1. John Crell: Hướng đến sự tổng hợp

Johannes Crellius (tiếng Ba Lan: Jan Crell , tiếng Anh: John Crell ; ngày 26 tháng 7 năm 1590 tại Hellmitzheim - 11 tháng 6 năm 1633 tại Raków ) là một nhà thần học người Ba Lan và Đức.

Trong suốt thời Trung cổ, thảo luận thuyết giá trị luôn luôn để quan niệm khái quát hóa về lao động đấu tranh với thuyết nhu cầu, sao cho chúng luôn cọ xát với nhau. Trong những tình huống này người ta nghĩ rằng sự tổng hợp sắp xảy ra, nhưng truyền thông triết học Kinh viện đều dừng lại trừ phi những gì ngày nay chúng ta gọi là “tổng hợp Tân cổ Điển”. Hơn những người khác, John Crell (1590-k. 1633) đã mang thuyết giá trị gần đến sự tổng hợp ngày nay chúng ta quen thuộc, là một nhà thần học rất tháo vát thuộc giáo phái Đức, ông có khả năng hiểu biết sâu sắc từ việc kết hợp Buridan và Gerald Adonis, một nhà triết học Kinh viện khác. Sau cùng một thầy tu người Pháp dòng Francisco, phát triển truyền thống của riêng mình trong thuyết trao đổi.

2. Hướng đến sự tổng hợp của Odonis

Odonis kế thừa một mô hình thị trường vượt qua thánh Thomas và mang dấu ấn của Henry xứ Friemar. Truyền thống Francisco tập trung vào raritas, qua đó muốn ám chỉ sự khan hiếm đối mặt với nhu cầu (trái ngược với indigentia của Henry, nhu cầu đối mặt với sự khan hiếm).

Tiếp cận của Odonis đặc biệt phủ nhận thuyết số lượng lao động giá trị giản đơn và tập trung vào sự khan hiếm và chất lượng kỹ năng sáng tạo của con người. Điều này khiến cho thuyết sai biệt tiền lương của ông thừa nhận tính hiệu quả tương đối của kỹ năng khác nhau và phí tổn liên quan khi đạt đến những kỹ năng này. Đây là bước quan trọng trên đường thừa nhận sau cùng tính chất lao động tổng hợp và thuyết nhu cầu giá trị. Thuyết của Odonis có thể giải thích tại sao một kiến trúc sư lại có thu nhập cao hơn người đẽo đá, điều này rút ra suy luận rằng lao động khan hiếm đòi hỏi giá sản phẩm cao hơn thông qua sự khan hiếm sản phẩm. Sự tổng hợp đầy đủ đòi hỏi một bước bổ sung: sự thừa nhận mỗi loại lao động luôn đến một mức độ khan hiếm nhất định, vì thế mang lại một sản phẩm khan hiếm. Chính bằng cách này mà lao động phục vụ như một tác nhân điều tiết giá trị. Suy luận này còn lâu mới đến bởi lẽ không phải do Buridan tiến hành vì suy luận đòi hỏi phải có sự phối hợp khả năng hiểu biết của chính ông với khả năng hiểu biết của Odonis, nhưng ông vẫn chưa soạn trong khi Buridan đang viết bài bình luận. May mắn cho các nhà kinh tế học, Crell sinh ra vào thế kỷ sau, thế kỷ tạo cơ hội cho một nhà tư tưởng tháo vát kết hợp cả hai thành một.

3. Khi nào thì vấn đề giá trị được giải quyết triệt để?

Lịch sử cho chúng ta biết rằng vấn đề giá trị không được giải quyết triệt để cho đến khi các nhà kinh tế học hiểu ra rằng thuyết phí tổn và thuyết nhu cầu đơn thuần là các thành phần của một nguyên lý đơn giản. Nguyên lý đơn giản ấy tựa trên hai chân. Chân thứ nhất cho rằng lao động là tác nhân điều tiết giá trị nếu được sử dụng với vật gì đó hữu ích. Chân thứ hai cho rằng tất cả lao động luôn luôn (đến mức độ nhất định) khan hiếm. Nhu cầu và phí tổn phải sử dụng phép loại suy tài tình của Alfred Marshall nhưng cũng là hai lưỡi của cùng một chiếc kéo. Thế nhưng phải mất rất lâu mới có thể phân tích kinh tế chi tiết hơn. Trớ trêu thay, trong thế kỷ 17 và 18 chính những nhà kinh tế học có năng lực Ý và Pháp lại có hai thuyết song hành riêng biệt, với sự khan hiếm và tính hiệu dụng khiến việc giải thích thêm khó khăn. Truyền thông cổ điển Anh có phần nào thoát khỏi tuyến đường phí tổn đơn điệu và không mang lại sự hợp nhất, cho dù quan điểm cho rằng lao động điều tiết giá trị sản phẩm thông qua sự khan hiếm, có chứng cứ rất rõ trong công trình của Senior. Trong nước Pháp thế kỷ 19, có sự bùng phát thiên tài, nhưng điều này không được phản ánh đầy đủ trong thuyết kinh tế sau một thời gian gián đoạn đến gần ba thập niên.

Điều thú vị nhất xuất hiện từ nghiên cứu gần đây về kinh tế học triết học Kinh viện là sự liên tục đáng chú ý của truyền thống Aristotle qua nhiều năm. Các nhà kinh tế học triết học Kinh viện đều hoàn hảo trong truyền thống này, một thực tế không may mắn dùng để gièm pha sự đóng góp ban đầu của họ. Nhưng lần lượt từng người một, họ đặt các viên gạch rồi trét vữa trên tòa lâu đài thuyết giá trị dựng lên sau này.

4. Học thuyết cho vay nặng lãi

Trong chừng mực liên quan với giá trị của tiền tệ, thuyết tiền lãi đơn thuần được xem là tập hợp con của thuyết giá trị chung. Nhưng vào thời Trung Cổ, một vài đề tài gợi ra nhiều tranh luận như điều kiện cho phép tiền lãi. Vả lại, giáo hội có vị trí chính thức đối với vấn đề này.

Mặc dù quan niệm cho rằng tiền lãi, hay “lợi nhuận”, lấy từ tiền cho vay là xấu, có thể tìm thấy trong kinh Cựu Ước (Deuteronomy 13:20), song Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã trong học thuyết chính thức không huấn thị phản đối phần cho vay nặng lãi, mãi cho đến thế kỷ 4 sau CN, khi Hội đồng Nicea cấm đoán thông lệ này trong số các giáo sĩ. Trong vương triều Charlemagne, việc cấm đoán mở rộng đến mọi tín đồ Cơ Đốc, cho vay nặng lãi được định nghĩa như sự giao dịch “nơi hỏi nhiều hơn cho”. Thông lệ sau đó khiến việc cấm đoán trở thành sự cấm chỉ hoàn toàn, trong nhiều thế kỷ luật cho vay nặng lãi vẫn phổ biến và được sự ủng hộ chính thức. Trong thời Trung cổ, cho vay nặng lãi và học thuyết “giá công bằng” là những đề tài kinh tế chính ở các nhà triết học Kinh viện.

5. Nguồn gốc của từ "usury"

Từ “usury” bắt nguồn từ tiếng Latin, usura, có nghĩa là cho vay nặng lãi, có nghĩa là thanh toán cho việc sử dụng tiền trong một giao dịch mà kết quả là phải sinh lời (nghĩa là lợi nhuận ròng) dành cho người cho vay, trong khi từ “tiền lãi” (tiếng Latin là interesse) có nghĩa là sự “tổn thất” được luật dân sự và giáo hội thừa nhận là sự bồi hoàn cho tổn thất hay chi phí. Tiền lãi thường được xem là phần đền bù cho sự hoàn trả chậm trễ hay cho việc làm mất lợi nhuận ở người cho vay, vì anh ta không thể sử dụng đồng vốn của mình vào một số cách sử dụng chọn lọc khác trong thời hạn cho vay. Mạo hiểm nói chung không được xem là sự biện minh cho tiền lãi, vì khoản cho vay thường được bảo đảm bằng mấy lần giá trị tiền vay. Vì thế, việc ngăn cấm cho vay nặng lãi không có chủ ý kiềm chế lợi nhuận cao trong kinh doanh mạo hiểm. Chẳng hạn, societas (quan hệ đối tác) được thừa nhận là hình thức tổ chức thương mại từ thời La Mã. Mục tiêu lợi nhuận của tổ chức được chính thức công nhận, và tiền lãi từ buôn bán được xem là tiền kiếm được đối với nỗ lực và mạo hiểm. Census là một loại công cụ tài chính ban đầu kết hợp các yếu tố" của sự cầm cố và tiền góp năm. Theo các điều khoản của hợp đồng, người đi vay phải chịu “nghĩa vụ trả tiền lời hàng năm từ tài sản sinh lợi” thường là đất đai. Bằng tính chất của mình, census không được xem là cho vay nặng lãi.

Ngoài ra, tiền ký quỹ trong ngân hàng trở thành một dạng đầu tư vào thế kỷ 13. Chủ ngân hàng thương mại quan tâm đến tiền ký quỹ. Vào đầu thế kỷ 12, hối phiếu kết hợp ngoại hối với tín dụng, mặc dù tiền lãi thường được che đậy với hối suất cao. Nói cách khác, trong thời Trung cổ, học thuyết của giáo hội về cho vay nặng lãi tồn tại cùng với các hình thức lấy lãi hợp pháp giúp thúc đẩy một tiêu chuẩn kép ngày càng mang tính độc đoán qua thời gian, do đó tạo ra cơ hội cho sự bóc lột của những người làm ra luật.

6. Học thuyết kinh tế thời Trung cổ thường đi đến mâu thuẫn với thông lệ kinh tế Trung cổ

Trong nhiều năm, học thuyết kinh tế thời Trung cổ thường đi đến mâu thuẫn với thông lệ kinh tế Trung cổ. Mãi đến thế kỷ 13, dấy lên sự lên án cho vay nặng lãi của giáo hội đi kèm với những ngăn cấm dân sự thay đổi rất khác biệt từ quốc gia này đến quốc gia khác. Tuy nhiên bất kể sự cấm đoán rộng khắp, nhưng nạn cho vay nặng lãi hoàn toàn không hề bị trừ tiệt ở phần lớn châu Âu, cũng như trong bất kỳ khoảng thời gian quan trọng nào. Chủ hiệu cầm đồ chuyên nghiệp đôi lúc hoạt động lén lút có lẽ luôn tồn tại ở châu Âu thời Trung cổ. Thực ra, nơi họ hoạt động công khai, họ đều được nhà nước cấp giấy phép, và nhận phí cấp giấy phép.

Vì lập luận của giáo hội bênh vực cho vay nặng lãi ít có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế học hiện đại, chủ đề chung thường được xem là ngõ cụt phân tích. Khuyết điểm chính của những phân tích của triết học Kinh viện là việc xem nhẹ sức sản xuất như một tài nguyên kinh tế của tiền tệ và việc không công nhận giá trị thời gian của tiền tệ. Một số sử gia quy tội học thuyết giáo hội về việc làm chậm sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản bằng cách trấn áp sự phát triển thị trường tín dụng. Nhưng mãi cho đến thời gian gần đây, ít có nghiên cứu theo hướng giải thích những tính bất thường giữa học thuyết giáo hội và chính sách giáo hội về đề tài này.

Trong nỗ lực phá vỡ kiểu thờ ơ này, Robert Ekelund, Robert Hebert, và Robert Tolliso tiếp cận đề tài bằng cách phân tích hành vi của giáo hội thời Trung cổ trên cơ sở vị trí “độc quyền” của nó trong số các định chế tôn giáo. Họ kết luận rằng chính sự quan tâm của giáo hội trong việc sử dụng có chọn lọc học thuyết cho vay nặng lãi để duy trì chi phí ngân quỹ của mình ở mức thấp, ngăn chặn sự ra đời của các “công ty” cạnh tranh, và mặt khác bảo vệ thế độc quyền. Vì thế, trong phân tích sau cùng, sự biến mất của học thuyết cho vay nặng lãi về cơ bản đã có tác động làm tăng tính cạnh tranh của học thuyết ở thời Cải cách Tin lành tiếp theo sau hơn là niềm tin có hệ thống vào sự yếu kém của các giả thiết nền tảng.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)