gian nghỉ

Như vậy, Thời gian đi = 9 giờ 40 phút - 7 giờ 15 phút - 25 phút = 2 giờ

Tiếp theo để tính vận tốc ta áp dụng công thức: Vận tốc = quãng đường: thời gian đi

Như vậy, Vận tốc = 64 : 2 = 32km/giờ

 

2. Hoạt động ứng dụng Bài 107 Toán 5 VNEN

Đề bài: Ba bạn Nga, Mai, Linh cùng học một lớp. Hôm nay, sau khi tan học lúc 16 giờ 55 phút, ba bạn đi bộ từ trường về nhà. Và cho biết mỗi bạn đi từ trường về nhà hết bao nhiêu phút?

Giải Toán 5 VNEN bài 107: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian

Hướng dẫn giải: Quan sát và xác định rõ thời gian mà mỗi bạn về đến nhà, theo đó thời gian mà các bạn đi từ trường về đến nhà sẽ được thực hiện theo phương pháp trừ: lấy thời gian có mặt ở nhà - thời gian tan học ở trường đó là 16 giờ 55 phút.

Đáp án đúng: Quan sát đồng hồ nhận thấy

- Bạn Nga: Thời gian Nga về nhà là 17 giờ 18 phút

Theo đó, thời gian Nga đi từ trường về nhà hết số phút là: 17 giờ 18 phút - 16 giờ 55 phút = 23 phút.

- Bạn Mai: Thời gian Nga về nhà là 17 giờ 20 phút

Theo đó, thời gian Mai đi từ trường về nhà hết số phút là: 17 giờ 20 phút - 16 giờ 55 phút = 25 phút.

- Bạn Linh: Thời gian Linh về nhà là 17 giờ 15 phút

Theo đó, thời gian Linh đi từ trường về nhà hết số phút là: 17 giờ 15 phút - 16 giờ 55 phút = 20 phút.

 

3. Một số bài tập củng cố phép tính số đo thời gian lớp 5 (có đáp án)

Bài tập 1: Một chuyến đi trên ca nô bắt đầu từ bến sông A lúc 6 giờ 40 phút và kết thúc tại bến sông B lúc 9 giờ 15 phút. Hỏi chuyến đi từ A đến B kéo dài bao lâu? Biết rằng trong quá trình di chuyển, ca nô dừng lại nghỉ 20 phút.

Lời giải: 

Để tính thời gian đi từ bến sông A đến bến sông B của ca nô, ta cần lấy thời gian đến bến B trừ đi thời gian xuất phát. Sau đó, ta trừ thêm thời gian nghỉ dọc đường (nếu có).

Thời gian xuất phát từ bến sông A là 6 giờ 40 phút. Thời gian đến bến sông B là 9 giờ 15 phút. Thời gian nghỉ dọc đường là 20 phút. Theo đó:

Tổng số thời gian ca nô đi từ A đến B và cả thời gian nghỉ hết số thời gian là: 9 giờ 15 phút − 6 giờ 40phút = 2 giờ 35 phút

Nếu không tính thời gian nghỉ thì thời gian ca nô đi từ A đến B hết: 2 giờ 35 phút − 20 phút = 2 giờ 15 phút .

Như vậy ca nô đi từ A đến B đến 2 giờ 15 phút.

Bài tập 2: Một người thợ bắt đầu làm việc lúc 7 giờ 30 phút và kết thúc lúc 12 giờ 15 phút. Trong thời gian đó, người đó đã hoàn thành 3 dụng cụ. Hãy tính thời gian mà người thợ sẽ mất để hoàn thành 5 dụng cụ bằng cách áp dụng các công thức tính toán có liên quan về thời gian.

Lời giải:

Để tính thời gian làm 5 dụng cụ, ta cần xác định thời gian mà người thợ mất để làm một dụng cụ và nhân số lượng dụng cụ cần làm lên. Theo đó:

Để làm xong 3 dụng cụ số thời gian người thợ đã sử dụng ta lấy giờ kết thúc - giờ bắt đầu.

Suy ra, thời gian người thợ làm 3 dụng cụ là: 12 giờ 15 phút − 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút

Để làm xong 1 dụng cụ người thợ cần sử dụng số thời gian bằng cách tổng số thời gian làm xong 3 dụng cụ: 3.

Suy ra, thời gian để người thợ làm xong một dụng cụ là: 4 giờ 45 phút : 3 = 1 giờ 35 phút

Để biết được thời gian làm 5 dụng cụ hết bao nhiêu thì ta sử dụng phép tính nhân: lấy thời gian làm một dụng cụ x 5.

Suy ra, thời gian người thợ làm xong 5 dụng cụ là: 1 giờ 35 phút × 5 = 5 giờ 175 phút = 7 giờ 55 phút (vì 175 phút = 2 giờ 55 phút)

Như vậy, thời gian người thợ cần sử dụng để làm 5 dụng cụ là hết 7 giờ 55 phút.

Bài tập 3: Một ô tô xuất phát từ tỉnh A lúc 7 giờ 40 phút và đến tỉnh B lúc 10 giờ 4 phút với vận tốc 45 km/giờ. Sau đó, ô tô nghỉ 45 phút ở tỉnh B để lấy hàng và sẽ quay trở về tỉnh A. Vận tốc của ô tô khi quay về tỉnh A là 48 km/giờ. Chúng ta cần tìm thời gian mà ô tô trở về tỉnh A.

Lời giải: 

Để tìm thời gian trở về, ta cần tính thời gian ô tô đã mất để đi từ tỉnh A đến tỉnh B, thời gian nghỉ ở tỉnh B và thời gian ô tô đi từ tỉnh B về tỉnh A.

Thời gian ô tô đi từ A đến B được tính như sau: 10 giờ 4 phút − 7 giờ 40 phút = 2 giờ 24 phút

Ta quy đổi thời gian: 2 giờ 24 phút = 2,4 giờ

Như vậy, quãng đường AB dài số km là: 45 × 2,4 = 108 km

Do nghỉ ở tỉnh B lấy hàng nên ô tô bắt đầu đi từ B về A lúc: 10 giờ 4 phút + 45 phút = 10 giờ 49 phút

Số thời gian ô tô đi từ B về A là: 108 : 48 = 2,25 giờ

Ta quy đổi thời gian: 2,25 giờ = 2 giờ 15 phút

Suy ra, thời gian ô tô về đến A sẽ được tính bằng tổng thời gian xe ô tô xuất phát về A và số thời gian di chuyển của xe ô tô từ B về A: 10 giờ 49 phút + 2 giờ 15 phút = 12 giờ 64 phút

Quy đổi thời gian: 12 giờ 64 phút = 13 giờ 4 phút

Như vậy, đáp án chính xác về thời gian ô tô trở về A là 13 giờ 4 phút.

Bài tập 4: Vận dụng các phép tính và kiến thức về thời gian để trả lời các câu hỏi sau:

a) 5/6 ngày bằng bao nhiêu giờ?

b) 3/4 giờ bằng bao nhiêu phút?

c) 3 giờ 7 phút bằng bao nhiêu phút?

d) 3,6 giờ bằng bao nhiêu phút?

e) 480 phút bằng bao giờ?

f) 7200 giây bằng bao nhiêu phút? bao nhiêu giờ

Lời giải: Kiến thức cơ bản cần nhớ 1 ngày = 24 giờ; 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây

a) 5/6 ngày = 20 giờ

b) 3/4 giờ = 45 phút

c) 3 giờ 7 phút = 60 phút x 3 + 7 = 180 phút + 7 phút = 187 phút

d) 03,6 giờ = 60 phút x 3,6 = 216 phút.

e) 480 phút : 60 = 8 giờ 7200 giây : 60 = 120 phút      

f) 7200 giây : 3600 = 2 giờ (1 giờ = 3600 giây).

Để có thêm những chia sẻ khác liên quan đến chủ đề toán học này bạn có thể xem thêm bài viết Toán lớp 5 trang 143 Luyện tập thời gian có đáp án chi tiết của Luật Minh Khuê

Trên đây là những thông tin mà Luật Minh Khuê muốn chia sẻ tới các bạn, hy vọng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn, chúc các bạn học sinh có một kỳ học hiệu quả và đạt thành tích cao. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào hay cần hỗ trợ bạn có thể liên hệ tới tổng đài 19006162 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn trực tiếp. Xem thêm: Bài tập Toán lớp 5 bài 122: Bảng đơn vị đo thời gian. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi! Trân trọng!