1. Dàn ý kể về một ngày hội mà em biết

Mở bài:

  • Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội mà em biết, em định kể
  • Ấn tượng của em về lễ hội đó

Thân bài: 

  • Giới thiệu về tên lễ hội đó (Lễ hội đền Hùng, hội Lim, hộ Chợ sông Hồng,...)
  • Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hằng năm vào tháng mấy, một năm tổ chức mấy lần hay mấy năm tổ chức 1 lần ....
  • Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, trên thuyền, trên sông...)
  • Các công việc chuẩn bị cho lễ hội: các tiết mục văn nghệ được người dân chuẩn bị như thế nào?; Chuẩn bị trang trí, tiến tình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, trang trí thuyền như thế nào....); chuẩn bị địa điểm tổ chức;...
  • Lễ hội mở đầu bằng hoạt động gì? 
  • Những hoạt động diễn ra như thế nào?

Kết bài: 

Cảm xúc của em khi được chứng kiến lễ hội diễn ra.

 

2. Kể về một ngày hội mà em biết - Mẫu 1

Thường niên vào ngày mùng 2 tháng 9 hàng năm, quê hương em sẽ tổ chức lễ hội đua thuyền để hưởng ứng chào mừng ngày độc lập của dân tộc. Để chuẩn bị cho ngày lễ lớn này, từ trước đó rất lâu mọi người đã hân hoan dọn dẹp ngõ nhỏ, xóm to, treo cờ đỏ sao vàng khắp nơi. Những thành viên tham gia hội đua thuyền tập luyện rất chăm chỉ. Họ tập trung rèn luyện cơ thể, kỹ thuật đánh nước và sửa chữa, trang trí lại thuyền. Sáng ngày hôm đó, từ sáng sớm mọi người đã tụ tập kín hai bên bờ sông, trống đánh dồn dập. Không chỉ người dân làng em mà còn có cả những người khách lạ từ phương xa ghé thăm. Tất cả đều hòa chung một nhịp hân hoan trước lễ hội đua thuyền này. Tiếng hò reo cổ vũ từ người xem rất đông, tiếng kèn tiếng trống đánh liên hồi, dồn dập theo nhịp, rồi cả tiếng nhịp đếm của người chèo chính, tiếng mái chèo đập mạnh xuống nước tạo nên một bầu không khí huyên náo, nhộn nhịp vô cùng. Chính nhờ lễ hội đua thuyền này, mà có rất nhiều người khách du lịch biết đến quê hương em, mọi người trong làng cũng có dịp nghỉ ngơi và trở nên đoàn kết, gần gũi với nhau hơn. Em cảm thấy rất tự hào về ngày hội truyền thống của quê hương mình. Em hy vọng nó sẽ giữ và lưu tuyền nhiều năm sau nữa.

 

3. Kể về một ngày hội mà em biết - Mẫu 2

Trong dịp Tết Nguyên Đán bố mẹ em có mang em đi xem những lễ hội ở các vùng ngoại thành. Em rất ấn tượng với lễ hội được tổ chức tại Đan Phượng đó là hội vật. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm để mừng Xuân, mừng Đảng và hun đúc tinh thần thượng tôn, thượng võ của người dân Đan Phượng. Không khí hội vật vô cùng đông vui, náo nhiệt. Một trận đấu vật thì sẽ gồm hai người tham gia. Hai người sẽ đeo hai đai màu vào lưng đó là đai xanh và đai đỏ tượng trưng cho hai đội. Hai đô vật đều là những người vô cùng khỏe mạnh, lực lưỡng họ bước ra trong tiếng trống thúc dồn dập. Khán giả hai bê hò reo, vỗ tay náo nhiệt. Hai đô vật cúi chào khán giả và cúi chào nhau. Sau khi làm lễ trong đền xong hai đô vật bước ra sân cát đứng đối diện nhau. Khi trọng tài tuýt còi và phất cờ ra hiệu trận đấu xin được phép bắt đầu, hai đôi tay chắc khỏe bắt đầu khua khua trước mặt đối phương. Đôi chân không ngừng giậm nhảy để tìm cách tiến lại gần đối thủ. Sau một hồi trống, đô vật thắt khăn xanh tóm được chân đô vật thắt khăn đỏ. Anh ghì chặt chân của đối đủ lại, một tay giữ vào vai. Khán giả hai bên vẫy cờ, hò reo không ngừng cổ vũ trận vật đẩy không khí trở lên căng thẳng. Thân hình hai đô vật lực lưỡng vô cùng, gương mặt họ nhễ nhại mồ hôi và hơi thở gấp gáp. Sau một hồi giằng co, một đô vật đã bị ngã xuống cát. Khán giả vỗ tay hò hét chúc mừng chiến thắng. Hai đô vật đứng dậy cúi chào nhau rồi trở về hai bên cánh gà. Hội vật đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Đan Phượng. Em hy vọng rằng người dân nơi đây sẽ lưu giữ được nét đẹp truyền thống này.

 

4. Kể về một ngày hội mà em biết - Mẫu 3

Cứ vào mùng 4 Tết hằng năm, làng em lại tổ chức lễ hội chọi trâu. Chọi trâu được tổ chức ở rất nhiều nơi, nhưng em ấn tượng nhất vẫn là quê hương em. Chọi trâu từ lâu đã trở thành một lễ hội độc đáo và truyền thống của người dân tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Lễ hội này không chỉ liên quan đến tập tục thờ cúng và hiến tế cho Thần Nước đây là quan niệm từ thời xa xưa mà nó còn thể hiện tinh thần dũng cảm, hào hiệp và luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách của người dân thành phố cảng Hải Phòng. Lễ hội thường được tổ chức hàng năm, chuawn năm nào em thấy không tổ chức. Năm ngoái vì dịch bệnh người ta hạn chế khách vào xem nhưng vẫn tổ chức lễ hội. Tuy nhiên để chuẩn bị cho lễ hội sẽ mất rất nhiều thời gian, quan khách phải mất hàng năm trời để chọn những con trâu giống tốt. Từ khâu chọn trâu phải chuẩn xác, nuôi và huấn luyện trâu tất cả đều yêu cầu sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng. Ví dụ, việc chọn trâu chiến yêu cầu sự tỉ mỉ cao khi chúng phải đáp ứng hàng loạt các yêu cầu: trong đó ít nhất 4 đến 5 tuổi, trâu ngực phải rộng, sừng trâu hình cánh cung, đùi săn chắc và đuôi dài. Đồng thời những con trâu này phải được tách khỏi những con trâu nuôi thông thường và đặc biệt hơn thế nữa lễ hội chọi trâu được chuyển hóa từ niềm tin của người dân địa phương quê em. Lễ hội chọi trâu chính là hoạt động ưa thích của thần bảo hộ của quê em, chính vì vậy người dân quê em luôn duy trì lễ hội này hằng năm để đem đến những chuyến đi an toàn, mùa màng thuận lợi cũng như những con người khỏe mạnh và giàu có, lễ hội mang nét đẹp của sự phồn vinh và hạnh phúc.

 

5. Kể về một ngày hội mà em biết - Mẫu 4

Lễ hội đua thuyền bắt nguồn từ Campuchia và nó đã trở thành một lễ hội điển hình thể hiện tinh thần của dân tộc Việt Nam ta. Tôi đã một lần được chứng kiến một lễ hội đua thuyền rất là đặc biệt. Lễ hội được tổ chức trong khuôn viên của trường học tôi, nó chỉ là một cái hồ nhỏ. Những chiếc thuyền rồng được làm bằng gỗ, được trang trí và khắc hình họa rất đẹp. Có màu vàng, màu đỏ, màu xanh tùy vào màu của các đội được chia thành. Người chèo chính của thuyền phải có một cánh tay chắc khỏe. Những thành viên trong đội mặc những bộ quần áo đặc biệt nổi bật trong đám đông. Khi cờ ra hiệu, tiếng còi vang lên thì các đội đua sẽ bắt đầu. Sau hồi còi những cánh tay mạnh mẽ bắt đầu chèo lấy chèo để đẩy thuyền về phía trước. Các con thuyền trượt về phía trước một cách nhanh chóng. Cuộc đua trở nên vô cùng căng thẳng bởi các đội đều ra sức chèo và ngang hàng với nhau. Nhưng trong cuộc thi thì chỉ có một đội thắng cuộc, cuối cùng đội đỏ đã về đích trước và họ đã thắng. Sau đó, họ đều mỉm cười bởi đây chỉ là một trò chơi, họ ôm nhau để động viên và cổ vũ cho nhau, cảm ơn vì ai nấy cũng đều đã cố gắng hết mình. Đua thuyền cần tinh thần của đồng đội vô cùng cao, tất cả các thành viên trong đội đã nỗ lực hết mình. Lễ hội đua thuyền không chỉ giải trí, mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc cho mỗi người chúng ta. Em cảm thấy nét đẹp văn hóa này cần được lưu giữ. Em rất vui vì đã được chứng kiến một lễ hội đua thuyền hấp dẫn như vậy.

Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Minh Khuê với nội dung Kể về một ngày hội mà em biết chọn lọc hay nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!