1. Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong cơ quan nhà nước. Kỷ luật có thể mang tính pháp lý hoặc không mang tính pháp lý. Đối với các tổ chức ngoài nhà nước thì kỷ luật ở đây chỉ là những quy định cho các thành viên trong tổ chức, buộc họ phải thực hiện theo. Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ chức đó quy định, không mang tính pháp lý. Đối với các cơ quan nhà nước thì kỷ luật là khuôn mẫu nhất định buộc các cán bộ, công chức, viên chức phải làm theo nếu không thực hiện theo các quy tắc đó sẽ bị xử lý kỷ luật và việc xử lý kỷ luật này sẽ mang tính pháp lý.

Kỷ luật được tạo nên trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của đất nước và mang tính bắt buộc khi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề, tổ chức đều có những quy định riêng về kỷ luật. 

 

2. Các hình thức kỷ luật đối với giáo viên

Theo quy định tại Điều 52 Luật Viên chức 2010 về các hình thức kỷ luật thì nếu Giáo viên (viên chức) vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.

Giáo viên bị kỷ luật bằng một trong các hình thức trên thì sẽ còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. Hình thức kỷ luật chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý và quyết định kỷ luật sẽ được lưu vào hồ sơ viên chức.

Ngoài ra, hình thức kỷ luật cách chức đối với giáo viên còn được quy định:

- Khi giáo viên không hoàn thành nghĩa vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;

- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để bổ nhiệm chức vụ;

- Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

- Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thưc hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Và giáo viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau:

- Bị phạt tù mà không đươc hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

- Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

- Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch;

- Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

 

3. Thẩm quyền của Hiệu trưởng trong việc quản lý giáo viên

3.1. Thẩm quyền của hiệu trưởng trường mầm non

- Xây dựng quy hoạt phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Quản lý và sử dungjc ó hiệu quả các nguồn tài chính, tài snar của nhà trường, nhà trẻ;

- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

 

3.2. Thẩm quyền của hiệu trưởng trường tiểu học

Theo quy định tại Điều 11 thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền cũng như nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học:

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học; giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục, xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục, thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng;

- Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỷ luật, khen thưởng học sinh, phê duyệt kết quả đnahs giá học sinh; danh sách học sinh lên lớp, lưu ban, tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn, tự học, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý;

- Quản lý hành chính, quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định;

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò cuarnhaf trường đối với cộng đồng xã hội;

- Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường theo quy định của pháp luật.

 

3.3. Thẩm quyền của hiệu trưởng Trường trung học cơ sở, trường trung học Phổ thông

- Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định;

- thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng trường;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hoouj đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức, xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình học và quyết định khen thưởng, ký luật học sinh;

- Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước đối với giao viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thwucj hiện công khai đối với nhà trường;

- Được đào tạo nâng cao trình độ; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

 

4. Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?

4.1. Đối với trường tiểu học

Theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì Hiệu trưởng trường tiểu học có quyền thành lập Hội đồng kỷ luật. Trong đó hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc.

Việc xét kỷ luật đối với giáo viên thuộc thẩm quyền của hội đồng kỷ luật, hiệu trưởng có thẩm quyền thành lập hội đồng kỷ luật chứ không có quyền tự xét kỷ luật đối với giáo viên.

 

4.2. Đối với trường trung học , phổ thông

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định thì hiệu trưởng có quyền thực hiện kỷ luật đối với giáo viên theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng các trường phổ thông có quyền kỷ luật đối với giáo viên.

Tuy nhiên, việc kỷ luật, hình thức kỷ luật phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về kỷ luật viên chức tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung về vấn đề Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi nào liên quan đến nội dung trên thì hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp.