Mục lục bài viết
- 1. Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm định chỉ chấp hành hình phạt tù
- 1.1 Trình tự, thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù
- 1.2 Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
- 2. Bản chất, nội dung của hình phạt cải tạo không giam giữ:
- 2.1 Nội dung của hình phạt cải tạo không giam giữ:
- 2.2 Mục đích của việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ:
NỘI DUNG TƯ VẤN:
1. Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm định chỉ chấp hành hình phạt tù
1.1 Trình tự, thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù
Hoãn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 261 BLTTHS. Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc Toà án bằng quyết định cho phép người bị kết án tù, mặc dù bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, chưa phải đi chấp hành hình phạt khi có căn cứ do pháp luật quy định. Hoãn chấp hành hình phạt tù chỉ có tính chất tạm thời, không giải phóng người bị kết án phạt tù khỏi việc phải chấp hành hình phạt tại trại giam, đồng thời chỉ có thể áp dụng đối với những người được quy định tại khoản 1 Điều 61 BLHS, bao gồm:
- “Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khoẻ được hồi phục
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
- Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 1 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác lằ tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
- Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 1 năm."
Theo Điều 261 BLTTHS thì đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp hoặc người bị kết án cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong trưòng hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 BLHS. Chậm nhất là 7 ngày, trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan Công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù.
Nếu quá thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù có thời hạn. cần lưu ý rằng, Theo Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30/6/1993 của Toà án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp thì: “Người bị kết án bị bệnh nặng là người bị kết án ốm đau tới mức không thể đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù được, việc đi chấp hành hình phạt tù hoặc tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của họ và cần thiết phải cho họ được hoãn hoặc tạm ẩình chỉ chấp hành hình phạt tù để có điều kiện chữa bệnh (như bệnh ung thư, bệnh bại liệt, bệnh lao nặng (ị.)”. Thông tư này cũng quy định: “Toà án chỉ xem xét để quyết định cho người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù khi có kết luận của giám định y khoa”. Kết luận của giám định y khoa còn là căn cứ để cho Toà án xem xét có cho người bị kết án được tiếp tục hoãn thi hành hình phạt tù hay không. Khi quyết định cho hoãn, Toà án phải giao người được hoãn thi hành hình phạt tù cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi' họ cư trú hoặc làm việc, phải theo dõi bệnh trạng, sức khoẻ của họ đế xem xét việc thi hành hình phạt khi có, thời hạn.
1.2 Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 262 BLTTHS là việc Toà án cho người đang chấp hành hình phạt tù thuộc các trường hợp do pháp luật quy định được tạm dừng việc chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định.
Theo quy định tại Điều 262 BLTTHS, Điều 17 Pháp lệnh thi hành án phạt tù và Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30/6/1993 của Toà án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp, thì người bị kết án được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt phải là người đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 và Điều 62 BLHS, hoặc đang chấp hành hình phạt nhưng bản án hoặc quyết định đối với họ bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người kháng nghị đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định phạt tù đó.
Theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giấm thị trại giam, nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù, có thể cho người đó được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho đến khi sức khoẻ được hồi phục. Cũng theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam, nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án có thể cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 BLHS. Đó là: phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; người bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công tác cần được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt.
Chậm nhất là 7 ngày trưóc khi hết hạn tạm đình chỉ, Chánh án Toà án đã cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án đối với phần hình phạt còn lại và phải gửi ngay quyết định đó cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ và người bị kết án.
Việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải do người đã kháng nghị hoặc Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định. Người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc. Họ không được tự ý đi nơi khác nếu không được phép của chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức quản lý họ.
Nếu trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Toà án đã cho tạm đình chỉ huỷ bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ đi chấp hành hình phạt tù. Quyết định phải được gửi ngay cho cơ quan Công an cùng cấp nơi Toà án đã ra quyết định. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan Công an phải tổ chức bắt, áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù tại trại giam.
Như vậy, so với hoãn chấp hành hình phạt tù thì tạm đình chỉ thi hành án phạt tù khác ở điểm cơ bản nhất là việc ra quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù bắt buộc phải dựa trên đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam. Toà án không tự mình quyết định việc tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù có thời hạn.
2. Bản chất, nội dung của hình phạt cải tạo không giam giữ:
2.1 Nội dung của hình phạt cải tạo không giam giữ:
Hình phạt cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt chính trong hệ thống hình phạt được quy định trong BLHS. Xét về tính chất nghiêm khắc, hình phạt cải tạo không giam giữ nghiêm khắc hơn hình phạt cảnh cáo và phạt tiền nhưng ít nghiêm khắc hơn hình phạt tù có thờỉ hạn. Đặc trưng của loại chế tài này là thực hiện hoạt động giáo dục người bị kết án ngay trong môi trường sống và làm việc bình thường của họ. Xuất phát từ đặc trưng đó loại hình phạt này chỉ có thể áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhất định cho thấy người phạm tội có thể được giáo dục trong chính môi trường sống bình thường với sự giúp đỡ của cơ quan tổ chức và gia đình. Việc áp dụng hình phạt này cũng đồng thời đòi hỏi người phạm tội phải có những điều kiện liên quan đến nơi làm việc nhất định hoặc nơi thường trú để đảm bảo có được sự giám sát, giáo dục của các cơ quan, tổ chức và gia đình. Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 31 BLHS: “cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội”.
2.2 Mục đích của việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ:
Mục đích của việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ (người bị kết án) lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú và gia đình người đó.
Việc lựa chọn biện pháp giáo dục không cách ly người bị kết án mà giáo dục họ ngay trong chính môi trường sống và làm việc bình thường của họ không chỉ đòi hỏi sự chấp hành hình phạt của bản thân người bị kết. án mà còn cần có vai trò quan trọng của các chủ thể khác là cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình người đó. Mặt khác, việc thi hành loại hình phạt này còn cần thiết phải tạo ra một môi trường giáo dục nghiêm khắc phù hợp để người bị kết án chứng tỏ sự tự giáo dục của bản thân, tránh hiện tượng người phạm tội sau khi bị kết án được trả lại ngay trong môi trường xã hội bình thường mà không tiếp nhận được sự giáo dục cần thiết.
So với chấp hành hình phạt tù, việc chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tạo cho người bị kết án nhiều lợi thế, trong đó đáng kể nhất là họ nhận được sự giúp đỡ giáo dục của những chủ thể thân thuộc, gần gũi trong cuộc sống bình thường của họ như cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi họ làm việc, cơ sở giáo dục, đào tạo nơi họ học tập, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi họ cư trú và gia đình của họ. Bên cạnh đó, người bị kết án cũng không phải khó khăn do việc phải thích nghi với môi trường mới và sau đó lại phải tái hoà nhập môi trường cũ như những khó khăn mà người bị kết án tù gặp phải. Vì vậy, việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ nếu được thực hiện nghiêm túc với một cơ chế giám sát, giáo dục chặt chẽ thì hoàn toàn có thể đạt được mục đích giáo dực người phạm tội. Ngược lại, cũng cần khẳng định rằng nếu không có chế độ thi hành phù hợp, người bị kết án không tự giâc chấp hành án, các cơ quan thi hành không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình thì có thể dẫn đến tình trạng người bị kết án “bị thả nổi” trong chính môi trường mà họ đã thực hiện hành vi phạm tội và việc áp dụng loại hình phạt này chỉ còn là hoạt động mang tính hình thức.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê